top of page
  • Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Các định dạng âm thanh phổ biến nhất hiện nay: MP3, WMA, WAV,…

Nội dung

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các định dạng âm thanh cũng ra đời ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, mỗi định dạng lại có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với từng loại loa, hệ thống âm thanh khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi người dùng phải biết lựa chọn đúng để đạt được hiệu quả cao nhất. Để nắm bắt tốt hơn vấn đề này Lạc Việt Audio xin phép giới thiệu đến bạn đọc tất cả các định dạng âm thanh thông qua bài viết dưới đây. Cùng đón xem nhé

Tham khảo thêm >>

Định dạng âm thanh MP3

Cái tên đầu tiên cũng như nổi tiếng nhất khi nhắc đến các định dạng file định dạng âm thanh chính là MP3. Là cụm từ viết tắt của MPEG-1 audio Player 3 hay Motion Pictures Expert Group 1 Layer 3, MP3 là một định dạng âm thanh kỹ thuật số được các chuyên ra sáng tạo ra bằng cách nén dữ liệu. Khi tiến hành nén để tạo file, tất cả các dãy âm thừa hoặc quá cao hoặc quá thấp đều sẽ được loại bỏ. Vì thế, đặc trưng nổi bật của MP3 là file nhẹ, cho phép người dùng dễ dàng tải về và chia sẻ thông qua các ứng dụng như mạng xã hội hay gmail. Tuy nhiên, vì trong quá trình tải, một phần âm thanh đã bị loại bỏ bớt nên chất lượng sẽ bị giảm đi đáng kể so với các phù thu hoặc âm từ đĩa CD.

Định dạng âm thanh MP3

Định dạng âm thanh MP3


Định dạng WMA

WMA là viết tắt của từ Windows Media Audio được phát triển bởi hãng Microsoft cũng được tạo ra bằng hình thức nén âm và cắt bớt đi một phần dữ liệu dư thừa. So với MP3, dung lượng của WMA nhẹ hơn nhiều mà chất lượng không hề thua kém. Tuy nhiên, độ phủ sóng của WMA thì không thể bằng MP3 được, bởi lẽ định dạng âm thanh này ra đời khá muộn và nhiều người vẫn chưa biết đến. 

Định dạng âm thanh WMA

Định dạng âm thanh WMA


Định dạng âm thanh WAV 

WAV là biểu tượng cho sự kết hợp của Microsoft và IBM được viết tắt từ Waveform Audio File Format. Khác với hai định dạng âm thanh kể trên, WAV là một định dạng âm thanh gốc, không nén nên chất lượng âm thanh rất tốt. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi khiến cho sản phẩm của nhà Microsoft và IBM có dung lượng rất lớn, ảnh hưởng đến việc chia sẻ của người dùng trong quá trình sử dụng

Định dạng âm thanh WAV 

Định dạng âm thanh WAV 


Định dạng Flac

Flac là định dạng dùng để nén các dữ liệu âm thanh mà không làm mất đi bất kỳ tín hiệu nào, được viết tắt bởi từ Free Lossless Audio Codec. Chính vì vậy, chất lượng âm thanh của định dạng này cũng được các chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, khác với WAV, dữ liệu của Flac tương đối nhẹ nên vừa thích hợp cho việc nghe nhạc hàng ngày, vừa thuận tiện cho lưu trữ. 

Định dạng Flac

Định dạng Flac


Định dạng âm thanh AAC

Tương tự như MP3, AAC ( viết tắt của từ Advanced Audio Coding) cũng là định dạng nén âm thanh bằng cách làm mất đi một phần của dữ liệu. Tuy nhiên, định dạng này được đánh giá cao ở chỗ có thể tích hợp được nhiều kênh âm thanh ở tần số thấp mà có thể file MP3 bị mất. Đồng thời, chất lượng âm thanh cũng tốt hơn file MP3 rất nhiều

Định dạng âm thanh AAC

Định dạng âm thanh AAC


Định dạng OGG

OGG là một định dạng âm thanh tương tự chuẩn Mp3 sử dụng chuẩn nén Ogg Vorbis miễn phí. Mặc dù vậy, file âm thanh này lại cho chất lượng cao hơn ở các tệp tương đương nên được người dùng và các chuyên gia đánh giá nhỉnh hơn MP3

Định dạng OGG

Định dạng OGG


Định dạng âm thanh AIFF

AIFF là từ viết tắt của Audio Interchange File Format là một tiêu chuẩn định dạng tệp âm thanh được sử dụng để lưu trữ dữ liệu âm thanh cho máy tính cá nhân và các thiết bị âm thanh điện tử khác. Được phát triển bởi Apple, file âm thanh này ó dung lượng tương đương với file . WAV và thường được dùng trong chép đĩa CD.

Phần mở rộng tệp cho định dạng AIFF tiêu chuẩn là .aiff hoặc .aif . Đối với các biến thể nén, nó phải là .aifc , nhưng .aiff hoặc .aif cũng được các ứng dụng âm thanh hỗ trợ định dạng này chấp nhận.

Định dạng âm thanh AIFF

Định dạng âm thanh AIFF


Định dạng ALAC

ALAC hay còn được mọi người biết đến với cái tên M4A, được viết tắt bởi thuật ngữ Apple lossless audio code. Được tạo ra bởi phương pháp bảo toàn dữ liệu bởi nhà điều hành Apple nên ALAC được đánh giá là định dạng âm nhạc chất lượng cao, từ âm thanh cho đến dung lượng. Đặc điểm của file ALAC khá giống với file FLAC nhưng độ phủ sóng của chúng không bằng.

Định dạng ALAC

Định dạng ALAC


Định dạng âm thanh AMR

Định dạng AMR được tối ưu hóa để giải mã giọng nói, phù hợp cho việc trao đổi, giao tiếp trên điện thoại. Thông thường định dạng này thường được sử dụng phổ biến trên các thiết bị âm thanh như: máy nghe nhạc, điện thoại.

Từ tháng 10/1988 đến nay AMR đã trở thành code nói tiêu chuẩn của 3GPP trong mạng GSM và UMTS. Đây là thành công rất lớn, đánh dấu bước phát triển của AMR khiến cho nhiều định dạng âm thanh khác phải ngưỡng mộ

Định dạng âm thanh AMR

Định dạng âm thanh AMR


Định dạng Lossless

Lossless sử dụng kỹ thuật nén không mất dữ liệu, từ các âm thanh gốc CD sau đó dùng các kỹ thuật âm thanh để tạo nén với một dung lượng lớn. Vì thế, chất lượng âm thanh của file Lossless rất tốt, chân thực có thể sánh ngang với các âm thanh gốc từ CD. Ngoài ra, đây cũng là lý do giúp Lossless lọt vào danh sách các định dạng âm thanh chất lượng cao.

Định dạng Lossless

Định dạng Lossless


Tham khảo thêm >>Tín hiệu Analog là gì

Định dạng âm thanh MIDI

MIDI được viết tắt từ thuật ngữ Musical Instrument Digital Interface dùng để trao đổi thông tin biểu diễn giữa các nhạc cụ điện tử hoặc giữa các nhạc cụ điện tử với máy tính. MIDI bao gồm: tiếng các bộ gõ, tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng hát tồn tại dưới dạng sóng âm thanh hình SIN . 

Nhạc MIDI dùng kỹ thuật số (Digital) để lưu lại âm thanh và được mã hóa dưới dạng nhị phân bao gồm các con số 0 và 1.

Hơn nữa, do chỉ ghi lại bản nhạc mà file MIDI có dung lượng rất nhỏ nên thường được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như điện thoại di động, Keyboard, guitar điện, kèn saxophone.

Định dạng âm thanh MIDI

Định dạng âm thanh MIDI


Định dạng WMA9

WMA9 (Window Media Audio) do Microsoft phát triển, được coi là đối thủ cạnh tranh của MP3, ACC. Mặc dù là chuẩn nén âm thanh với bitrate thấp hơn một nửa nhưng chất lượng âm thanh của file này lại tương đương với người anh em MP3. 

Định dạng WMA9

Định dạng WMA9


Định dạng âm thanh AAC+

Là bản nâng cấp của ACC, AAC+ với tốc độ bit nhị phân thấp giúp duy trì chất lượng âm thanh ổn định. AAC+ được cấu thành từ 2 công nghệ mã hóa Spectral Band Replication (SBR) và Advanced Audio Coding (AAC)

Định dạng âm thanh AAC+

Định dạng âm thanh AAC+


Định dạng AAC++

Là bản cải tiến của AAC+, AAC++ có khả năng mở rộng việc phân phối các tín hiệu âm thanh đa kênh nhờ được bổ sung thêm công nghệ mã hóa Parametric Stereo (PS). Chính vì vậy, hiệu suất của âm thanh codec cũng được nâng cao đáng kể

Định dạng âm thanh AAC++

Định dạng âm thanh AAC++


Định dạng âm thanh eAAC+

eAAC+ sử dụng cho âm thanh stereo tín hiệu hỗ trợ công nghệ Parametric Stereo (PS) và công nghệ nén tiên tiến hơn so với MP3 giúp người dùng có được một chất lượng âm thanh tương tự từ một tập tin nhỏ hơn nhiều.

Định dạng âm thanh eAAC+

Định dạng âm thanh eAAC+


Định dạng AC3

AC3 (Audio Coding 3) là định dạng âm thanh được sử dụng rất phổ biến trên hầu hết các đĩa DVD với nhiệm vụ mở rộng hệ thống âm thanh vòm. File AC3 được ra đời nhằm nâng cao chất lượng âm thanh và các hiệu ứng vốn có của âm thanh vòm, cho phép số hóa âm thanh với tần số thấp hơn nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin file AC3 ngày càng phổ biến, đặc biệt trong nhạc chuông, âm báo của các thiết bị di động.

Định dạng AC3

Định dạng AC3


Tham khảo thêm >>Tín hiệu digital là gì?

Mong rằng, với những chia sẻ của Lạc Việt Audio trên đây sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về các định dạng âm thanh cơ bản. Từ đó, bổ sung vào kho tàng kiến thức của mình những thông tin hữu ích nhất.

18 views0 comments
Post: Blog2_Post
bottom of page