Có nhiều người đã nghĩ thùng loa chính là bộ phận ít chất “kỹ thuật” nhất trong một bộ loa nhưng đó là tư duy sai lầm Cách Đóng Thùng Loa và Kỹ Thuật Đóng Thùng Loa chuẩn là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng. Chỉ là một khối hộp bằng gỗ chứa các loa và tụ điện thì có gì đáng ghê gớm! Tuy nhiên vấn đề lại không đơn giản như vậy. Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của thùng loa chính là giữ cố định các loa trong một kết cấu được tính toán trước. Không chỉ có thế, thùng loa còn có tác dụng quan trọng về mặt âm học. Yếu tố này quyết định thiết kế về hình dáng của từng loại loa, từng hãng loa khác nhau. Thùng có tốt, loa mới hay. Đó là cũng là một “chân lý”. Vậy cách đóng thùng loa sẽ như thế nào?.
I. CẤU TẠO THÙNG LOA
Khi nhìn vào một cái loa thùng nào đó, ta có thể thấy thiết kế bên ngoài của chúng vô cùng đơn giản và không có gì là phức tạp cả. Nhưng để làm ra một loa hoàn chỉnh thì các khâu từ lắp ráp, kiểm tra đến chọn lựa sản phẩm… đều phải được tuân theo một tiêu chuẩn kỹ thuật cực kỳ nghiêm ngặt.
Các bộ phận chính cấu tạo nên một hệ thống loa cơ bản đều phải được lựa chọn rất tỉ mỉ sao cho không những đạt được chất âm hiệu quả nhất mà còn đạt vẻ thẩm mỹ bên ngoài. Có 6 thành phần chính tạo nên một loa thùng: driver, lỗ dội âm (Bass reflex), thùng loa, jack nối dây, mạch phân tần, phụ kiện…
1. Driver: Đây là trái tim và cũng là linh hồn của bất kỳ hệ thống loa nào. Về cơ bản, driver của loa chuyển tín hiệu điện thành sóng âm thanh, thông qua chuyển động màng loa. Driver có thể sắp xếp thành 4 dạng khác nhau dựa trên vai trò mà nó đảm nhiệm trong toàn dải tần số âm thanh.
2. Lỗ Dội Âm: Nhằm giải quyết vấn đề “thắt cổ chai” của các thùng loa và màng cấu tạo loa nhỏ, các nhà sản xuất thường cho thêm một lỗ dội âm để làm tăng thêm khả năng tái hiện tần số thấp. Lỗ này có thể được bố trí ở phía trước hoặc sau và được thiết kế dưới dạng lỗ đơn hay đôi.
3. Thùng Loa: là nơi chứa toàn bộ các thành phần của một hệ thống loa. Cấu trúc của nó, mà cụ thể là khoảng trống bên trong, có tầm quan trọng nhất định tới cách vận hành của loa. Bên cạnh yếu tố kích thước, vật liệu chế tạo cũng như độ dày của thùng cũng tác động rất lớn tới chất lượng âm thanh.
4. Jack Nối Dây: Bình thường cổng jack cắm không hiện diện trên các loa rẻ tiền vốn đã được gắn sẵn từ cáp ở bên trong. Tuy nhiên, để có thể kết nối và có chất lượng hơn, loa phải có cổng nối dây riêng rẽ để có đầu vào chuẩn để cho đầu vào chuẩn
5. Mạch Phân Tần: Về cơ bản, đây là một bộ phận tách các kênh tín hiệu thành các dải âm thanh khác nhau cho từng thùng loa tương ứng, ví dụ tần số thấp cho loa bass và cao cho loa treb. Lý tưởng mà nói, các tín hiệu phải được chia tách sao cho dải âm không bị hụt hay chồng lên nhau.
6. Phụ Kiện: Có rất nhiều phụ kiện hỗ trợ để làm cho hệ thống loa trở nên hoàn hảo hơn rất nhiều, từ đơn giản là các đinh hay chân đế, tới các thiết bị giá đỡ treo tường…v.v Các phụ kiện hỗ trợ này cũng cần phải được lựa chọn kĩ càng có sàng lọc, bởi lẽ nếu không chọn đúng sản phẩm tốt thì toàn bộ hệ thống âm thanh sẽ không trình diễn tốt chỉ vì chân đế không đủ vững khiến cho loa bị rung động trong khi đang hoạt động sẽ không tốt cho loa
II. CÁCH TÍNH KÍCH THƯỚC THÙNG LOA BASS 25, 30 ĐÓNG CHUẨN
Mỗi loại loa sẽ có kích thước và công suất khác nhau, bởi vậy để đóng thùng loa phù hợp với bass loa cũng như công suất của loa thì sẽ phải tính toán kích thước như nào? Và công thức tính ra sao? Chúng tôi sẽ chia sẻ đến cho các bạn bài viết hữu ích về cách tính kích thước thùng loa cũng như lỗ thông hơi và thể tích của loa để cho loa phát huy được chất âm hay nhất của nó. Với bí quyết này bạn có thể tự mình đóng được các loại thùng loa bass 25cm 30cm đạt tiêu chuẩn tốt nhất. Kích thước thùng loa to hay nhỏ sẽ còn phụ thuộc vào công suất của loa và củ loa để có loại thùng tương thích nhất.
CÔNG THỨC TÍNH THỂ TÍCH CỦA THÙNG LOA
Để tính toán được thể tích của một chiếc thùng loa thì sẽ có công thức cụ thể như sau, công thức này được dùng trong hầu hết các phần mềm thiết kế loa nếu như các bạn đã sử dụng thành thạo phần mềm này rồi thì không cần quan tâm nhiều đến công thức này làm gì. Còn những ai muốn hiểu sâu hơn về chuyên ngành này thì hãy nghiên cứu từ những thứ nhỏ nhất như công thức sau đây nhé.
Nhìn vào công thức trên đây cho chúng ta biết được các chỉ số quan trọng như Vas, Qts của củ loa. Ngoài ra trong trường hợp bạn đóng các thùng loa cổ thì có thể đo kích thước thủ công (tham khảo thêm các bài viết về đo đạc mà tôi đã giới thiệu trước đó) hoặc sử dụng phần mềm. Vas và Qts là 2 thông số quan trọng nhất của củ loa, dựa vào đó để bạn có thể tính thể tích của thùng loa một cách chính xác nhất. Nhìn vào công thức có thể thấy thể tích thùng loa tỷ lệ thuận với Vas và Qts, như vậy, khi đọc thông số của một củ loa bất kỳ ta có thể tính nhẩm ra thể tích thùng loa cần cho củ loa đó như thế nào.
Trong công thức trên thể tích thùng loa sẽ có đơn vị là Feet khối, ta cần phải đổi ra lít. 1 Feet khối bằng 28 lít cứ thế nhân ra ta sẽ ra thể tích của thùng theo lít (nước). Thể tích thùng cũng có thể được tính thô sơ bằng cách đo lòng của thùng loa rồi lấy chiều rộng X chiều cao X chiều sâu là sẽ ra thể tích hoặc có thể…đong nước đổ vào thùng để tính ra số lít J
Với cách tính kích thước thùng loa cùng công thức trên đây bạn có thể áp dụng để đóng các thùng loa bass 25 đến 30 tùy theo sở thích cũng như nhu cầu sử dụng. Tự mình thiết kế thùng loa rồi mua các thiết bị kinh kiện để lắp ráp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà lại có chất âm cực chuẩn theo đúng ý của mình. Tuy nhiên nếu bạn chưa nắm rõ được công thức tính cũng như cách thiết kế và lên ý tưởng thì có thể tham khảo thêm ở một số xưởng đóng loa ở trên google có thể nhìn thấy một số các xưởng chuyên nghiệp, tại đây họ đóng rất nhiều mẫu loa từ cao cấp cho tới giá bình thường, loa đám cưới , từ thùng, loa hội trường cho đến loa sân khấu. Tất cả những dòng loa này đều có thùng loa đạt tiêu chuẩn đáp ứng công suất siêu lơn sử dụng cho những hệ thống dàn âm thanh hội trường sân khấu chuyên nghiệp nhất hiện nay.
Kiến thức về loa thùng cũng như âm thanh là rất rộng, nếu bạn thực sự đam mê ngành này thì hãy từ từ nghiên cứu thật kỹ nhá. Hy vòng với bài viết chia sẻ về cách tính kích thước thùng loa bass 25 30 trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.
III. CÁCH ĐÓNG THÙNG LOA ĐẸP VÀ CHUYÊN NGHIỆP
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng loa sân khấu với những ưu nhược điểm khác nhau. Mỗi dòng loa có điểm mạnh khác nhau nhưng lại không đúng với mong muốn của bạn. Để giải quyết vấn đề này vẫn còn một cách đó chính là tự đóng thùng loa. Đóng thùng loa sẽ giúp bạn có được chiếc loa sân khấu ưng ý theo sở thích của mình. Công việc tự tay chế loa không hẳn chỉ để giảm thiểu số tiền phải chia ra cho một bộ loa phục vụ mục đích mà còn đáp ứng nhu cầu thưởng thức audio theo gu riêng của mình. Loa tự chế từ vỏ thùng với thiết kế trông rất giống với sản phẩm của hãng từ chi tiết những chi tiết nhỏ nhất.
1. Cách Tự Chế Loa Với Thiết Kế Giống Sản Phẩm Của Hãng:
Bắt đầu từ những năm 1924, thời điểm thiết kế bộ loa đầu tiên của hai nhà sáng lập General Electric, Chester Rice và Edward Kellogg, được dùng phổ biến và rộng rãi, nhiều kỹ sư từ các hãng âm thanh sân khấu khác nhau đã “tư chế và hoàn thiện” sản phẩm loa của hai nhà sáng lập thành rất nhiều mẫu mã, với nhiều kiểu dáng độc đáo khác nhau. Mặc dù thế, hầu hết vẫn mang đa số các thành phần cơ bản và đều tuân thủ theo một nguyên lý giống nhau. Sau đây là những bước hướng dẫn cho các bạn phương pháp tự chế rất đơn giản 1 đôi loa với hai đường tiếng cực hoàn chỉnh, chúng ta cần chuẩn bị những nguyên vật liệu cần thiết để dưới đây:
1 tấm gỗ ép có độ cứng vừa phải, với diện tích đủ lớn để có thể cắt thành sáu miếng nhỏ khác nhau, ở đây còn tùy vào kích thước loa mà các bạn có thể dự tính.
Một bộ loa bass với kích thước khoảng 5,5 inch & 1 loa tép với kích thước 1 inch. 2 loại này được cung cấp rộng rãi ở trên thị trường. Kích thước và vật liệu driver có thể thay đổi tùy sở thích từng người.
Một crossover với hai đường tiếng khác nhau để chia đều dải âm học cho 2 trình điều khiển driver. Nếu dùng loa con full-range thì crossover là điều không cần thiết.
Một ống sắt đường kính khoảng 8cm, dài 6cm và nhiều ống nhựa nhỏ hơn, cùng độ dài làm lỗ thoát âm.
Đồ bị làm mộc, dây dẫn.
2. Cách Lắp Ráp Loa Thùng
A. Thiết kế mặt trước của thùng loa với hai lỗ để đặt loa con cho phù hợp.
Cầm thước vẻ đánh dấu và vẽ những chi tiết lên tấm gỗ ép mà các bạn đã cắt.
Cắt hoặc tiện một phần nhỏ làm mặt trước của loa. Đục hai lỗ trên mặt trước để đặt vào các loa con.
Chú ý hình dạng của lỗ phụ thuộc vào driver đã chọn, khi đục chừa một vòng tròn đồng tâm bên trong để gá loa con.
B. Hộp làm thùng loa, trên ảnh là mặt sao với lỗ input và lỗ thoát âm.
Cắt các mặt còn lại của thùng, hộp làm thùng loa. Mặt sau cũng cần đục 2 lỗ, một cho lỗ thoát âm thật chuẩn kỹ thuật và một cho các cọc loa.
Đánh bóng, đánh véc-ni và trang trí thùng loa tùy theo sở thích từng người, tuy nhiên, nên đơn giản và đối xứng. Mặt trước và mặt sau cũng nên sơn khác màu.
C. Hệ thống phân tần crossover ở bên trong vỏ thùng của loa.
Sau khi đã hoàn chỉnh, vệ sinh bên trong thùng loa, tiếp đến công đoạn lắp đặt các bộ phận bên trong
Đầu tiên đưa crossover vào trước. Khi tiến hành khoan lỗ, tránh bụi gỗ bay vào chi tiết điện tử.
Bố trí các dây driver qua các lỗ tương ứng, dây input nối với các cọc loa được cố định ở mặt sau.
D. Tiếp theo là công việc chế tạo ống thoát âm
Cho các ống nhựa nhỏ lấp đầy ống sắt dự định làm lỗ thoát âm. Cố định bên trong bằng keo dán gỗ.
Khoan các lỗ trên miệng ống để gắn vào mặt sau thùng loa.
Chú ý nên đặt ở nơi tiếp xúc một sợi dây cao su giúp không cho âm thanh bên trong rò rỉ ra ngoài.
E. Tiếp theo là đấu dây và cố định trình điều khiển driver
Nối dây từ crossover ở mặt trước với các loa con bên trong và khoan cố định vào thùng loa.
Hoàn thành loa DIY đơn giản, nghe thử và tận hưởng “thành quả lao động” của mình.
Những lưu ý nhỏ bạn cần phải để ý trong quá trình thực hiện.
Với thùng loa được thiết kế đơn giản, kích thước cực chuẩn cho âm thanh tốt nhất có thể. Loa quá cỡ quy định hoặc quá nhỏ đều có thể đem lại kết quả không tốt.
Chất liệu gỗ ép được ưa chuộng không chỉ bởi mức giá “mềm” mà còn các đặc tính âm thanh phù hợp. Các vật liệu khác có thể quá cứng, không hấp thụ âm tốt, hoặc quá xốp, không bền.
Hình Ảnh Loa Bass 25 hoặc Loa Bass 30
IV. CÁCH ĐÓNG LOA CÂY
Trước đây vật liệu để làm thùng loa là loại gỗ thì ngày nay, thì bây giờ loa có thể làm từ một số vật liệu khác nhau từ kim loại, polime, composite tới sợi thuỷ tinh. Thế nhưng bây giờ đã khác, gỗ vẫn là sự thay thế hoàn hảo nhất để làm nên những thùng loa tốt nhất.
Phần lớn các thùng loa cây được làm ra từ bột ép hoặc các loại gỗ dán được xử lý kỹ thuật công nghệ chống cong, vênh và mối mọt. Gỗ nguyên thớ cũng được sử dụng nhưng không hay được dùng cho lắm và chỉ có ở những loại loa tốt với giá thành cao. Đơn giản là bởi rất khó không thể xử lý được gỗ nguyên khối và tạo hình theo thiết kế mà không ảnh hưởng đến sự đồng nhất về âm thanh.
Có hai cách thiết kế loa thùng chính đó là có lỗ thông hơi và hộp kín là : Loại có lỗ thông hơi (bass reflex) sẽ tạo nên tiếng bass sâu hơn rất nhiều so với cách làm thông thường. Ngoài 2 thiết kế phổ thông này ra thì còn một số ít hãng chế tạo loa kèn (horn) như Avantgarde với đặc trưng là độ nhạy rất cao. Kỹ thuật tạo thùng loa là ở bí mật riêng của mỗi hãng và cùng với những bộ phận khác cấu hình loa, thùng loa làm nên âm sắc riêng của mỗi nhà sản xuất đem lại chất lượng riêng cho từng loại. Bên trái là thùng loa kín, bên phải là thùng loa có lỗ thông hơi.
Chính vì tính cầu kỳ trong thiết kế và chế tạo thùng loa nên các hãng sản xuất thường khuyến cáo người nghe nhạc chú ý đến vị trí lắp đặt: không nên để loa ở những chỗ ẩm ướt, tránh xa các tổ côn trùng. Người nghe nhạc cũng tránh “tận dụng” mặt phẳng của đỉnh loa để xếp đồ hoặc các vật trang trí.
Bạn là “tín đồ” âm nhạc? Bạn muốn thưởng những bài hát yêu thích bất kỳ lúc nào? Đây là dòng loa được thiết kế đẹp mắt cho phép bạn dễ dàng phát nhạc từ các thiết bị di động với chất lượng âm thanh tuyệt hảo. Hơn nữa, sản phẩm có mức giá bán cực kỳ “dễ chịu”, là người bạn lý tưởng đồng hành cùng bạn.
Comentários