Amply bị rè, bị sôi sau một thời gian sử dụng hay khi mới mua về không phải là quá bất ngờ. Trong bộ âm thanh, mỗi thiết bị sẽ có một vai trò nhất định, trong đó amply đóng một vai trò quan rất trọng , sẽ khuếch đại âm thanh trước khi đến vào loa và chuyển tới tai bạn. Khi amply gặp vấn đề sẽ tạo cảm giác về khả năng biểu diễn chất âm. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ nêu rõ nguyên nhân tại sao amply bị rè, bị sôi và cách khắc phục sao cho hiệu quả. Các bạn hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
Nguyên Nhân Amply Bi Rè , Bị Sôi
Âm thanh là phương tiện giải trí không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Sau một ngày làm việc căng thẳng, bổng nhiên chiếc amply của bạn phát ra những tiếng rè, tiếng ù khó chịu khiến bạn không thể nghe được. Vậy nguyên nhân là do đâu, tại sao amply lại bị rè, bị ù như vậy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân.
1. Amply bị rè do nhiễm từ trường
Nếu bạn đặt chiếc amply trong một không gian có nhiều từ trường thì hiện tượng này sẽ xảy ra. Tại sao lại như vậy theo chúng tôi biết là các từ trường chúng sẽ ảnh hưởng đến nguồn điện và điều đó sẽ dẫn đễn việc hỏng hóc các mạch điện, sau đó nó sẽ làm nhiễu các tín hiệu điện được truyền đến amply. Khi đặt Amply vào một không gian có nhiều từ trường như thế thì dòng điện được truyền vào sẽ không đảm bảo chất lượng khiến cho việc các âm thanh được khuếch đại cũng trở nên bị méo mó, biến dạng. Vì vậy sẽ đến việc amply bị rè cũng như amply bị sôi. Vậy làm thế nào để khắc phục được điều này.
Cách khắc phục:
Cách đơn giản là chúng ta di chuyển amply đến ngay nơi có vị trí mà không gian nhiễm từ trường ít..
Lưu ý: Tuyệt đối không để amply gần với đồ vật phát ra những sóng điện từ mạnh. (Chúng ta có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phát hiện sự có mặt của từ trường tại vị trí dự định đặt amply.)
2. Dây loa kết nối với Amply quá dài
Đây là trường hợp thường xuyên xảy ra đối với nhiều hệ thống âm thanh về việc sử dụng dây dẫn tín hiệu quá dài đặc biệt là dây loa kết nối với amply. Khi dây kết nối quá dài nó sẽ làm trở kháng của dây bị giảm đi, đó là một trong những nguyên chính dẫn tới tín hiệu âm thanh bị suy hao. Đặc biệt, dây dẫn từ amply tới loa quá dài rất dễ xảy ra hiện tượng này. Vậy cách khắc phục có lẽ bạn cũng dễ dàng đoán ra rồi chứ.
Đặt loa và amply gần nhau nhất có thể với chiều dài của dây kết nối ngắn nhất có thể.
Chọn lựa những dây kết nối tín hiệu amply và loa chất lượng cao của các hãng danh tiếng.
3. Amply bị sôi do chưa nối đất
Amply là 1 thiết bị điện với các mạch điện và link kiện phức tạp, khác như các thiết bị điện khác, Amply cũng cần được nối đất để triệt tiêu bớt dòng điện trong trường hợp xảy ra quá tải hoặc các sự cố về điện ngay bên trong. Vậy nối đất là gì
Tiếp địa hay còn gọi là tiếp đất, hoặc là nối đất. Đây là một phương pháp giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện, điện tử.
So với điện trở của cơ thể con người thì điện trở của dây tiếp đất nhỏ hơn rất nhiều vì vậy dòng điện sẽ qua đó và truyền xuống đất. Cách tốt nhất để tiếp đất thì dây nối đất phải được tiếp xúc trực tiếp với khoảng đất rộng dãi, điện trở sẽ không vượt quá 4 ohm.
Nếu ở nhà cao tầng hoặc nhà chung cư sẽ không có sẵn hệ thống nối đất ( ổ cắm 3 chân ), bạn có thể dùng chính khung cửa bằng sắt (có thể là khung cửa sổ, cửa ra vào, khung nhôm, khung sắt…) hoặc bất kỳ phần kim loại nào có chân chôn vào tường/sàn vài cm.
Lấy 1 sợi dây kim loại (không cần to ví dụ như dây chuột máy tính hoặc củ sạc bị hư cũng được tuốt dây nhựa bên ngoài ) nối từ các thiết bị điện rồi cho tiếp xúc trực tiếp với phần kim loại với vật đó là xong
Lưu ý : nếu có lớp sơn thì phải cạo đi, nếu có lớp bụi bẩn, keo…phải lau chùi/cạo cho lộ hẳn phần kim loại ra, phải chắc rằng đấu nối trực tiếp vào tường vào tường (có những khung cửa được bắt vít vào tường với những con nở đã bọc nhựa bên ngoài thì sẽ mất tác dụng dẫn điện).
Nếu Amply không được nối đất, khi có sự cố như quá tải xảy ra, mạch khuếch đại trong Amply bị ảnh hưởng sẽ khiến việc xử lý các tín hiệu âm thanh bị trục trặc, âm thanh sẽ bị suy yếu hoặc rất khó nghe.
Cách khắc phục:
Tìm chỗ nối đất cho amply ngay phía mặt sau của amply (amply nào cũng có – chính là những chiếc cọc GND nhỏ).
Hoặc có thể tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn về vấn đề này.
4. Tăng phô nguồn và linh kiện gặp trục trặc
Một số trường hợp tăng phô nguồn (biến áp xuyến) và các linh phụ kiện nếu bị hỏng cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh. Bạn có thể ghé tai nghe tại chỗ tăng phô nguồn xem nó có phát ra tiếng kêu ù ù hay không. Nếu có thì là do nó, nếu không thì có thể là do một trong những linh kiện sau đây đã bị hỏng: – Diot nguồn – Tụ điện lọc nguồn – Mạch âm sắc – Dây tín hiệu bên trong amply bị đứt mass hoặc bị chập. – Mạch công suất hỏng Trong trường hợp này thì việc tốt nhất là đến ngay những trung tâm sữa chữa đển xem xét lại.
Trên đây là những chia sẻ của chung tôi về những nguyên nhân và cách khắc phục amply bị sôi, rè. Qua bài viết này hẳn bạn đã có hướng xử lý thích hợp nếu gặp phải trường hợp tương tự. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi cũng như ủng hộ chúng tôi.
5 / 5 ( 1 bình chọn )
Comentários