top of page

Mixer là gì? Hướng Dẫn Cách Chỉnh Bàn Mixer Karaoke

Writer's picture: Chuyên Âm ThanhChuyên Âm Thanh

Có rất nhiều người chưa biết Mixer là gì? Vì vậy hôm nay, chúng tôi xin được cung cấp thông tin cụ thể cho bạn đọc về cách sử dụng Mixer, cũng như cách điều chỉnh làm sao cho phù hợp với các dàn hệ thống âm thanh giúp cho chất lượng âm thanh hay hơn.



1. TÌM HIỀU VỀ MIXER




mixer là gì


Mixer là một trong những thiết bị có khả năng trộn âm thanh rất tuyệt vời, là một trong những thiết bị phổ biến với dàn âm thanh, tuy nhiên định nghĩa Mixer là gì ? chắc hẳn không phải ai cũng biết.



Mixer hay còn được gọi là thiết bị trộn âm thanh đầu vào. Mixer chính là nơi thu nhận tín hiệu âm thanh từ các thiết bị như micro, nhạc cụ và các tín hiệu từ DVD sau đó nó sẽ tiến hành xử lý toàn bộ các tín hiệu đó và cho ra một tín hiệu duy nhất trong thể thức môn hoặc stereo với chất lượng tốt hơn. Khi tín hiệu âm thanh được xử lý bởi mixer như vậy sẽ giúp giọng hát của bạn trở nên hay hơn và hấp dẫn hơn. Cũng chính nhiều mục đích khác nhau mà người ta có thể chia mixer thành nhiều loại Mixer.



»Xem Thêm : Bàn mixer



Mixer được chia làm 3 loại :




mixer analog là gì


  1. Mixer theo kỹ thuật anolog: Hiện nay sử dụng mixer theo kỹ thuật analog ở những phòng thu âm chuyên nghiệp hay sử dụng. Bởi vì một bàn mixer theo công nghệ này khá cồng kềnh chiếm nhiều diện tích và khó di chuyển nhưng chất lượng thì vẫn được đảm bảo rất là tốt.




mixer analog vận hành theo kỹ thuật digital


  1. Mixer analog vận hành theo kỹ thuật digital: So với kỹ thuật analog thì không khác quá nhiều nhưng nó đã sử dụng tín hiệu kỹ thuật số để thay đổi các tín hiệu âm thanh. Nhưng đường đi của tín hiệu vẫn còn sử dụng nguyên tắc của kỹ thuật analog.




mixer digital là gì


  1. Mixer theo kỹ thuật digital: Các đường đi của tín hiệu ở công nghệ digital đã được số hóa hoàn toàn, không chỉ những tín hiệu được digital mã hóa mà cả những tín hiệu microphone hay các nhạc cụ điện sử sụng tín hiệu analog cũng có thể đưa vào được. Một bộ chuyển tín hiệu nhạc cả đầu ra out signal sang digital, mixer những tín hiệu âm thanh sẽ được soạn theo nguyên tắc ‘DSP’, DSP hoạt động không khác một chương trình phần mềm trên máy tính vì thế việc xử lý các tín hiệu diễn ra vô cùng nhanh. Mixer có nhiều ưu điểm như thao tác gọn gàng, xử lý nhanh và nhạy sẽ rút bớt được rất nhiều thời gian và công sức. Các thao tác trên digital cũng rất đơn giản.



2. KỸ THUẬT ĐIỀU CHỈNH MIXER



Mixer là một trong những thiết bị cần đòi hỏi có kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chỉnh chuyên nghiệp thì mới tạo ra được chất lượng âm thanh hay. Cách điều chỉnh Mixer là kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất đối với kỹ thuật viên cần trang bị khi làm việc trong lĩnh vực âm thanh. Thiết bị này bạn sẽ trực tiếp điều chỉnh toàn bộ hệ thống âm thanh, đây cũng là trung tâm xử lý của bộ âm thanh trong bất kì chương trình hay không gian hệ thống âm thanh nào. Điều chỉnh Mixer cho giọng hát là một kỹ năng rất quan trọng.



Với đàn ông thường âm vực chủ yếu ở tiếng bass và middle sẽ rõ ràng hơn, còn phụ nữ thường sẽ là những tiếng treble vì vậy nên người điều chỉnh mixer hay kỹ thuật viên âm thanh phải làm sao để cho giọng mỗi người rõ ràng hơn, đầy đủ các dải tần nhưng không được mất chất giọng riêng của người hát. Cách điều chỉnh mixer cho giọng hát rõ có thể đơn giản nhưng cân đối về dải tần thì cần chú ý một vài điểm sau:



  1. Với giọng hát nhiều âm bass và middle sẽ mang đến sự “truyền cảm” cao, dễ tác động đến tâm lý người nghe, vì vậy ca sỹ hát tốt ở dài tần này thường rất có lợi, chỉ cần thêm treble để giọng hát thêm hấp dẫn. Cần chú ý có thể bớt một chút bass và middle trên Mixer xuống nếu cần để tránh feedback(các tiếng hú, rít) vì dư các tần số này.

  2. Giọng hát nhiều tiếng treble mang tới cho người nghe sự nhẹ nhàng, âm thanh trong trẻo. Tuy nhiên nếu nghe nhiều quá sẽ cảm thấy nhàm chán, vì vậy khi điều chỉnh mixer nên thêm bass và middle vào giọng hát dạng này để tiếng hát nghe đầy đặn hơn. Chú ý: với những người có giọng “the thé” thì có thêm bass và middle bao nhiêu cũng là thiếu, vì giọng hát người này thu vào micro không có dải tần đó, nên mixer không thể khuếch đại được tín hiệu của dải tần số này. Thêm bass và middle trong trường hợp này chỉ khiến dàn âm thanh dễ bi các tiếng feedback ngẫu nhiên.



Ngoài ra với những loa cỡ lớn thường thiếu hụt ở dải tần số cao (khoảng từ 1kHz trở lên), vì vậy bạn nên điều chỉnh Equalizer tổng của micro ở dải tần này cao hơn để giọng hát trở nên hấp dẫn hơn.



⇒ Xem Thêm : Vang Số Là Gì?


3. CÁCH CHỈNH BÀN MIXER (BÀN HÒA ÂM):



cách điều chỉnh mixer hay


Để làm tốt công việc trộn âm hay còn gọi là mix ta cần hiểu rõ các chức năng trên bàn trộn âm. Mixer là trung tâm điều khiển của hệ thống âm thanh với nhiệm vụ hòa trộn nhiều đường tín hiệu vào khác nhau, hiệu chỉnh âm lượng và âm sắc theo ý muốn sau đó đưa ra các đường tín hiệu theo yêu cầu sử dụng. Vậy cách chỉnh bàn Mixer sẽ làm như thế nào?



A. Hãy Cùng Tìm Hiểu Về Nhiệm Vụ Của Bàn Mixer Để Biết Cách Điều Chỉnh Bàn Mixer:



  1. MIC: Ngõ nhập dành cho Micro hoặc những nhạc cụ có độ khuyếch đại yếu (Biên độ tín hiệu vào nhỏ hơn hoặc xấp xỉ 50 mV).



Ngõ nhập này có thể sử dụng Balanced hoặc Unbalanced và để đảm bảo độ an toàn cũng như tránh sock điện khi ta rút jack ra hoặc cắm vào đột ngột lúc máy đang hoạt động các ngõ nhập này thường sử dụng jack canon.



  1. LINE: Ngõ nhập dành cho các nguồn tín hiệu chuẩn đã qua xử lý và khuyếch đại có biên độ tín hiệu trong khoảng từ 0,7 V đến 1,4 V.



Ngõ này có thể sử dụng jack Balanced hoặc Unbalanced, nhưng thông thường là Unbalanced.



Ví dụ: Organ, trống điện, Ghi ta có qua các bộ làm tiếng, Compacdisk, Cassette,…



  1. INSERT: Ngõ nhập dùng để chèn tín hiệu, chỉ sử dụng Unbalanced.



Ngõ này đưa tín hiệu ra và trở về trên cùng một jack để sửa tiếng cho từng đường khi chúng ta muốn sử dụng thêm các thiết bị xử lý tín hiệu dùng để gây hiệu quả mà mixer không có chức năng đó.



Ví dụ: Compressor, Equalizer, bộ phá tiếng.



  1. DIRECT OUT(Balanced hoặc Unbalanced) : Ngõ ra của tín hiệu không đi qua Volume tổng.Thường dùng cho các thiết bị thu âm (Record).

  2. AUX POST: tín hiệu được chia đi qua volum (Fader) tức là khi đẩy volum to nhỏ thì tín hiệu của AUX cũng bị ảnh hưởng theo. AUX này thường được dùng để trộn EFFECT (Echo, Reveb) hoặc cho ngõ Control ca.

  3. AUX SEND (Balanced hoặc Unbalanced): Ngõ gửi tín hiệu AUX đi đến các máy xử lý tín hiệu (Echo, phase…) hoặc dùng để monitor cho ban nhạc, quảng cáo,…..

  4. AUX RETURN (Balanced hoặc Unbalanced): Ngõ nhập tín hiệu trở về của các đường Auxsend.

  5. SUB OUT (Balanced hoặc Unbalanced): Đường Out ra của tín hiệu tổng( master)

  6. CR OUT (Balanced hoặc Unbalanced):Đường Out kiểm tra tín hiệu hoặc để control.

  7. AUX: Ngõ chia tín hiệu, ngõ này chia ra làm 2 loại : AUX PRE và AUX POST.

  8. AUX PRE: tín hiệu được chia không đi qua volum (Fader) thường được dùng cho monitor, ban nhạc hoặc cho xe đài, quảng cáo…

  9. TAPE OUT (Unbalanced): Dùng để đưa tín hiệu đến đầu Tape.

  10. TAPE IN (Unbalanced): Dùng để đưa tín hiệu từ Tape vào.

  11. MAIN OUT (Balanced hoặc Unbalanced):Đường out Left và Right xuống Main.

  12. MAIN INSERT (Left / Right): Dùng để chèn thêm bộ sửa tiếng hoặc xử lý tín hiệu cho đường out xuống main.

  13. MONO OUTPUT (Balanced hoặc Unbalaced): Ngõ nhập chung tín hiệu out ra của hai đường Left và Right.

  14. Công tắc POWER: Công tắc nguồn.

  15. PHANTOM (48V): Công tắc đưa điện DC cung cấp cho Micro condenser (hay còn gọi là Micro tĩnh).

  16. HEADPHONE: Ngõ cắm ra Headphone để nghe tín hiệu tổng quát (Dùng Jack stereo)

  17. SUM: Đường ra của tín hiệu tổng, dùng để kiểm tra hoặc dùng thêm Main cho một hướng khuếch đại khác để có thể khống chế riêng biệt .



B. Điều Chỉnh Và Sử Dụng:



  1. GAIN hay TRIM: Điều chỉnh biên độ tín hiệu vào. Núm này giúp chúng ta định lượng tín hiệu vào sao cho biên độ tín hiệu vào không vượt quá khoảng làm việc tốt nhất của phần tử khuếch đại đầu tiên của MIXER.



⇒ Xem Thêm : Cách Chỉnh Eqalizer 


4. HỌC CÁCH ĐIỀU CHỈNH MIXER KARAOKE ĐƠN GIẢN NHẤT




cách điều chỉnh mixer hay


  1. Mixer karaoke là thiết bị chỉnh sửa và trộn lẫn âm thanh yêu cầu người sử dụng phải có kỹ thuật chỉnh đẳng cấp. Tuy nhiên, bạn cũng hoàn toàn có thể tự chỉnh mixer hát karaoke khi tuân thủ hướng dẫn chỉnh mixer karaoke của chúng tôi. Có thể với cách làm này, âm thanh bạn thu được sẽ không tốt như trong phòng thu nhưng so với bình thường nó sẽ mượt mà và nội lực hơn rất nhiều.

  2. Sau khi đã tiến hành chuẩn bị và xây dựng hệ thống đầy đủ bàn trộn âm mixer và các thiết bị kèm theo. Bạn bật nguồn các thiết bị và tiến hành điều chỉnh mixer. Để thu được một chất lượng âm thanh chuẩn nhất, bạn sẽ cần chỉnh máy trộn âm mixer theo 3 yếu tố cơ bản lần lượt là theo giọng hát, theo hiệu ứng âm thanh và theo độ mượt mà của âm thanh. Nhìn chung giọng hát của con người sẽ được chia làm 2 loại cơ bản lần lượt là chất giọng cao và chất giọng trầm. Trong đó, chất giọng trầm sẽ có âm vực chủ yếu ở tiếng bass và tiếng middle sẽ rõ ràng nhưng lại thiếu âm treble.

  3. Ngược lại, giọng cao hầu hết sẽ có âm treble nhưng lại thiếu tiếng bass và middle. Và người dùng sẽ điều chỉnh tùy vào từng giọng hát mà chỉnh thông số mixer cho phù hợp.



Ví dụ ở đây chúng ta sẽ điều chỉnh mixer cơ bản theo giọng hát như sau:



Bước 1: Đưa Master LR lên 0dB và Subgroup về -3dB



Bước 2: Để người hát karaoke hát thử và bạn có thể nắm được chất giọng cơ bản của người hát, xem nó thuộc tông cao hay trầm.



Bước 3: Trong quá trình hát, bạn thực hiện lần lượt:



  1. Đẩy Fader lên -6dB

  2. Yêu cầu người hát điều chỉnh giọng về mức trung bình và lên cao nhất.

  3. Theo đó, bạn tăng gain (kênh dùng để tăng hoặc giảm độ lớn ngõ vào của các loại nhạc cụ hay micro) lên từ từ cho đến khi nào đèn Clip báo đỏ thì giảm xuống, Gain cần đặt ở vị trí dù người hát lên cao nhất cũng không bị báo đỏ.

  4. Một số loại mixer hiện đại ngày nay để giúp việc điều chỉnh amply dễ dàng hơn sẽ tích hợp thêm cho Bàn Mixer nút PFL (Pre Fader Level). Với loại amply này, để điều chỉnh gain bạn chỉ cần nhấn nút PFL tại kênh đó, yêu cầu người hát điều chỉnh âm lượng ở mức lớn nhất, từ từ chỉnh gain đến khi dàn đèn led bên phải sáng ở mức 0dB là được.



5. CÁCH ĐIỀU CHỈNH MIXER HAY



Để có một bản nhạc âm thanh chất lượng hay một giọng hát phát ra từ loa hay nhất bạn cần phải có thời gian mix nhiều lần âm thanh đồng thời cũng cần có hiểu biết về mixer âm thanh để có thể hiệu chỉnh chúng một cách hợp lý và cho hiệu quả cao nhất. Muốn hiểu được cách điều chỉnh Mixer trước tiên bạn phải phân biệt Echo và Reverb khi điều chỉnh Mixer



A. Sự Khác Nhau Giữa Echo và Reverb Khi Điều Chỉnh Mixer



Nhiều người thường bị lầm tưởng giữa 2 hiệu ứng này lúc điều chỉnh mixer. Bạn cần hiểu rõ về 2 effect này để điều chỉnh giọng hát của mọi người được tốt hơn. Trong khi Echo tạo tiếng vang lại như khi tiếng bạn hét trong những hang động thì Reverb/Delay thể hiện sự ngân dài của âm thanh karaoke giúp giọng hát hay tiếng đàn thêm truyền cảm và có độ sâu nhiều hơn, đỡ tốn sức hơn khi hát.



Toàn bộ những bộ âm thanh karaoke gia đình hiện nay đều sử dụng hiệu ứng Echo và người sử dụng thường tưởng rằng phải có effect này âm thanh mới hay hơn. Nhưng nó chỉ đúng với những ai đó không biết hát. Thực tế nhiều Echo làm âm thanh thiếu sự rõ ràng, nghe thì “ảo ảo” hơn. Còn đối với ca sỹ nhiều năm kinh nghiệm khi hát trên sân khấu, gần như chỉ sử dụng vô cùng vô cùng ít Echo và luôn có sự phối hợp giữa Echo, reverb/delay… để tạo sự hài hòa nhất trong tiếng hát.



B. Xử Lý Compressor và Limiter



  1. Xử lý tín hiệu âm thanh trong một sự kiện, quán hát chương trình đều không thể bỏ qua 2 ứng dụng này. Bạn cần hiểu rằng giọng hát lẫn nhạc cụ không bao giờ “đều đều” mà sẽ mạnh nhẹ khác nhau tùy theo từng công đoạn . Vì vậy công việc của kỹ thuật viên chú trọng nhất là điều chỉnh compressor ở những ngưỡng định sẵn, âm thanh lớn quá vượt quá ngưỡng thì “kéo compressor ” xuống, nhỏ quá thì “nâng compressor ” lên.

  2. Tuy nhiên nếu không có kiến thức về cách điều chỉnh mixer hợp lýbạn sẽ làm mất đi tính “uyển chuyển” của âm thanh. Cách tốt nhất là nên chia compressor cho từng dải tần khác biệt để kiểm soát hiệu quả nhất.

  3. Còn với limiter âm thanh sẽ không vượt quá ngưỡng bạn cho phép, hạn chế hiện tượng “over” gây nên rú rít, vỡ tiếng, hư hỏng các thứ .



Đó là tổng hợp về cách chỉnh âm thanh Mixer hay nhất, những kiến thức này đủ để bạn tùy chỉnh bàn âm thanh mixer một cách chuyên nghiệp. Mixer có những tác dụng không thể thiếu như các bạn đã thấy, tuy nhiên nó không hoàn toàn quyết định 100% độ hay của bản nhạc, nó còn phải dựa vào yếu cốt con người.



Xem Thêm : Cách Chỉnh Amply

5 / 5 ( 1 bình chọn )

6 views0 comments

Comments


bottom of page