Cách lắp đặt hệ thống âm thanh thông báo phù hợp
Contents
Hệ thống âm thanh thông báo thường được lắp đặt sử dụng trong các văn phòng, tòa nhà khách sạn, khu chung cư, nhà ga, bến xe, siêu thị, văn phòng, khu vui chơi giải trí… phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như là phát nhạc nền tạo cảm giác trang trọng, thoải mái, dễ chịu, nhắn tin. Thông báo cho từng vùng trong các trường hợp khẩn cấp tìm kiếm, thông báo, nhắc nhở…
Nguyên lý hoạt động của hệ thống âm thanh thông báo
– Tín hiệu được phát, truyền đi từ hệ thống âm thanh thông báo từ bảng điều khiển trung tâm thông qua mạng cáp truyền đến từng vùng hoặc toàn bộ các vùng loa âm trần trong khu vực kiểm soát của hệ thống.
– Toàn bộ các loa trong một khu vực được lắp đặt kết nối thành một Zone(vùng) sau đó đưa về trung tâm xử lý.
– Trung tâm sử dụng các bộ tăng âm, chiết áp có bộ chọn các vùng loa để tiện cho việc thông báo đến từng khu vực cần thiết. Ngoài ra các bộ tăng âm này có khả năng kết nối với các thiết bị ngoại vi khác như amply karaoke jarguar, đầu đĩa, bộ dò sóng Radio hay máy ghi băng…
Cách bố trí loa sao cho phù hợp nhất
Cách bố trí loa gắn trần khá là quan trọng, loa thường được sử dụng trong môi trường này và góc phát của loa là giữa 90 độ và 120 độ là chuẩn nhất. Khoảng cách giữa các loa càng nhỏ thì chất lượng âm thanh cành tốt và tiếng càng to dõ dàng.
Đối với các văn phòng, không gian làm việc không sử dụng chức năng phát nhạc nền, các loa chỉ cần được bố trí cách nhau từ 8 – 10m.
– Loa nén: Với không gian nhà xưởng với cường độ tiếng ồn cao nên chúng ta sử dụng loa nén, loại loa có thể phát ra cường độ âm thanh cao. Vì là loa có cường độ âm thanh cao nên chúng ta cần tìm hiểu xem vị trí lắp loa phù hợp tránh tình trạng để gần nơi làm việc của công nhân quá nó sẽ làm tiếng ồn chói tai gây khó chịu cho người nghe.
Xem thêm:
Kết nối trở kháng cao và thấp
Kết nối loa trở kháng thấp
Ở kết nối này bạn cần thiết phải thiết kế sao cho tổng trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của bộ tăng âm, vì khi tổng trở kháng loa thấp hơn trở kháng ra của bộ tăng âm sẽ dẫn đến kết quả loa hoạt động không được ổn định và bộ tăng âm hoạt động sai chức năng vốn có. Khoảng cách nối giữa bộ tăng âm và loa gắn tường nên nhỏ hơn 10m. Nếu khoảng cách này lớn hơn, công suất ra từ bộ tăng âm sẽ làm nóng dây dẫn và không thể cung cấp cần thiết cho loa của hệ thống âm thanh thông báo và gây cháy hỏng.
Kết nối loa trở kháng cao
Trong hệ thống âm thanh công cộng, để bao phủ một nơi có diện tích rộng nên sử dụng khoảng cách nối dây lớn. Vì vậy người ta thường dùng kết nối trở mức cao. Trong đó tất cả các loa phải có biến áp sẽ được mắc song song, tránh sử dụng những loa này với loa không có biến áp.
Ở kết nối trở kháng cao, khi bạn còn mắc các loa song song với nhau, nó sẽ rất hữu hiệu khi thiết kế sao cho tổng đầu vào loa nhỏ hơn công suất đầu ra tăng âm. Điều này sẽ giúp loại bỏ tính toán trở kháng phức tạp.
Trên đây là một số điều cần biết để khi lắp đặt một hệ thống âm thanh thông báo hoàn chỉnh, chất lượng. Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm và ứng dụng của loa âm trần trong hệ thống âm thanh quý khách vui lòng liên hệ với Loa Nhập Khẩu qua Hotline: 0932 918 555 – 0949 355 866 để được những chuyên viên kỹ thuật của chúng tôi tư vấn miễn phí.
Comments