top of page
Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Bước sóng là gì? Bật mí vai trò quan trọng của bước sóng 

Updated: Nov 13, 2020

Nội dung

Bước sóng là thuật ngữ cơ bản đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác của con người. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ít ai có thể nắm chắc được các kiến thức liên quan đến lĩnh vực này. Hiểu được điều đó, bài viết của Lạc Việt audio dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi: Bước sóng là gì? Đặc điểm của bước sóng như thế nào? Cùng đón xem nhé


Khái niệm bước sóng là gì?

Bước sóng thực chất là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng (điểm mà sóng đạt giá trị lớn nhất) hay khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha hoặc tổng quát là giữa hai cấu trúc lặp lại của sóng, tại một thời điểm nhất định.

Thông thường, bước sóng thường được biểu diễn bằng chữ Hy Lạp Lam Da với các đường cong dài, lên xuống theo chiều hướng khác nhau. Bước sóng ở mỗi thời điểm khác nhau lại có ký hiệu và hình dạng khác nhau thể hiện các giá trị tương ứng.

Bước sóng là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng

Bước sóng là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng


Các loại bước sóng mà mắt thường có thể nhìn thấy được

Ánh sáng khả kiến chỉ bao gồm một phần rất nhỏ trong toàn bộ phổ bức xạ điện từ, nhưng nó lại là vùng tần số duy nhất mà mất người có thể phản ứng được. 

Trong vùng quang phổ mắt thường của con người chỉ có thể nhìn thấy được ánh sáng có các bước sóng nằm trong khoảng từ 380nm đến 700 nm, đồng thời, đây cũng là dải ánh sáng từ tím sang đỏ. Con người có thể quan sát và phản ứng lại sự kích thích tạo ra bởi ánh sáng khả kiến là do mắt người có những đầu dây thần kinh đặc biệt nhạy với vùng tần số này, nhưng các bước sóng khác của phổ điện từ thì mắt thường lại không nhìn thấy được:

Mắt thường có thể nhìn thấy các ánh sáng có bước sóng như sau:

  1. Ánh sáng tím : 380nm – 440nm 

  2. Ánh sáng chàm: 430nm – 460nm

  3. Ánh sáng lam: 450nm – 510nm

  4. Ánh sáng lục : 500nm – 575nm

  5. Ánh sáng vàng : 570nm – 600nm

  6. Ánh sáng cam : 590nm – 650nm

  7. Ánh sáng đỏ : 640nm – 760nm

Với những bước sóng ngắn, nhỏ hơn 380nm ngoài vùng ánh sáng tím  như tia cực tím, tia X, tia Ganna thì mắt người sẽ không nhìn thấy được do năng lượng cao. Ngoài ra, các bước sóng ngắn này sẽ gây hại đến mắt khi nhìn trực tiếp vào chúng. Thông thường các bước sóng ngắn thường được ứng dụng phổ biến trong y học như chụp X-quang. 

Các loại bước sóng mà mắt thường có thể nhìn thấy được

Các loại bước sóng mà mắt thường có thể nhìn thấy được


Với những bước sóng dài, ngoài vùng ánh sáng đỏ, lớn hơn 760nm, có năng lượng thấp hơn như tia hồng ngoại, Viba, Radio thì mắt thường cũng không thể nhìn thấy được. Thông thường, chúng sẽ được ứng dụng trong các roommate điều khiển từ xa, đặc biệt là tia hồng ngoại.

Trên thực tế, có rất nhiều nguồn phát tạo nên các bước sóng với độ dài ngắn khác nhau được phân loại dựa theo đặc trưng của chúng. Ví dụ như: Sóng ánh sáng khả kiến ngắn được tạo ra bởi những xáo trộn trạng thái năng lượng của các electron tích điện âm bên trong nguyên tử còn các sóng vô tuyến dài được tạo ra bởi dòng điện chạy trong các anten phát thanh truyền hình khổng lồ. Sóng Gama – dạng ngắn nhất của các bức xạ điện tử, là kết quả của sự phân rã các thành phần hạt nhân ở tâm nguyên tử. Thông thường, ánh sáng mà con người nhìn thấy thường thay đổi tùy vào nguồn phát và là kết quả của việc tập hợp nhiều bước sóng.

Các phổ bức xạ điện tử là một trong những yếu tố quan trọng để con người có thể nhìn thấy mọi vật dưới ánh sáng khả kiến. Nếu như ở ngoài trời, chúng ta chịu sự tác động của ánh sáng khả kiến phát ra từ mặt trời thì khi ở trong nhà chúng ta lại chịu sự tác động của các nguồn sáng nhân tạo chủ yếu là bóng đèn vonfram nóng sáng và đèn huỳnh quang.

Mắt thường có thể nhìn thấy  ánh sáng có  bước sóng từ 380nm đến 700 nm

Mắt thường có thể nhìn thấy ánh sáng có bước sóng từ 380nm đến 700 nm


Vai trò quan trọng của bước sóng trong đời sống

Trên thực tế, bước sóng có vai trò rất lớn đến cuộc sống con người. Cụ thể như:

Công suất khác nhau của mỗi bước sóng có thể ứng dụng cho nhiều công việc khác nhau: Trên thực tế, bước sóng có độ dài khác nhau sẽ có mức công suất khác nhau để dễ dàng thay đổi, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của từng công việc. Ví dụ: Sử dụng tia laser với bước sóng có công suất cao 10.6 um hay 355 nm để khắc thủy tinh. Bởi vật liệu này có độ cứng cao và dễ vỡ

Bước sóng ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc mà con người có thể cảm nhận được: các công việc có những đặc trưng riêng như xây dựng, xưởng thì người ta cần nhìn thấy ánh sáng khác của môi trường đẻ có thể dễ dàng hình dung, cân đo, đong đếm sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất. Ví dụ: máy đo khoảng cách hay máy cân bằng laser có bước sóng đỏ (630 – 750nm) hay màu xanh lục (490 –  570 nm) giúp các kỹ sự có thể định hướng trong không gian tốt hơn. 

Vai trò quan trọng của bước sóng trong đời sống

Vai trò quan trọng của bước sóng trong đời sống



Mong rằng, với những chia sẻ của Lạc Việt Audio trên đây về sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn bước sóng là gì? Từ đó, bổ sung vào kho tàng kiến thức của mình những thông tin hữu ích nhất. 

25 views0 comments

Comments


bottom of page