top of page
Writer's pictureChuyên Âm Thanh

[13+] cách hát: cao giọng, đúng nhạc, đúng tone,… như ca sĩ

Updated: Nov 21, 2020


Trong bài viết này, các kỹ sư âm thanh, ca sĩ của Lạc Việt audio sẽ giới thiệu đến bạn tổng hợp tất cả 13 phương pháp giúp các bạn có thể tự tin thể hiện bài hát khi đi hát karaoke dù ở nhà hay ở quán sẽ vẫn luôn luôn tự tin với bản thân mình. Bài viết sẽ tổng hợp tất cả các cách hát bạn sẽ cần như: cách hát cao giọng, cách hát giọng rung, giọng pha, giọng mũi, giọng gió đặc biệt là các cách hát những nốt cao mà không bị đuối, các bạn cùng tìm hiểu chi tiết bài viết dưới này, để tìm được cách hát mà bạn muốn nhé, vì bài viết chất lượng nên sẽ hơi dài 1 chút. Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé:

Bài viết nên tham khảo loa treo tường

Cách hát bắt mic

Mic hát có bắt hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đầu tiên phải kể đến đó là chất lượng của dàn karaoke mà bạn đang hát, đặc biệt trực tiếp chính là chiếc micro của bạn. Nếu chiếc micro là loại tốt, độ nhạy cao và khả năng thu âm cao thì bạn hát cũng bắt mic rất nhiều rồi tuy nhiên sẽ vẫn có những kỹ thuật phụ trợ để giúp bạn biết cách hát bắt mic hơn, cát hát bắt mic chính là cơ sở chính để đi đến các kỹ thuật tiếp theo:

đàm vĩnh hưng chỉ cách hát bắt micro đơn giản

đàm vĩnh hưng chỉ cách hát bắt micro đơn giản


1.Tư thế cầm mic

Điểm cầm mic thuận lợi  để hát nhất là cầm ở giữa mic. Không quá gần chân mic vì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến đường truyền đến dàn âm thanh, vì phần anten của micro thường nằm ở phía dưới cùng của mic. Và cũng không quá gần đầu mic làm nhiễu loạn, cản trở bởi tay bạn khi đi vào đến âm thanh đi vào.

2.Khoảng cách từ miệng đến mic

Cách hát bắt mic là để micro cách miệng từ 2.5 - 3cm

Cách hát bắt mic là để micro cách miệng từ 2.5 – 3cm


Khoảng cách hợp lý nhất rơi trong khoảng từ 2,5-3cm, đôi khi cũng tùy vào lực hát và tùy vào loại micro. Khi âm lượng hát quá to điều bạn cần làm là hãy cho mic ra xa hơn một chút.Việc này giúp âm thanh sẽ “mềm” và đỡ hú hơn. Và ngược lại. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lực hát và khoảng cách bạn có thể tạo ra hiệu ứng mong muốn. Sẽ có nhiều người không biết yêu cầu micro phải cách xa đến 10 – 15 cm thì bạn nên giải thích rằng không có micro nào như vậy vì nếu thu âm nhạy như vậy thì tiếng sẽ bị ồn. Đây là một yếu tốt rất quan trọng của cách hát bắt mic.

3.Trong biểu diễn

Cách hát bắt mic rất khó thực hiện khi biểu diễn vì không tránh khỏi việc bạn sẽ di chuyển khi biểu diễn trên sân khấu. Một điều bạn nên lưu ý là bạn không nên thay đổi quá nhiều về tư thế và khoảng cách cầm mic nếu kỹ thuật bạn không vững, hãy cố gắng cố định. Hãy chú ý thật kĩ vấn đề này để màn trình diễn được tốt nhất nhé.

Cách hát Bolero hay

Hát bolero nói dễ thì cũng rất dễ vì đa phần nhạc bolero giai điệu nó cứ tà tà không lên cao cũng không xuống thấp quá, còn nói khó thì rất khó vì để hát bolero hay như ca sĩ thì bạn phải biết luyến láy, nhấp nhả, lấy hơi bụng, hát giọng rung… Tuy nhiên, chỉ cần bạn tập luyện kỹ 9 cách dưới đây thì chắc chắn khả năng hát bolero của bạn sẽ cải thiện rất nhiều. Dưới đây là hướng dẫn hát bolero hay:

Lấy hơi tốt

Thường thì, khi học hát,rất ít ai để ý đến phần hơi này cả, nhưng thực sự thì hơi thở rất cần thiết cho ca hát có thể nói nó quyết định đến 1/4 khả năng hát của bạn. Để học hát bolero ngọt ngào thì cực kì cần hơi hơn. Vì trong cách hát Bolero, câu chữ cần ngân dài và luyến láy rất nhiều, nếu không có một làn hơi ổn định thì không thể nào thực hiện được những cái luyến láy ngọt lịm.

Cách hát bolero hay là phải lấy hơi tốt

Cách hát bolero hay là phải lấy hơi tốt


Cách tập là các bạn hãy tập thói quen lấy hơi đầy, xả hết hơi trong phổi, hít thật sâu và nhả hết. Thói quen này sau khi đã hoàn thành thì đảm bảo học hát Bolero sẽ giảm đi phần khó khá là đáng kể đấy!

Lấy hơi trộm

Để hát bolero ngọt ngào thì phải dùng mẹo, mẹo ở đây là lấy trộm hơi. Mẹo lấy hơi trộm tốt nhất là bạn hãy tưởng tượng lúc mình ngáp, khi đó cổ họng và cả cơ thể đều hoạt động để hơi thuận lợi vào phổi nhất, vừa ngáp ngủ vừa lấy hơi nhanh, đó gọi là lấy hơi trộm.

Phát âm đúng chữ

Bolero là dòng nhạc yêu cầu cực kì cao trong chuyện nhã chữ và phát âm.  Vậy nên, để học hát Bolero hay, bạn phải tập phát âm sao cho chuẩn trước, có thể dưạ theo tiếng “Hà Nội” để phát âm theo.

Cùng với đó, học hát Bolero cần phải lưu ý về vấn đề hàm. Nếu muốn hát bolero được ngọt ngào  thì phải có một cái hàm thật mềm và dẻo, hãy tập hàm thật nhiều bạn nhé

Nghe nhiều bài hát bolero của các ca sĩ nổi tiếng

Học hát Bolero, tất nhiên phải nghe thật nhiều Bolero rồi, nhưng cách nghe ở đây là phải nghe thật nhiều một bài hát nhé.

Tập cao độ

Học hát bolero rất cần phần cảm âm tốt. Hãy sử dụng piano liên tục để bạn vừa nghe, vừa phát ra tiếng đúng, dần dần cảm âm của bạn sẽ cứng.

Tập hát đúng tone

tập hát đúng tone là điều vô cùng quan trọng để hát bolero hay

tập hát đúng tone là điều vô cùng quan trọng để hát bolero hay


Việc hát đúng tone nhạc vô cùng quan trọng. Tone nhạc là gì thì bạn nên đọc bài này, nó là kiến thức nền trước khi bạn muốn hát hay. Đúng tone nhạc sẽ giúp giai điệu bài hát hay hơn và người nghe không cảm thấy sượng.

Tập thể dục thường xuyên

Bạn nghĩ đây không phải là cách để hát bolerohay hơn? Thực ra khi có một sức khỏe tốt, bạn sẽ có một tinh thần tốt để hát Bolero. Thường thì Bolero là những bài khá chậm, nếu không có tinh thần và sức khỏe tốt người nghe sẽ rất dễ mất cảm xúc.

Không lên hát nốt quá cao nếu không đủ khả năng

Nếu lên quá cao sẽ khiến khan giọng, hư giọng. Và dần sẽ bạc giọng khi lên cao nhiều trong thời gian dài. Nếu bạn chưa bắt đầu với một khóa học thanh nhạc nào. Thì bạn cần phải có những cú né nốt cao đi để baỏ vệ cổ họng mình tốt nhất nhé!

Không để bản thân bị cảm cúm

Tình trạng cảm cúm rất bất lợi cho giọng hát. Nếu đang bị sổ mũi mà học hát bolero thì sẽ khá là khó khan đấy!

Trên đây là 9 cách giúp bạn tập luyện để có thể hát bolero hay và ngọt ngào hơn, bạn hãy tập thật nhiều, chắc chắn bạn sẽ có nhiều thay đổi trong giọng hát.

Cách hát giọng cao, nốt cao

Thường thì nhiều người vẫn nghĩ rằng hát giọng cao rất khó, thật sự thì đúng như vậy nhưng không phải công có cách giúp bạn hát giọng cao. Dưới dây là những cách hát giọng cao, nốt cao đã được Lạc Việt audio tổng hợp qua rất nhiều thời gian và nay xin giới thiệu đến các bạn:

Thư giãn cơ bắp, nghỉ ngơi

Muốn lên những nốt cao, quá trình hô hấp cần diễn ra thoải mái. Nếu không, sự căng cứng sẽ ảnh hưởng tới giọng hát. Hãy hít vào bình thường rồi thở ra. Giữ nhịp thở chậm rãi và đều đặn.

Chọn tư thế đúng

Việc chọn tư thế đúng sẽ giúp bạn hát nốt cao dễ hơn vì cổ họng bạn sẽ không bị chẹn.Bạn nên đứng khi hát vì khi đó bạn sẽ cảm thấy giọng hát hay hơn khi ngồi hoặc nằm do bạn lấy hơi được nhiều hơn. Không chỉ vậy, khi đứng thì giọng hát của bạn sẽ được vang hơn.

Tập phát âm

Để có giọng cao và khỏe để có thể biết cách hát nốt cao tốt thì mỗi ngày bạn hãy dành 1 – 2 phút để tập phát âm như a, i, e, o, u. Cách này vừa đơn giản lại vừa hiệu quả bất ngờ lắm đó, giúp bạn hát nốt cao, đặc biệt các nốt tầm La trưởng tốt hơn rất nhiều.

Mở rộng khuôn miệng

Việc bạn mở rộng khuôn miệng sẽ giúp bạn hát nốt cao rất dễ vì như vậy hơi sẽ ra hết trong thời gian ngắn hơn, đồng nghĩa lên được nốt cao hơn.. Cố gắng mở to khuôn miệng để hai hàm hơi tách nhau. Như vậy khi hát bạn sẽ có giọng to và khỏe hơn, lấy hơi cũng sẽ dễ hơn.

Mở rộng khuôn miệng là cách giúp hát giọng cao, nốt cao

Mở rộng khuôn miệng là cách giúp hát giọng cao, nốt cao


MẸO: Khi luyện tập mở rộng khuôn miệng, bạn hãy sử dụng lưỡi điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi chạm được vào hàm dưới.

Uốn lưỡi và vòm môi

Trước khi hát bạn hãy uốn lưỡi và vòm môi để giữ được hơi lâu hơn, thì cũng sẽ giúp cách hát giọng cao dễ dàng hơn cũng như giúp bạn kéo dài thời gian nghỉ được 1 – 2 giây để có thể sẵn sàng hát sang tiếp ngay phần khác. Có thế thì bạn mới không bị giật mình và có lợi thế về cao độ hơn khi tone của câu hát sau khác với tông ở câu trước.

uốn lưỡi và vòm môi sẽ giúp hát các nốt cao và cả nốt trầm dễ hơn rất nhiều

uốn lưỡi và vòm môi sẽ giúp hát các nốt cao và cả nốt trầm dễ hơn rất nhiều


Tập hít thở

Tập luyện hít thở sẽ giúp cho bạn có được giọng hát hay và khỏe hơn thêm vào đó giúp hát giọng cao dễ dàng hơn rất nhiều.

Việc tập hít thở sẽ giúp bạn giữ hơi được, kết hợp với hít hơi sâu sẽ giúp bạn tích được nhiều khí hơn, khi hát khẩu hình miệng mở to sẽ giúp hát những nốt cao dễ hơn, điều này đặc biệt thích hợp khi bạn muốn tìm hiểu phương pháp cách hát giọng cao cho nam.

Đừng gồng mình

Để hát những nốt cao tốt, bạn đừng quá gồng mình thì sẽ không lên được nốt cao đâu. Lúc này bạn sẽ bị lạc nhịp nốt thậm chí là sai tone dẫn đến sai cả bài hát và bài hát sẽ trở nên khó nghe hơn. Cách tốt nhất khi lên nốt cao tốt là bạn hãy lấy hơi thật sâu. Nếu trường hợp đã lấy hơi thật sâu mà không thể lên được nốt cao đó thì hãy chuyển biến phù hợp với giai điệu của bài hát, đôi khi mình phải chấp nhận việc hát cao giọng không thành công.

Luyện thanh

Luyện thanh là điều cực kỳ quan trọng để hát những nốt cao tốt, trước khi hát là rất cần thiết nhưng chỉ nên luyện một, hai lần để củng cố tone giọng mà thôi. Không nên luyện tập quá nhiều một lúc sẽ dẫn đến loãng, cần luyện tăng dần đều và có chừng mừng nếu không sẽ bị vỡ giọng, khàn tiếng và không thể hát hay được nữa.

Bắt chước

Một cách học hát nhanh đó là bắt chước người khác, đặc biệt bạn nên theo dõi video và bài hát của những người nổi tiếng hát như ca sĩ Quang Lê, Lệ Quyên. Trước khi tập hát bài nào đó, đặc biệt là hát trên sân khấu, bạn hãy mở bài đó lên nghe kĩ cách ca sĩ xử lý, ngắt nghỉ, lấy hơi và làm đúng theo như vậy là tốt nhất

Chọn bài hát phù hợp

Mỗi người sẽ hát được những thể loại nhạc riêng. Vì thế hãy chọn bài hát phù hợp với chất giọng của mình. Nếu đi hát ở những dàn karaoke chuyên nghiệp thì nên chọn những chiếc đầu karaoke cao cấp có beat bản quyền thì âm thanh và tone nhạc sẽ chuẩn nhất.

Uống nước lọc

Bạn nên uống nước lọc nhiều, đặc biệt là những bạn nam muốn lên giọng cao nên hạn chế bia rượu. Trước khi hát hãy uống nước lọc để tránh bị khô cổ họng trong khi hát.

Uống nước lọc cũng giúp lên những nốt cao và xuống nốt trầm dễ hơn

Uống nước lọc cũng giúp lên những nốt cao và xuống nốt trầm dễ hơn


Trên đây là những cách hiệu quả nhất giúp bạn hát những nốt cao dễ dàng, hãy luyện tập, chắc chắn bạn sẽ có thể lên những nốt cao một cách dễ dàng.

Cách hát đúng nhạc bài hát

Việc hát đúng nhạc bài hát không quá khó khăn, dưới đây là 3 chú ý các bạn cần thực hiện để có thể hát đúng nhạc được bài hát:

Xác định Tempo của bài hát 

Việc xác định tempo ( tốc độ nhanh hay chậm) của bài hát sẽ giúp bạn biết cách hát đúng nhạc bài hát. Khi bạn biết được nhịp của bài hát thì bạn sẽ biết được lúc nào bạn cần vào bài thì sẽ hát đúng nhạc bài hát.

Phải thuộc giai điệu

Thuộc giai điệu là điều rất quan trọng, vì nó sẽ giúp bạn không bị quên lời, đây chính là bí quyết then chốt cho việc biết cách hát đúng nhạc bài hát. Nó là một điều đơn giản nhưng vô cùng quan trọng.

Tập hát theo 

Việc hát theo kể cả thành tiếng hay không thành tiếng đều giúp hát đúng nhạc bài hát, bạn nên tập hát theo thật nhiều chắc chắn sẽ hiệu quả.

Phải thuộc lời bài hát

Yêu cầu đơn giản nhưng quan trọng nhất giúp bạn hát đúng nhạc bài hát. Bạn nghĩ sao nếu bài hát của bạn hát mà bạn không thuộc lời? đương nhiên bạn sẽ hát không đúng nhạc bài hát rồi đúng k nào.

Cách lấy hơi để hát karaoke hay hơn, tốt hơn

Dưới đây là những lưu ý để các bạn lấy hơi hát karaoke sẽ tốt hơn nhé!

Lưu ý khi lấy hơi

Không nên lấy hơi hoàn toàn chỉ bằng mũi hoặc miệng mà cần có sự kết hợp để lấy hơi được nhiều và ổn định hơn. Một số những trường hợp có thể lấy hơi hoàn toàn từ miệng như những đoạn hát cao trào hoặc những đoạn hát cần nhanh, nhịp nhàng.

Cách lấy hơi để hát hay là khi lấy hơi không nên phình bụng ra trước sẽ dẫn tới sai kỹ thuật, cơ bụng bị căng cứng ảnh hưởng tới việc phát âm sai. Cách điều chỉnh lấy hơi đúng cách, luồng không khí sẽ đi sâu vào bụng làm cho hoành cách mô hạ xuống. Muốn biết mình lấy hơi đã chuẩn chưa hay để tay dưới bụng và cảm nhận bụng có độ phình và thở ra bụng xẹp lại hay không.

Lưu ý khi lấy hơi

Lưu ý khi lấy hơi


Không nên hít hơi quá nhiều làm phần cơ bụng, sườn, ngực bị căng dẫn tới âm thanh phát ra không chuẩn. Lấy hơi phải đảm bảo sự vừa phải độ dài của câu hát, tốc độ lấy hơi cũng phải linh hoạt nhanh – chậm phù hợp theo nhịp điệu của bài hát.

Lấy hơi đều đặn không nên để hết hơi này mới lấy hơi khác tránh bị đuối hơi, dẫn đến bị đỏ cổ, đỏ mặt gây mất thẩm mỹ. Nên ngắt và lấy hơi theo độ dài câu hát không nên hát cố gây đuối sức hoặc nhanh bị mệt. Chú ý dáng đứng thẳng không nên nhô vai khi hít hơi ảnh hưởng tới hô hấp, lấy hơi không được sâu dẫn tới hụt hơi, mất hơi, âm phát ra không có sự nhịp nhàng. Hãy luyện tập dáng người trước gương thật nhiều lần để chỉnh sửa đúng nhất.

Lưu ý khi đẩy hơi

Không nên phí phạm hơi thở, nên luyện tập đẩy hơi đều đặn, điều tiết hợp lý sao cho phù hợp với câu hát ngắn hoặc dài. Tránh hiện tượng đủ hơi cho câu đầu và đuối hơi cho những câu về cuối dẫn tới lấy hơi không liền mạnh, ngắt quãng, đứt đoạn. Do vậy nên luyện tập thường xuyên để có một hơi thở đều đặn đảm bảo cho âm thanh luôn ổn định.

Lưu ý khi đẩy hơi

Lưu ý khi đẩy hơi


Cách lấy hơi để hát với những nốt cao bạn không nên đẩy hơi quá mạnh và dài, bởi khi hát những nốt như vậy thanh đới không hoàn toàn đóng dẫn tới ra nhiều hơi, khi hát mạnh làm thanh đới căng ảnh hưởng tới âm sắc không trọn vẹn, chuẩn xác, người hát mau bị mệt, đuối.

3 views0 comments

Comentarios


bottom of page