top of page
Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Hát xoan là gì? Những bài hát xoan hay nhất hiện nay

Updated: Nov 21, 2020


Hát Xoan là một trong những di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của nhân loại. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của loại hình nghệ thuật độc đáo này. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng Lạc Việt Audio theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé

Định nghĩa về hát Xoan

Hát Xoan là di sản văn hóa thuộc loại hình diễn xướng dân gian gắn liền với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, phổ biến ở Phú Thọ một tín ngưỡng bắt nguồn từ tập quán thờ cúng tổ tiên của người Việt. Hát Xoan còn gọi là Khúc môn đình, là lối hát thờ thần, thường được tổ chức vào mùa xuân để đón chào năm mới. 

Hát Xoan khi trình diễn đầy đủ thường có có 3 chặng hát: 

  1. Hát thờ – tưởng nhớ các Vua Hùng, các vị thần, những người có công với dân, với nước

  2. Hát nghi lễ – Ca ngợi thiên nhiên, con người, đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng qua 14 làn điệu khác nhau (còn gọi là quả cách)

  3. Hát Hội – lối hát giao duyên, bày tỏ khát vọng cuộc sống, tình yêu nam nữ với những làn điệu đậm chất trữ tình vui nhộn qua hình thức hát đối đáp giữa các Đào, Kép và trai gái làng sở tại…

Bài bản Xoan được kết hợp hài hòa giữa thơ, nhạc và giọng điệu. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện còn lưu giữ được 31 bài bản Hát Xoan tại 4 phường Xoan gốc (An Thái, Thét, Phù Đức và Kim Đái). Các làn điệu Xoan cổ đều được bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địa bàn trung tâm bộ Văn Lang, thời các Vua Hùng dựng nước. Hát Xoan là nghệ thuật diễn xướng với đầy đủ các dạng thức nhạc hát: hát nói, hát ngâm, hát đối và lĩnh xướng. Trong hát Xoan, múa và hát luôn đi cùng và kết hợp với nhau, dùng điệu múa để minh họa cho lời ca. “Là nghệ thuật trình diễn cộng đồng, Hát Xoan đáp ứng nhu 56 cầu giao lưu văn hóa, gắn kết cộng đồng. Khi cùng nhau trình diễn Hát Xoan, những người thực hành Xoan tìm thấy niềm vui trong sự hòa đồng, tôn trọng lẫn nhau và những nỗi vất vả, phiền muộn được giải tỏa”. 

Định nghĩa về hát Xoan

Định nghĩa về hát Xoan


Đặc điểm của hát Xoan

Hát Xoan phản ánh tín ngưỡng

Hát Xoan thuộc loại hình dân ca nghi lễ phong tục, hát trong lễ hội làng với mục đích tín ngưỡng, hát để cầu cho dân làng và các nghề được an khang thịnh vượng. Nội dung của Hát Xoan phản ánh tín ngưỡng thờ vua Hùng, tổ tiên của người Việt, một hình thức tín ngưỡng rất đặc biệt ở Việt Nam. 

Theo kết quả điều tra năm 2010 cho thấy, Hát Xoan gắn với 30 cửa đình, đền thuộc vùng trung tâm bộ Văn Lang, nay là Phú Thọ và Vĩnh Phúc, trong đó đa số là các di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương. 

Nội dung của Hát Xoan phản ánh tín ngưỡng thờ vua Hùng và thờ lúa nước của cư dân Văn Lang. Nghi lễ hát thờ, hát quả cách trước bàn thờ thành hoàng nhằm mời vua về dự hội và phù hộ cho dân làng được phong đăng hòa cốc, mùa màng bội thu, dân chúng khang ninh thịnh vượng. 

Nội dung ngôn ngữ của Hát Xoan vừa mang tính dân dã, vừa mang tính bác học của các nhà Nho với các bài thơ phản ánh thiên nhiên, phản ánh cuộc sống lao động và đặc biệt là sự thể hiện lòng thành kính với các vua Hùng và thần linh có công bảo trợ cho cuộc sống của dân làng.

Như vậy Hát Xoan là dân ca bản địa, hình thành từ cuộc sống sản xuất của cư dân trồng lúa nước thời đại Văn Lang, phản ánh tín ngưỡng và ước vọng của người Việt cổ. Trải qua chặng đường dài của lịch sử, khi Nho giáo du nhập cùng tín ngưỡng thờ thành hoàng xuất hiện, Hát Xoan mang thêm nội dung Nho giáo, vua Hùng được tôn làm thành hoàng, vừa là Thánh vương, Thánh tổ bảo trợ cuộc sống nhân dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý, phong tục của cư dân bản địa. Nhờ vậy tín ngưỡng thờ vua Hùng được khẳng định và nâng cao trong Hát Xoan, ngày càng phát triển, trường tồn trong lòng xã hội nông nghiệp Việt Nam. 

Hát Xoan phản ánh tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tín ngưỡng lúa nước cổ truyền của người Việt

Hát Xoan phản ánh tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tín ngưỡng lúa nước cổ truyền của người Việt


Hát Xoan mang giá trị nghệ thuật độc đáo

Hát Xoan là loại hình nghệ thuật đa yếu tố: Múa, hát, âm nhạc, thơ, trình diễn sân khấu. Trong đó có hai yếu tố quan trọng nổi bật nhất là âm nhạc và múa, được kết hợp hài hòa và chặt chẽ. Hình thức 57 thường thấy là các cô đào vừa hát vừa múa trên chiếu trước bàn thờ, trong khi đó một kép nam đứng bên cột đình hát dẫn cách, cứ sau một đoạn các cô đào lại hát họa theo hình thức xướng xô. Đạo cụ Hát Xoan đơn giản, chủ đạo là chiếc trống con, một số bài có thêm phách, quạt, trống cái…Sự kết hợp này là hình thức nghệ thuật độc đáo của Hát Xoan. Nếu so sánh với các loại hình dân ca khác cũng mang tính tín ngưỡng như Ca trù, Chèo tàu, Quan họ cổ…ta thấy nghệ thuật trong Hát Xoan có nhiều điểm tương đồng nhưng phong phú hơn rất nhiều bởi sự kết hợp nhiều yếu tố nghệ thuật và nội dung đa dạng. Nếu ca trù chỉ có Đào hát với nhau thì Hát Xoan có sự giao lưu đối đáp mạnh mẽ thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa các làng Xoan. 

Xoan là nghệ thuật diễn xướng và ca múa, Xoan không có tích trò, cốt truyện như Chèo và Tuồng nhưng Xoan cũng không chỉ là nghệ thuật của thính giác. Người ta tụ họp ở lòng đình không chỉ nghe Xoan mà còn để “xem” Xoan, xem các đào xoan múa, một chương trình ca múa mừng làng chầu thánh. 

Hát Xoan mang giá trị nghệ thuật độc đáo

Hát Xoan mang giá trị nghệ thuật độc đáo


Trong hát Xoan, từ hát thờ chuyển sang nghệ thuật cộng đồng

Nội dung chủ đạo của Hát Xoan mang tính tín ngưỡng, hát trước bàn thờ để xin thần linh phù hộ. Nội dung tín ngưỡng mang tính lề lối, có quy định chặt chẽ trong không gian thờ tự. Mở đầu là phần hát lề lối gồm 4 bài hát múa mang tính chất chúc tụng cho dân làng dân khang vật thịnh. Tiếp theo là phần hát quả cách, gồm 14 tiết mục hát múa mang tính cầu chúc và miêu tả thiên nhiên, cuộc sống lao động và kể các tích xưa, với nội dung Nho giáo đậm nét. Người hát với thái độ kính cẩn, nghiêm túc trước bàn thờ theo các bài bản có sẵn, với quy định chặt chẽ. 

Nghệ thuật Hát Xoan bắt đầu được mở ra trong trong phần hát hội. Không gian diễn xướng không chỉ ở trước bàn thờ mà còn ở các gian bên và thậm chí hát ngoài sân đình. Nội dung chuyển dần từ hát thờ sang hát giao duyên nam nữ và nhiều nội dung khác, thậm chí hát cả phú, lý, ghẹo… tiết tấu âm nhạc phong phú và sôi nổi hơn gồm cả múa, hát, trò chơi… Sự phát triển cả không gian và nội dung, hình thức biểu diễn thu hút nhiều thành phần tham gia diễn xướng, không chỉ là phường Xoan biểu diễn mà có cả thanh niên nam nữ trong làng tham gia rất sôi nổi 58 hào hứng. Đây chính là nghệ thuật cộng đồng, do cộng đồng tự thể hiện, phục vụ cho chính đời sống tinh thần của cộng đồng và được cộng đồng đón nhận tự giác. 

Trong hát Xoan, từ hát thờ chuyển sang nghệ thuật cộng đồng

Trong hát Xoan, từ hát thờ chuyển sang nghệ thuật cộng đồng


Hát Xoan là quá trình sáng tạo và có sức sống mạnh mẽ

Trước hết, Hát Xoan được nhân dân sáng tạo và nghệ thuật hóa ước vọng của mình qua lời ca và điệu múa. Tâm thức cộng đồng về cuộc sống và vạn vật được lễ nghi hóa thành các lề lối, do vậy hát Xoan thuộc loại hình dân ca nghi lễ cung đình. Nó được niêm luật hóa nghiêm ngặt trong 3 chặng hát. Công đức các vua Hùng, ước vọng của nhân dân về cuộc sống và sự sinh sôi của vạn vật qua bốn mùa, công cuộc lao động của những người nông dân được thể hiện trong các lời ca và điệu múa. 

Mỗi phường Xoan lại có cách trình diễn khác nhau mang đặc trưng riêng của từng làng. Sự sáng tạo này mang tính cộng đồng cao và mang tính chất dân gian; lời ca và điệu múa không có tác giả mà do cộng đồng sáng tạo nên qua cuộc sống lao động và xuất phát từ nhu cầu đời sống tâm linh và tinh thần của cộng đồng, được lưu truyền từ đời này qua đời khác qua nhiều thế hệ. 

Hát Xoan ban đầu có nguồn gốc từ 4 làng cổ ở Việt Trì Phú Thọ nhưng Xoan không bị bó hẹp trong một cộng đồng dân cư mà lan toả thành vùng rộng. Qua khảo sát điều tra cho thấy, Hát Xoan có mặt tại 18 xã với 30 cửa đình thuộc hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, gọi là vùng Xoan. Những năm gần đây, hát Xoan còn lan tỏa rộng hơn nữa trong hầu hết 13 huyện thành thị của Phú Thọ và một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. 

Sự lan tỏa sức sống mạnh mẽ này trước hết do nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, tục giữ cửa đình và kết nước nghĩa của các phường Xoan với một số làng, hầu hết là các địa phương có di tích thờ Hùng Vương. Cộng đồng các làng tin rằng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cầu vua, mời vua, cầu cho dân làng no ấm dưới các hình thức nghệ thuật hát thờ trong không gian thiêng sẽ đem lại sự phù hộ của thần linh cho dân khang vật thịnh. Đó là tục lệ riêng độc đáo của Hát Xoan. Từ tục này khiến cho hát Xoan lan toả rộng đến nhiều địa phương khác. Hiện nay Hát Xoan lan tỏa rộng khắp địa bàn tỉnh Phú Thọ với sự phát triển một cách tự giác trong cộng đồng người dân Phú Thọ. 

Hát Xoan là quá trình sáng tạo và có sức sống mạnh mẽ

Hát Xoan là quá trình sáng tạo và có sức sống mạnh mẽ


Hát Xoan là hoạt động nghệ thuật có tính cộng đồng cao

Hát Xoan là sản phẩm sáng tạo của cộng đồng, nó được phát triển phong phú trong tiến trình lịch sử và được cộng đồng bảo vệ gìn giữ. Với nội dung tín ngưỡng cao, lời ca kết hợp 59 với động tác múa Hát Xoan thể hiện tâm nguyện của cộng đồng được nghệ thuật hóa, thể hiện tín ngưỡng cộng đồng với Hùng Vương và các vị thần, cầu cho cuộc sống con người no ấm, mùa màng bội thu, dân khang vật thịnh, phù hợp với tâm lý người nông dân, vì vậy nó ăn sâu bám rễ trong cộng đồng, được trao truyền từ đời này sang đời khác. 

Nội dung Hát Xoan không chỉ là hát thờ mà còn hết sức phong phú, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu giải trí của nhân dân, vì vậy nó được cộng đồng đón nhận và mang tính nghệ thuật cộng đồng cao, do chính cộng đồng sáng tạo nên, thực hành và gìn giữ. Về nghệ thuật trình diễn, khác với các di sản khác có thể do cá nhân trình diễn, nhưng Hát Xoan luôn có lối trình diễn tập thể. Trong tất các các chặng hát từ hát thờ cho tới các quả cách và phần hát hội đều do tốp đào kép trình diễn. Cũng như Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát Xoan cũng mang giá trị lòng yêu nước, cố kết cộng đồng dân tộc và giá trị tâm linh sâu sắc. Cộng đồng đã đem nghệ thuật Hát Xoan để thể hiện niềm tin tín ngưỡng đối với Vua Hùng và các vị thành hoàng, cầu mong cho dân khang vật thịnh, mùa màng tươi tốt. Khi nghe hát xoan qua những thiết bị âm thanh chuyên nghiệp như cục đẩy công suất hoặc loa hội trường chất lượng, bạn sẽ thấy được hết những tinh túy trong lời bài hát.

Hát Xoan là hoạt động nghệ thuật có tính cộng đồng cao

Hát Xoan là hoạt động nghệ thuật có tính cộng đồng cao


Những bài hát xoan hay nhất

  1. NHẬP TỊCH MỜI VUA (Phường Xoan Phù Đức)

  2. GIÁO TRỐNG – GIÁO PHÁO (Phường Xoan Phù Đức)

  3. THƠ NHANG (Phường Xoan Kim Đới)

  4. ĐÓNG ĐÁM (Phường Xoan Thét)

  5. TRỐNG QUÂN (Chặng hát đón đào) (Phường Xoan An Thái)

  6. XIN HUÊ – ĐỐ HUÊ (Phường Xoan Kim Đới)

  7. ĐỐ CHỮ (Phường Xoan Thét)

  8. HÁT ĐÚM (Phường Xoan Phù Đức)

  9. BỎ BỘ (Phường Xoan An Thái)

  10. HÁT BỢM GÁI (Phường Xoan Kim Đới)

  11. HÁT RU – MỜI RƯỢU (Phường Xoan Thét)

  12. HÁT MÓ CÁ (Phường Xoan Kim Đới)

  13. KIỀU GIANG CÁCH (Phường Xoan Phù Đức)

  14. NHÀN NGÂM CÁCH (Phường Xoan Thét)

  15. CHÀNG MAI CÁCH (Phường Xoan Kim Đới)

  16. XOAN THỜI CÁCH (Phường Xoan An Thái)

  17.  HẠ THỜI CÁCH (Phường Xoan Phù Đức)

  18.  THU THỜI CÁCH (Phường Xoan Thét)

  19. ĐÔNG THỜI CÁCH (Phường Xoan Kim Đới)

  20. NGƯ TIỀU CANH MỤC CÁCH (Phường Xoan An Thái)

  21. TỨ MÙA CÁCH (Phường Xoan Phù Đức)

  22. ĐỐI DÃY CÁCH (Phường Xoan An Thái)

  23. HỒI LIÊN CÁCH (Phường Xoan Thét)

  24. TỨ DÂN XOAN CÁCH (Phường Xoan An Thái)

  25. HÒ CHÈO CÁCH (Phường Xoan Kim Đới)

  26. CHƠI DÂU CÁCH (Phường Xoan Phù Đức)

22 views0 comments

Comentarios


bottom of page