Nói đến nghệ thuật dân gian thì không thể không nhắc đến hát Chèo. Thông qua đặc tính, nguồn gốc của mình mà loại hình nghệ thuật này đã đi sâu, thấm nhuần vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về hát Chèo, hôm nay, chúng ta hãy cùng Lạc Việt Audio theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé
Hát chèo là gì?
Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, phát triển mạnh ở phía bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và lan tỏa đến khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ.
Nhờ vào ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà Chèo được coi là loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc. Không chỉ phổ biến từ thời xa xưa, mà ngày nay chèo vẫn có được chỗ đứng vững chắc trong lòng của khác giả nơi kinh thành Thăng Long nói riêng và đất nước ta nói chung. Hiện nay, trong hệ thống âm thanh sân khấu thì hát chèo cùng với hát chầu văn là những môn nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất.
Nếu như trung Quốc nổi bật bởi kinh kịch ở Bắc Kinh, thì ở việt nam, đại biểu của sân khấu truyền thống phải kể đến Chèo.
Đây là loại hình nghệ thuật dân gian cùng với sự ra đời phát triển lâu dài từ thế kỷ 10 cho đến nay. Nên đa đi sâu vào đời sống xã hội của người dân Việt nam , phản ánh đầy đủ các góc nhìn của dân tộc: lạc quan, yêu nước, nhân ái, giản dị, kiên cường, bất khuất,… Cũng chính vì những nội dung đó mà Chèo có đầy đủ các thể loại văn học như: anh hùng sử thi, lãng mạn, thơ ca,… hơn hẳn các loại hình truyền thống khác hiện nay.
Xét về phương diện thời gian, thì chèo được chia làm hai loại:
Chèo truyền thống
Chèo truyền thống: là chèo cổ được kế thừa và phát triển trên nguyên tắc bảo tồn những nguyên tắc cơ bản trong phương pháp nghệ thuật của chèo cổ. Các vở diễn chèo truyền thống trước hết là các vở diễn theo các tích chèo cổ, được tiếp nhận qua quá trình truyền nghề của các nghệ nhân, được chỉnh lý, nâng cao qua diễn xuất của các nghệ sĩ đương đại. Chèo cũng có thể coi là một loại nhạc Acoustic được, vì cơ bản nó sử dụng toàn những nhạc cũ không dùng điện.
Chèo hiện đại
Chèo hiện đại: “là các vở chèo do các tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ thời kỳ hiện đại đồng sáng tạo, đã ra đời và tồn tại trong thời kỳ hiện đại phục vụ cho người xem đương thời. Như vậy, các vở chèo hiện đại bao gồm tất cả các tác phẩm có đề tài khai thác từ cổ tích, dân gian, dã sử, lịch sử và đề tài hiện đại”. Đa số các bài chèo hiện đại này đều có trong các dòng đầu karaoke cao cấp được Lạc Việt audio đang bán, bạn mua muốn để hát chèo thì liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!
Hát chèo là gì?
Nguồn gốc hình thành Chèo
Chèo được hình thành từ dưới nhà Đinh từ thế kỷ 10 do bà Phạm Thị Trân – một vũ ca tài năng trong kinh thành Huế sáng tạo ra. Sau đó, Chèo phát triển rộng rãi đến các vùng châu thổ Bắc Bộ, từ phía bắc trở ra. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một con hát quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt Nam vào thế kỷ 14, tên gọi Lý Nguyên Cát. Binh sĩ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát. Tone nhạc của những bài hát Chèo thường rất cao, nên không phải nghệ sĩ nào cũng có thể hát được.
Chèo gắn liền với sinh hoạt đời sống, hội hè của người Việt. Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.
Nguồn gốc hình thành Chèo
Đặc điểm của nghệ thuật hát Chèo
Theo các nhà nghiên cứu thì hát Chèo mang rất nhiều các đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, nổi bật phải kể đến:
Thể loại kịch hát dân gian dân tộc mang tính nguyên hợp
Chèo là sân khấu của hiện thực đời sống tam nông: nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Sân khấu chèo hướng tới trình thức hóa
mô hình hóa (hình tượng của nhân vật).
Nghệ thuật sân khấu đồng cảm: đó là sự kết hợp tinh tế, nhuần nhuyễn, điêu luyện và hài hòa giữa gián cách và hòa cảm, giữa khách quan và chủ quan, giữa thực và hư trong quá trình thể hiện đời sống nhân vật trên sân khấu.
Chèo là hình thức nghệ thuật sân khấu luôn kết hợp hài hòa giữa (yếu tố) bi và hài.
Khán giả đồng sáng tạo với nghệ sĩ trên sân khấu, nhờ vào mối quan hệ giao lưu khơi gợi, kích động sáng tạo của nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo và trình diễn.
Chính vì mang những đặc trưng khác biệt hơn hẳn so với hát Ca Trù hay hát Xoan mà dòng nhạc này có thể tạo ấn tượng đậm nét với người nghe, mang đến cảm xúc riêng, chất riêng.
Đặc điểm của nghệ thuật hát Chèo
Các yếu tố cấu thành nên một tác phẩm Chèo hoàn hảo
Kịch bản văn học
Người xưa có câu: “Có tích mới dịch nên trò”. Điều ai cũng thấy là trò chơi nào cũng có phương tiện chơi riêng, có luật lệ, có phép tắc chơi riêng của 27 nó. Nghề “chơi” ở từng chủng loại sân khấu cũng tương tự như vậy. Kịch nói đòi hỏi một tư duy riêng gọi là tư duy kịch nói. Chèo đòi hỏi một tư duy riêng gọi là tư duy chèo. Tư duy kịch nói khác biệt tư duy chèo, nếu dùng tư duy kịch nói làm chèo thì trái với nghịch lý không còn ra chất chèo. Bởi, kịch nói là nghệ thuật dùng ngôn từ và động tác thường nhật rút từ cuộc sống để biểu đạt, không phải những điệu múa hay dáng bộ ước lệ.
Tùy từng loại sân khấu mà các thành phần tham gia nhiều hay ít, có thành phần chủ yếu, có thành phần thứ yếu. Nhất là sân khấu kịch hát được hợp thành bởi nhiều thành phần nghệ thuật. Trong tất cả các thể loại sân khấu cải lương, kịch nói, kịch hát dân tộc, sân khấu Rô Băm, Rù Kê… thì văn học có vai trò quan trọng, dù văn học truyền miệng hay văn học thành văn. Văn học tạo ra hình tượng, nhân vật, tích trò, chuyện và tuyến kịch, phát triển kịch. Từ hành động, cốt truyện, tiếng nói đều được văn học hóa, sân khấu hóa. Loại sân khấu nào cũng có vai trò, tác động của văn học.
Kịch bản văn học trong hát Chèo
Diễn xuất
Trong tiến trình lịch sử của chèo, diễn xuất của diễn viên đã không ngừng phát triển từ đơn giản, sơ lược đến sự diễn xuất sinh động các vai diễn, trò diễn, trò nhời và tiến tới sự sáng tạo phong phú, đa dạng. Từ minh họa đến biểu hiện, từ hoàn chỉnh – đồng bộ tiến tới đỉnh cao. Từ những mô hình nhân vật mang nét tính cách có ý nghĩa biểu tượng cho một phạm trù đạo đức như Thị Phương, Trinh Nguyên, Thị Kính, nghệ thuật chèo còn tạo dựng nên những hình tượng nhân vật có góc cạnh đa chiều mang trong mình không phải một phạm trù đạo đức mà là một vấn đề xã hội, một triết lý nhân sinh như Súy Vân, Mụ Sùng… Đồng thời tiếp nhận có chọn lọc những ảnh hưởng của các hình thức sân khấu khác làm giàu có thêm khả năng diễn tả con người và cuộc sống của chèo.
Trong diễn xuất chèo, các nguyên tắc ước lệ, tự sự, cách điệu là những cách thức sử dụng phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật (động tác, điệu hát, khuôn múa, lời thoại…) để thực hiện. Bên cạnh đó, sử dụng và kết hợp các thủ pháp tự sự, ước lệ, cách điệu hóa dưới sự điều phối của bút pháp tả thần đã khắc họa nhân vật chèo bằng nghệ thuật diễn xuất. Từ đó tạo nên cái thần của từng động tác đến cái thần của nhân vật, của lớp diễn, mảng trò theo yêu cầu tái hiện trên sân khấu của những nhân vật chèo được mô hình hóa.
Diễn xuất trong Chèo
Mỹ thuật
Cùng với các thành tố khác như hát, múa, diễn, mỹ thuật đã sớm trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và biến đổi của nghệ thuật chèo. Mỹ thuật chèo chủ yếu được thực hiện dựa trên đặc trưng cách điệu, 31 ước lệ. Ở chèo cổ không có phông màn, cảnh trí nên yếu tố mỹ thuật chèo truyền thống bao gồm nhiều bộ phận: địa điểm trình diễn, nơi diễn trò (sân khấu), trang phục, hóa trang, đạo cụ… Mỗi bộ phận có chức năng riêng, nhưng thống nhất ở phương pháp thể hiện. Cũng như tất cả các loại hình sân khấu khác, chèo là bộ môn nghệ thuật sân khấu, trong đó mỹ thuật là một trong những thành phần quan trọng góp phần làm nên sân khấu chèo. Mỹ thuật sân khấu chèo vừa tạo mảnh đất ban đầu cho quá trình dàn dựng, vừa tham gia suốt quá trình biểu diễn, đóng góp không nhỏ vào hiệu quả nghệ thuật.
Như vậy, các thành phần văn học, âm nhạc, múa, mỹ thuật khi gia nhập vào ngôn ngữ nghệ thuật chèo sẽ không còn (thực ra không thể) giữ nguyên các đặc trưng cố hữu, mà thông qua diễn xuất sáng tạo của nghệ nhân, nghệ sĩ, phối kết hòa hợp với nhau tạo thành một tác phẩm sân khấu. Tác phẩm sân khấu là kết quả sự kết hợp sáng tạo đồng bộ của nhiều bộ môn nghệ thuật. Trong đó, mỹ thuật phải đảm bảo những đặc tính cơ bản của nghệ thuật chèo truyền thống, đó là tính dân tộc, hình tượng, thẩm mỹ, đồng bộ – thống nhất trong sáng tạo nghệ thuật. Mỹ thuật sân khấu là một thành phần quan trọng không thể 32 thiếu được. Mỹ thuật trong sân khấu chèo góp phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp về nội dung cũng như hình thức của tác phẩm.
Mỹ thuật trong Chèo
Đạo diễn
Xưa kia ở Việt Nam nghề đạo diễn chưa hình thành rõ nét, chỉ thấy manh nha của nghề đạo diễn toát ra từ công việc của những ông thầy tuồng, thầy chèo với tư cách là người sắp trò, truyền nghề trực tiếp. Ngay khi sân khấu kịch nói được du nhập vào Việt Nam, vào ngày 22/10/1920 vở Chén thuốc độc của Vũ Đình Long (1896 – 1960) trình diễn tại nhà hát Lớn Hà Nội được coi là cột mốc mở đường của kịch nói Việt Nam cả về văn học và sân khấu. Từ đó đến nay, đội ngũ những người đạo diễn sân khấu ngày càng đông đảo góp phần tạo nên diện mạo mới cho nền sân khấu Việt Nam như Thế Lữ, Trần Huyền Trân và sau này là các lớp đạo diễn như: Đình Quang, Nguyễn Đình Nghi, Dương Ngọc Đức, Nguyễn Ngọc Phương… hay những đạo diễn đương đại có ảnh hưởng lớn đến sân khấu Việt Nam như: Doãn Hoàng Giang, Lê Hùng, Xuân Huyền, Xuân Đàm, Phạm Thị Thành v.v… Nói đến sự trưởng thành của nghề đạo diễn là khẳng định tầm quan trọng trong vai trò và phương pháp sáng tạo của người đạo diễn trong nghệ thuật sân khấu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Người đạo diễn không yêu thích, không đồng cảm sẽ không thể sáng tạo nghệ thuật tốt. Khi chọn kịch bản phải quan tâm đến khả năng của đơn vị, người thực hiện. Luôn thấy trách nhiệm của người đạo diễn trong sự nghiệp giáo dục tư tưởng, tình cảm cho quần chúng, phục vụ nhiệm vụ chính trị hiện nay
Đạo diễn chèo không chỉ thông thạo hát chèo, diễn chèo, mà còn thông thạo múa chèo để có thể kết hợp với biên đạo múa bố trí các đoạn múa, lớp múa cho phù hợp vở diễn. Đạo diễn có thể yêu cầu biên đạo thêm hay lược bớt múa theo ý đồ của mình, đôi khi còn hướng dẫn diễn viên thực hiện động tác múa cho đúng với hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật.
Đạo diễn trong hát Chèo
Múa
Thông qua múa trong hát Chèo thể hiện được các nội dung phong phú, đa dạng như:
Thể hiện nội dung kịch bản văn học thông qua lời hát và nhạc đệm.
Thể hiện tâm trạng và khắc họa tính cách nhân vật.
Thể hiện không gian và thời gian hành động trong chừng mực có thể của ngôn ngữ động tác.
Tín hiệu thông báo loại hình ca kịch.
Như vậy, múa được tích hợp với hát và diễn xuất để tạo nên một ngôn ngữ sân khấu giàu tính kịch và có giá trị tạo hình
Phân loại Chèo
Trên thực tế hiện nay có rất nhiều các loại hát Chèo khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm mà chia ra thành 4 loại Chèo như sau:
Chèo sân đình
Chèo sân đình đúng như cái tên của nó, thường được biểu diễn ở sân đình, sân chùa, hay sân của các nhà quyền quý từ thời xa xưa. Sân khấu của loại hình diễn xướng này tương đối đơn giản, mộc mạc, với chiếc chiếu trải ngoài sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ cùng dàn nhạc công và diễn viên ngồi hai bên mép chiếu để tạo dàn đế
Vì là theo lối dân giã nên Chèo sân đình được diễn theo lối ước lên, thể hiện động tác cách điệu cùng ngôn ngữ của diễn viên
Chèo cải lương
Chèo cải Lương được thực hiện từ những năm 1920 đến trước cách mạng tháng tám 1945 do Nguyễn Đình Khởi mở đầu
Nhằm khắc phục các điểm yếu của lối Chèo cổ, chèo Cải Lương có phần cải tiến hơn với các màn, lớp, bỏ, mú cùng các động tác cách điệu trong diễn xuất.
Chèo Chái Hê
Chèo Chái Hê thường được biểu diễn vào đám tang, đám giỗ của người có tuổi thọ, hoặc rằm tháng 7. Loại hình nghệ thuật này có xuất xứ từ việc kết nghĩa giữa hai làng vân tương (ở Bắc Ninh) và Tam Sơn (ở Đông Anh, Hà Nội)
Chèo Chái Hê thường có 4 phần, cụ thể như sau:
Giáo roi
Nhị thập tứ hiếu
Múa hát chèo thuyền cạn
Múa hát kể thập ân
Chèo hiện đại
Trong quá trình hiện đại hóa, hội nhập hóa đất nước, Chèo Việt Nam một mặt bảo lưu, biểu diễn ở nước ngoài, một mặt thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu người nghe.
Hướng hiện đại hóa bắt đầu từ sau năm 1954, cùng với trận chiến lịch sử của Việt Nam. Sau chiến tranh quá trình này vẫn tiếp tục với một số vở chèo cải biên phản ánh các chủ đề hiện đại. Sau năm 1954, nhiều đoàn nghệ thuật chèo Việt Nam đã đi biểu diễn ở các nước xã hội chủ nghĩa và được công chúng hoan nghênh. Sau Chiến tranh Việt Nam, nghệ thuật chèo Việt Nam đã có mặt trong nhiều kỳ liên hoan văn hóa nghệ thuật dân gian ở nhiều nước và thu được sự mến mộ của công chúng nhiều quốc gia. Về âm nhạc, một số điệu hát chèo đã được các nghệ sĩ mạnh dạn cải biên, phối khí theo phong cách và nhạc cụ hiện đại nhưng vẫn giữ giai điệu gốc vốn có.
Phân loại Chèo
Một số nghệ nhân Chèo nổi tiếng
Nói đến Chèo không thể không nhắc đến các nghệ nhân nổi tiếng – người tạo nên các tác phẩm ấn tượng, thỏa mãn người nghe. Những cái tên gắn liền với hát Chèo bao gồm:
NSUT Thu Hiền (Nhà hát Chèo Hà Nội)
NSUT Đình Cương (Nhà hát Chèo Thái Bình)
NSUT Thanh Loan (Nhà hát Chèo Việt Nam)
NSND Thúy Ngần, Giám đốc Nhà hát thể nghiệm
NSND Hồng Ngát, Phó Giám đốc Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam
NSND Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam.
NSƯT Nguyễn Quang Thập, Giám đốc Nhà hát Chèo Ninh Bình
NSND Mai Thủy, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Ninh Bình
NSUT Mạnh Thắng, Nhà hát Chèo Hải Dương
NSND Tự Long, Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội
NSND Huyền Phin, Nhà hát Chèo Thái Bình
Một số nghệ nhân Chèo nổi tiếng
Các tác phẩm Chèo ấn tượng
Các tác phẩm Chèo tiêu biểu làm nên tiếng tăm của dòng nghệ thuật này phải kể đến như: Hoàng Trìu kén vợ, Kim Nham, Lưu Bình Dương Lễ, Nghêu sò ốc hến, Quan Âm Thị Kính, Từ Thức gặp tiên, Trần Tử Lệ, Trương Viên, Tôn Mạnh Tôn Trọng, Bài ca giữ nước, Chu Mãi Thần, Đồng tiền Vạn Lịch, Thị Mầu lên chùa & Xã trưởng – Mẹ Đốp (vở Quan Âm Thị Kính), Súy Vân giả dại (vở Kim Nham), Tuần Ty Đào Huế (Chu Mãi Thần),…
Các tác phẩm Chèo ấn tượng
Comentários