Một số người dường như từ lúc sinh ra đã sở hữu chất giọng hay trời cho. Dù vậy, ngay cả những ca sĩ đã thành danh cũng phải tập luyện thường xuyên và nỗ lực để duy trì khả năng ca của mình. Vậy làm thế nào để có giọng hát hay có cách gì để hát hay không, làm sao để cải thiện giọng hát chưa tốt của mình? Điều quan trọng nhất vẫn là cần luyện tập thường xuyên hay tham gia một khóa đào tạo chuyên nghiệp, tập thể lực và luyện giọng cho tới việc đơn giản là kết hợp tư thế đúng với các kỹ thuật. Đừng quên bỏ qua những hướng dẫn giúp bạn cải thiện giọng hát ngay sau đây nhé.
A. LÀM SAO ĐỂ CÓ GIỌNG HÁT HAY
Giọng hát là khả năng trời phú của từng người. Từ lúc sinh ra, không phải ai cũng được sở hữu chất giọng tốt, truyền cảm nhưng nếu bạn thật sự muốn cải thiện giọng hát chưa tốt của mình thì chỉ cần cố gắng luyện tập và dành chút thời gian tìm hiểu một vài cách cải thiện giọng hát để có thể tự tin tỏa sáng trong mọi buổi tiệc và khiến mọi người ấn tượng về bạn hơn.
Khi tập hát cố mở rộng khuôn miệng và giữ cho phần cơ quanh miệng và hàm hơi tách rời, việc này sẽ khiến cho bạn có thể hát rõ ràng và lấy hơi khỏe hơn. Tập làm động tác giống như lúc đang ngáp, dùng lưỡi để điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi chạm vào phần răng dưới. Giữ tư thế miệng như vậy khi hát sẽ giúp các cột hơi của bàn đầy hơn, giọng bạn sẽ vang và nghe hay hơn bình thường.
Tập dùng lưỡi và các cơ quanh miệng để điều chỉnh khẩu hình âm phát ra chuẩn. Đơn giản nhất hãy tập phát âm những âm ahh,ehh, ihh… theo đúng khẩu hình miệng như trong hình minh họa. Chỉ mất 1-2 phút mỗi ngày cũng đủ để giúp bạn hát đúng và chính xác lời nhạc hơn trước kia.
Tập tư thế dù ngồi hay đứng lúc hát như hình mẫu dưới đây: thẳng lưng, ưỡn ngực, cổ duỗi thẳng để giúp bạn dễ lấy hơi hơn. Lúc đứng thì dễ hát hơn, hơi đầy hơn là lúc ngồi. Mọi người thường ít chú ý đến tư thế nhưng không phải ai cũng biết điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng giọng hát của bạn, hãy lưu ý.
Để duy trì giọng hát trơn tru, mềm mại đừng quá gồng mình khi hát. Cứ hát bình thường đến đoạn nốt cao thì chịu khó lấy hơi sâu để dễ hát nhưng nếu không thể lên cao nổi hãy cố gắng biến chuyển sao cho phù hợp với giai điệu , tuyệt đối không ráng sức để hát các nốt cao quá sức. Như vậy sẽ khiến bạn dễ lạc nhịp , giọng hát sẽ không còn giữ được nhịp điệu như lúc đầu mà trở nên vô cùng hỗn độn.
Hơi uốn lưỡi và uốn vòm môi lại sẽ giúp bạn giữ được hơi lâu và đầy cũng như giúp giọng hát của bạn được tạm nghỉ 1-2 giây trước khi tiếp tục hát các phần khác.
Tập thở đúng cách cũng là điều bạn phải biết nếu muốn hát tốt hơn. Khi thực hiện tư thế đứng hoặc ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực bạn hơi hóp bụng một chút để giúp lấy hơi và dễ điều tiết nhịp thở hơn. Hít vào thở ra hợp lý để duy trì giọng hát. Lúc hát phải giữ cho các cơ ở cổ hoàn toàn được thư giãn. Lúc cần lấy hơi hãy để micro hơi xa người để tiếng thở không bị thu vào micro.
Nghe kĩ các bài hát của ca sĩ hát trên Tv hay trên mạng. Chú ý và học hỏi cách người ta điều khiển hơi thở, kiểm soát giọng,âm lượng hát và nhìn phong cách biểu diễn của họ qua ánh mắt, một vài cử chỉ. Bạn cũng thử đứng trước gương vừa hát vừa làm theo như vậy.
Chọn cho mình một vài bài tủ để luyện theo, nhớ lựa chọn loại nhạc mà bạn có thể tự tin trình diễn để dễ dàng hơn trong quá trình luyện tập. Mỗi ngày tập hát không cần mất nhiều thời gian chỉ 5-10 phút trong lúc tắm hoặc trong lúc nấu ăn bạn cũng có thể tự ngân nga những giai điệu tuyệt vời để luyện hát.
Người ta nói “Hát hay không bằng hay hát” cũng không sai nhưng nếu bạn thường xuyên tập hát thì không có lý gì mà bạn lại không thể sở hữu giọng ca oanh vàng được. Có được giọng hát hay với nhiều người có thể không quá quan trọng nhưng nó cũng góp phần tôn thêm giá trị của bản thân mỗi người. Vì tài năng ca hát cũng có thể giúp bạn tỏa sáng, giúp bạn tự tin hơn trước đám đông và hơn hết là ca hát cũng giúp bạn thư giãn,cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn bình thường. Nên đừng ngần ngại bỏ ra vài phút trong ngày để có được giọng hát tuyệt vời.
B. CÁCH LUYỆN GIỌNG HÁT TRONG TRẺO, HÁT HAY NHƯ CA SĨ
1. Luyện Giọng Đều Đặn
Một cách thường được sử dụng để hát hay hơn là luyện giọng. Giống với khi chơi thể thao hay tập thể dục, giọng chính là cơ bắp mà bạn cần tập để phát triển. Bạn có thể học thêm những kỹ thuật cải thiện giọng hát nếu được một giáo viên thanh nhạc chuyên nghiệp hướng dẫn. Giọng là một loại nhạc cụ giống như dương cầm và giáo viên hoàn toàn có khả năng giúp bạn sử dụng thành thạo.
Cân nhắc việc tiếp thu các bài giảng từ một giáo viên thanh nhạc riêng – người có thể hướng dẫn những kỹ thuật giúp phát triển giọng hát độc đáo của bạn.
Thử tham gia vào đội hợp xướng nếu đang học ở trường. Sinh hoạt trong đội hợp xướng là một cách rất tốt để hát hay hơn vì bạn sẽ được học cách hát chung với những người khác, đọc bản nhạc và cảm thấy tự tin vì không phải đơn độc một mình.
2. Nhận Biết Âm Vực Của Mình.
Hát hay một phần là do nhận biết được âm vực của mình và lựa chọn bài hát phù hợp với quãng giọng. Một số người có âm vực rộng hơn những người khác, nhưng bất kỳ ai cũng đều sở hữu một “điểm tốt nhất” để âm thanh giọng hát nghe đẹp nhất.
Có bảy loại giọng chính: Nữ cao, nữ trung, nữ trầm, phản nam cao, nam cao, nam trung, nam trầm. Ba loại giọng đầu tiên là của nữ giới còn bốn giọng cuối là của nam.
Hình dung giọng là một chiếc vòng đu quay để tìm âm vực. Bắt đầu từ phía trên cùng, hát nốt cao nhất của bạn và dần hạ xuống nốt thấp nhất.
Chơi các nốt nhạc trên đàn dương cầm để so sánh cao độ của giọng bạn với các nốt nhạc, từ đó tìm ra âm vực.
3. Tập Trung Lấy Hơi.
Học lấy hơi đúng cách là một bước thiết yếu nếu muốn hát hay hơn. Đảm bảo rằng đã hít thật sâu để có đủ hơi cho từng chữ trong câu hát.
Hít vào bằng bụng thay vì ngực. Cách này vừa cải thiện chất lượng âm thanh vừa giúp người hát kiểm soát giọng tốt hơn. Để biết chắc mình đang lấy hơi đúng cách, đặt tay lên bụng và cố gắng để tay cùng phồng lên với bụng mỗi khi bạn hít vào.
Dành một vài phút tập lấy hơi bằng bụng hằng ngày. Bạn có thể làm điều này dù đang đứng hay nằm. Hãy chắc chắn rằng bụng phồng lên mỗi khi hít sâu.
Hãy tưởng tượng rằng có một quả bóng nằm trong bụng. Hãy khiến bóng phồng lên khi bạn hít vào và xẹp đi khi bạn thở ra.
» Xem Thêm : Loa Karaoke
4. Học Tư Thế Hát Đúng
Hầu hết các giáo viên thanh nhạc đều gợi ý rằng nên đứng hát thay vì ngồi để tạo ra âm thanh đẹp nhất. Tư thế ngồi khiến các cơ bắp xẹp xuống và có thể cản trở việc lấy hơi đúng cách.
Giữ cho đầu thẳng trục với vai. Hình dung cột sống là một đường thẳng kéo dài tới đỉnh đầu.
Thả lỏng hàm và đưa lưỡi hướng ra phía cửa miệng.
Thả lỏng vai.
Nâng và đẩy lùi vòm miệng ra phía sau như thể bạn chuẩn bị ngáp.Làm điều này để mở rộng cổ họng và lấy được nhiều hơi hơn.
Nếu bạn phải gồng người lên khi đứng trong tư thế đúng, hãy di chuyển sao cho lưng, vai và đầu bạn dựa vào tường.
5. Khởi Động Trước Khi Hát.
Hát một bài trọn vẹn không được tính là khởi động, vì khi ấy theo bản năng bạn sẽ cố hết sức để hát sao cho hay hơn là tập trung vào thể trạng sức khỏe của giọng và kỹ thuật. Nói cách khác, khởi động giúp tránh các vấn đề về giọng và mở rộng âm vực.
Nên nhớ việc hát khởi động không nhất thiết phải hay. Trên thực tế, hầu hết âm thanh lúc khởi động nghe khá ngớ ngẩn và khó chịu, kể cả khi bạn có giọng hát chuyên nghiệp. Tìm một nơi riêng tư để khởi động nếu không muốn làm phiền người khác.
Chú ý khởi động cả vùng giọng cao và vùng giọng thấp. Âm thanh ở vùng giọng cao nghe nhiều hơi và nhẹ hơn âm thanh ở vùng giọng thấp, vốn nghe chắc và to. Bạn có thể bắt chước ca sĩ hát nhạc opera để tìm vùng giọng cao. Vùng giọng thấp gần với quãng giọng nói bình thường.
Tập khởi động mở to vòm miệng. Chạy âm giai tạo ra tiếng “Ooh wee ooh oohweeoohweeohh” và mở rộng khóe miệng hoặc tập rung lưỡi theo nốt nhạc từ cao nhất xuống thấp nhất.
6. Học Nhận Biết Cao Độ.
Cách tốt nhất để làm điều này là hát cùng đàn dương cầm hoặc organ nếu có. Nhấn một phím và khi đàn phát ra tiếng thì xướng lên âm “ah” sao cho khớp với cao độ của tiếng đàn đó. Thực hành lần lượt với tất cả các nốt nhạc: La, La thăng, Si, Đô, Đô thăng, Rê, Rê thăng, Mi, Fa, Sol và Sol thăng.
Các nốt cao là những phím đen nằm về phía bên phải so với phím trắng tương ứng.
Dùng một ứng dụng như Sing Sharp nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhận biết cao độ.
7. Tập Lấy Hơi Thường Xuyên.
Kể cả khi không có thời gian khởi động giọng hay ca hát hàng ngày, bạn nên tập hít vào thật sâu bằng bụng mỗi ngày. Cách này có thể giúp cải thiện giọng hát một cách đáng kể về lâu dài.
Bạn có thể kết hợp các bài tập lấy hơi và cải thiện hơi thở với yoga hoặc chạy bộ.
Tập luyện như Mick Jagger. Ông ấy nổi tiếng vì tập luyện cho các buổi hòa nhạc bằng phương pháp chạy bộ và những bài thể dục đa năng kết hợp ca hát để đảm bảo có thể di chuyển trên sân khấu một cách thoải mái mà không bị hụt hơi.
Xem Thêm : Lắp đặt âm thanh
C. CÁCH CẢI THIỆN GIỌNG HÁT HAY
1. Luyện Mở Thanh Quản (Mở Họng):
Phương pháp này giúp người hát có thể hát cao hơn, bền hơn mà không bị đau họng sau mỗi lần hát.
Để “lên” những nốt cao, trước hết bạn cần lấy hơi, sau đó đó bạn phải uốn lưỡi sao cho nó có hình chữ U khi nhìn vào.
Để kiểm tra bạn đã hát đúng hay chưa, bạn có thể nhờ thầy cô giáo dạy nhạc của mình hoặc những người có chuyên môn trong lĩnh vực ca hát.
Hoặc bạn có thể tự mình kiểm tra tập trước gương, soi vào đó mà thấy rõ cái hột gà và cái lưỡi nó lõm xuống thì tức là bạn mở họng đúng cách.
Nếu bạn dư dã thời gian, bạn có thể tìm cho mình một trung tam dao tao ca si để có được sự hướng dẫn tốt nhất.
2. Luyện Khẩu Hình:
Khi bạn phát âm một hay nhiều từ, khẩu hình của bạn sẽ ảnh hưởng đến âm phát ra. Nghĩa là nếu bạn muốn phát âm chuẩn thì trước hết phải “chuẩn” về mặt khẩu hình.
Khi hát lời 1 bài, bạn phải mở rộng miệng, phát âm cố gắng sao cho rõ ràng từng chữ.
Nếu bạn để ý, bạn sẽ nhận thấy các ca sĩ chuyên nghiệp như Lan Anh, Trọng Tấn… đều có khẩu hình rất chuẩn. Khi hát, bạn nên để ý 1 số điểm sau: Hàm dưới phải mềm, tránh căng cứng.
Luyện khẩu hình hiện đang được rất chú trọng tại các trung tâm đào tạo ca sĩ hiện nay.
3. Thổi Nến – (Tập Thở):
Thắp 1 ngọn nến rồi đặt ngọn nến ấy cách người bạn khoảng 50 cm (ngồi trong phòng kín gió).
Sau đó bạn hãy lấy hơi sâu và thổi thật đều hơi sao cho ngọn nến nó rung đều hoặc nghiêng đi 1 góc cố định nào đó cho đến khi dứt hơi.
Mục đích của việc tập luyện này là để ta có thể lấy được hơi dài và điều chỉnh hơi đều.
Vì thường thì khi sắp hết hơi thì độ mạnh của hơi thổi ra hay bị giảm nên phải cố gắng điều chỉnh làm sao để từ khi bắt đầu thổi đến khi ngắt là phải có 1 độ mạnh như nhau (ta có thể thấy được điều đó qua ngọn nến), khi dứt hơi là khi không còn khả năng thổi mạnh như ban đầu nữa ấy (đoạn này là khó nhất, nhưng cũng là đoạn cần thiết nhất).
4. Ngụp Nước (Luyện Âm “a” và “i”):
Luyện âm “a” là dễ nhất trong tất cả các âm và âm “i” đúng là loại khó nhất. Âm i phải đẩy lên mũi thì ta sẽ hát được tốt và được tiếng đẹp hơn. Chính vì thế bài tập ngụp nước sẽ giúp chúng ta rất nhiều.
Đầu tiên, bạn chuẩn bị 1 chậu nước sạch sau đó đặt lên ghế cao càng tốt để tránh tình trạng gập người khi ngụp. Hãy hít một hơi thật sâu rồi ngụp mặt vào chậu nước (tai phải ở trên mặt nước) và bắt đầu nói hoặc hát từng câu mà có âm “a” và âm “i”.
Âm “a” đơn giản bạn chỉ cần phát 1 hơi chữ “a” cũng được (nhưng nên đi vào câu hát thì sẽ tốt hơn), sao cho bạn nghe được tiếng “a” đấy gần được như nghe “trên bờ” là đạt. Bạn cứ thử dần dần rồi sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị
Đối với âm “i”, cách tập luyện cũng tương tự như âm “a”. Bạn cũng sẽ hát những câu hát nào có âm “i” ở cuối câu hay đơn giản tua đi tua lại từ “i” cũng được. Bạn sẽ biết là âm “i” có đẩy lên mũi không qua việc bóng khí sẽ thoát ra từ mũi bạn. Trong quá trình tập luyện với âm “i”, có thể bạn sẽ bị sặc nước vào mũi.
Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà bạn bỏ cuộc vì nếu bạn chăm chỉ chiêu này thì khi hát, âm “i” của bạn sẽ cực kì “chuẩn” và “đẹp”. Bạn cũng có thể dùng cách này để luyện cao độ (tăng dần tông lên).
5. Luyện Cao Độ Với Đàn: Gọi Là Luyện Mi – Ma
Một giảng viên âm nhạc tại một lớp đào tạo ca sĩ đã chia sẽ rằng với đàn guitar, 3 nốt thấp nhất là Mì Fa Sol thì bạn tập như sau: đánh Són – Fa – Mì ; Són – Fa – Mì tương ứng với việc đánh như thế là phát âm Mí i ì – Má a à.
Sau đó lại tăng lên nửa cung và lặp lại mi ma như trên. Phải cố gắng đến mức cao nhất có thể. Tập với piano là tốt nhất.
D. CÁCH LUYỆN GIỌNG HÁT HAY TẠI NHÀ
Để hát được nhiều thể loại nhạc và ca khúc khác nhau, các bạn cần đầu tư thời gian vào luyện giọng hát. Cách luyện giọng hát hay không đơn thuần là nắm chắc kiến thức lý thuyết thanh nhạc mà bạn phải biết vận dụng lý thuyết đó vào thực tế của từng bài hát. Và để có cách luyện giọng hát bài bản nhất, bạn nhất định phải luyện thanh, vì nếu không luyện thanh nhạc, bạn không hiểu biết rõ về các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản và khi hát, chủ yếu bạn sẽ hát theo kiểu bản năng, giọng hát sẽ không được vang, trong và dài hơi. Từ đó, các bạn có thể tự tập luyện và tổng hợp được các cách luyện giọng hát hay cho chính bạn. Chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn tất cả các cách luyện giọng hát hay qua từng kỹ thuật thanh nhạc.
1. Lấy Hơi Và Mở Khẩu Hình Đúng Khi Luyện Giọng Hát
Một số bạn vốn có giọng hay bẩm sinh thì trong quá trình hát, có thể các bạn đã tự đúc rút được kinh nghiệm cho mình và biết cách mở khẩu hình và biết cách lấy hơi, nhả hơi đúng cách. Luyện cách xì hơi cũng là cách để có giọng hát hay: Bạn có thể học cách xì hơi tại nhà bằng cách thắp 1 ngọn nến để cách xa mình 50 cm, sau đó lấy hơi thật sâu rồi thổi thật đều sao cho ngọn lửa trên nến rung đều hoặc nghiêng đi một góc cố định chứ không tắt cho tới khi hơi bạn dứt hẳn. Và học cách lấy hơi từ phần bụng (từ huyệt đan điền dưới bụng) sẽ giúp giọng hát được đầy đặn và có năng lượng. Mở khẩu hình thoải mái, linh hoạt và lấy hơi theo từng nhịp độ, sắc thái bài hát, không thay đổi khẩu hình và không buông lỏng cơ bắp để xa hơi ra quá nhanh.
2. Cách Luyện Giọng Hát Hay Tốt Nhất Là Luyện Thanh
Trong ký âm, vị trí của các nốt khác nhau cho thấy cao độ khác nhau. Các nhóm cao độ lại nằm trong từng quãng âm cao thấp khác nhau. Khi thực hành luyện giọng hát, học viên cũng cần tập luyện trên các quãng âm khác nhau để có âm vực rộng hơn và có nhiều sự lựa chọn khi hát vào các thể loại nhạc. Bắt đầu vào học thanh nhạc, học viên đều học được học các hợp âm và luyện giọng hát cao độ mi – ma tăng dần với đàn. Khi các bạn tập được những mẫu luyện thanh ở mức độ càng khó thì khi hát, bạn càng dễ phiêu và mang lại sự mượt mà cho giọng hát.
3. Mở Thanh Quản, Học Ngân Giọng
Muốn ngân được giọng trước hết phải mở thanh quản làm cho cổ họng thanh thoát và linh hoạt có thể rung được. Mở thanh quản giúp giọng hát của bạn mượt mà, hát cao hơn và bền hơn. Khi kỹ thuật ngân giọng được nâng cao, âm ngân kết hợp với khẩu hình đúng có đẳng cấp hơn so với những âm ngân thông thường.
4. Luyện Nhả Âm
Một người để hát hay thì yêu cầu cơ bản đầu tiên là họ phải hát tròn vành, rõ chữ, âm thanh từ từ được đưa từ hơi thở bụng qua lồng ngực và rung ở cổ họng.
5. Tận Dụng Tốt Các Thiết Bị Hỗ Trợ
Để hát hay ngoài việc chăm chỉ áp dụng các cách luyện giọng hát, trong khi hát, bạn cũng cần có sự kết hợp tốt với các thiết bị hỗ trợ như: micro, loa… là những vật dụng quan trọng nhất giúp cảm biến âm thanh, chất lượng thu âm giọng hát của bạn.
6. Luyện Giọng Hát Tốt Nhờ Có Tai Nghe Âm Nhạc Tốt
Khi thường xuyên lắng nghe, tìm hiểu cách hát và thực hành theo cách luyện giọng của các ca sĩ chuyên nghiệp. Như vậy khả năng cảm nhận âm nhạc, nhận biết cao độ và nhịp điệu trong ca khúc sẽ nâng cao, bạn có thể học được cách thể hiện ca khúc, cách truyền cảm xúc và cách ca sĩ đó vận dụng kỹ thuật xử lý của từng dòng nhạc mới giúp lời hát đi vào lòng người nghe.
7. Tập
Bạn hãy kết hợp tất cả những cách luyện giọng hát trên để tập luyện chăm chỉ ở nhà mọi thời gian rảnh rỗi nhé, sự quyết tâm của bạn chắc chắn sẽ mang lại kết quả nhanh và hiệu quả tốt nhất.
Việc không có khả năng trời phú về giọng hát sẽ không thể nào ngăn cản được đam mê ca hát của bạn được phải không? Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian trong ngày để luyện tập theo những hướng dẫn trên chắc chắn bạn sẽ không còn phải băn khoăn về câu hỏi làm thế nào để hát hay nữa. Chúc bạn sớm có một giọng hát hay đầy truyền cảm và thật tự tin khi ca hát nhé.
Comments