top of page
Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Múa rối nước là gì? Đặc điểm của loại hình nghệ thuật truyền thống

Updated: Nov 23, 2020


Múa rối nước là gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Để giải quyết vấn đề này, bài viết của Lạc Việt Audio dưới đây sẽ giúp bạn tìm kiếm những thông tin hữu ích nhất. Cùng đón xem nhé

Múa rối nước là gì?

Múa rối nước là gì?

Múa rối nước là gì?


Múa rối nước là một thể loại của loại hình sân khấu Việt Nam. Được sinh ra từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của nông dân vùng châu thổ sông Hồng, nó mang đậm tính văn hóa phương Đông và Đông Nam Á. Tiến trình phát triển của Múa rối nước là một quá trình liên tục, chưa bao giờ đứt đoạn. Đó là thể loại sân khấu vận động theo hình thức dân gian với đầy đủ đặc trưng của văn hóa dân gian trong mùa vụ, hội hè, đình đám ở nông thôn. 

Xem thêm kiến thức âm thanh hay tại đây:

hổ sông Hồng, được phát triển đưa vào phục vụ triều đình, hoàn thiện thành thể loại nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp năm 1956 và ổn định đến ngày nay Múa rối nước được ra đời khoảng hơn 10 thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi. Hiện nay, loại hình nghệ thuật này rất phát triển, có thể sánh ngang với tuồng, chèo. Múa rối không chỉ có ở nước ta mà còn có ở các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Nhưng chỉ có Việt Nam là có loại hình múa rối nước. Như những đặc trưng tiêu biểu của loại hình nghệ thuật này, mà hiện nay nó đã trở thành biểu trưng của người dân Việt Nam, được bạn bè quốc tế biết đến và yêu thích

Cơ sở hình thành múa rối nước Việt Nam

Chúng ta cung đi lướt qua những cơ sở của việc hành thành nghệ thuật múa rối nước Việt Nam cho các bạn cùng theo dõi và nắm được nhé!

Cơ sở tự nhiên

Cơ sở tự nhiên hình thành múa rối nước Việt Nam

Cơ sở tự nhiên hình thành múa rối nước Việt Nam


Nước với người Việt ở châu thổ sông Hồng

Do điều kiện từ nhiên của khu vực và đặc điểm của môi trường sinh thái chi phối, ứng xử với nước của người Việt ở châu thổ sông Hồng, thấy có bốn phương thức, đó là: Tận dụng nước, đối phó với nước, sùng bái và lưu luyến với nước. Trong tâm thức người Việt, nước mang trong mình sức mạnh siêu linh, thành một thế lực phải tôn thờ. 

Tập quán sinh sống tụ cư quanh làng với những sinh hoạt của đời sống nông nghiệp xung quanh ao làng chính là nguồn cảm hứng sáng tạo chủ đạo của cư dân vùng châu thổ sông Hồng với Múa rối nước.

Như vậy, thấy rõ mối quan hệ giữa nước với đời sống, sản xuất của người nông dân, với hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Không có nước không có phương thức ứng xử của con người đối với nước (văn hóa nước), không có nền sản xuất nông nghiệp và văn minh nông nghiệp lúa nước thì không có Múa rối nước. Để nói, cơ sở hình thành Múa rối nước là nước và ứng xử của con người với nước (văn hóa nước) của vùng châu thổ sông Hồng.

Đất với nền nông nghiệp lúa nước của người Việt ở châu thổ sông Hồng

Châu thổ sông Hồng do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên, trong đó sông Hồng giữ vai trò chính. Cấu tạo nền tảng châu thổ không bằng phẳng, bề mặt châu thổ bị chia cắt thành nhiều ô, từng vùng thoải dần và trũng dần về phía biển Đông. Với đặc điểm khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, nắng lắm, mưa nhiều theo mùa tạo ra một nguồn nhiệt ẩm rất phong phú. 

Đặc điểm đất tự nhiên với khí hậu quyết định phương thức sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của cư dân người Việt ở châu thổ sông Hồng. Trồng lúa nước chính là tiền đề hình thành tập quán quần cư của người Việt theo từng cộng đồng, làng, xã. Đất tự nhiên và cư dân châu thổ sông Hồng tác động lẫn nhau, tạo thành mối quan hệ qua lại hài hòa, thích ứng, điều chỉnh, trong sản xuất cây lúa đã tạo nên phương thức ứng xử của người Việt với đất: Quý đất, nhờ đất, thờ đất… Do đó, phương thức ứng xử với đất chính là cơ sở văn hóa của tư duy, tình cảm, khát vọng của Múa rối nước. Không có cơ sở văn hóa đó thì không thể có nghệ thuật Múa rối nước.

Cơ sở xã hội

Cơ sở xã hội hình thành múa rối nước Việt Nam

Cơ sở xã hội hình thành múa rối nước Việt Nam


Văn hóa làng châu thổ sông Hồng 

Để đối phó, chinh phục môi trường sinh thái tự nhiên, đáp ứng đòi hỏi của đời sống nông nghiệp thuần nông trồng lúa nước, cư dân người Việt đã phải quần tụ lại thành làng, với lệ tộc, lệ làng, tạo ra các mối quan hệ nội tại để thắt chặt con người với làng. 

Văn hoá làng châu thổ sông Hồng là tổng thể văn hoá của cộng đồng mang tính truyền thống và bền vững, tồn tại trong đời sống cư dân người Việt. Sinh hoạt văn hóa dân gian, thông qua “thời điểm mạnh” của lễ hội, sức mạnh, tài năng sáng tạo, khát vọng của mỗi cá thể và cộng đồng được bộc lộ cao nhất và là cơ sở, tiền đề cho sự ra đời của các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, trong đó có Múa rối nước. Cùng với sự tồn tại của lễ hội truyền thống, Múa rối nước có sức sống bền vững trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, được nuôi dưỡng bằng cả tâm hồn và cốt cách Việt Nam. Như vậy, văn hóa làng và Múa rối nước có mối quan hệ thống nhất biện chứng không thể tách rời, văn hóa làng đã sinh ra Múa rối nước và Múa rối nước là sản phẩm của văn hóa làng vùng châu thổ sông Hồng.Văn hóa làng là cơ sở hình thành Múa rối nước Việt Nam.

Con người – Nam giới ở châu thổ sông Hồng

Múa rối nước ra đời gắn liền với nghệ thuật tạo hình, điêu khắc, tạc tượng từ đôi bàn tay thủ công, bằng tư duy và khối óc sáng tạo của người nam giới được rèn luyện qua năm tháng với nghề nông nghiệp và thủ công trong không gian văn hóa làng châu thổ sông Hồng. Các mảng chạm khắc, trang trí trên đình làng với tạo hình quân rối nước đều được thể hiện trên nguyên tắc hội họa đồng nhất, qua cảm xúc thẩm mỹ của người nam giới, bởi vậy, nó vừa phóng khoáng, mạnh mẽ, mộc mạc mà vô cùng sinh động, tinh tế.

Yếu tố làm nên đặc trưng của nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam là hành động của quân rối. Vấn đề quan trọng nhất ở nghệ thuật tạo hình quân rối, nghệ thuật biểu diễn của quân rối lại chính nhờ hành động của người nam giới. 

Tính nam giới trong nghệ thuật Múa rối nước được thể hiện rất rõ nét, ở đặc điểm “giữ bí mật” nghề nghiệp và tính chất bí truyền là một trong những đặc điểm nổi bật ở nghệ thuật Múa rối nước. 

Vai trò của người nam giới trong Múa rối nước Việt Nam không phải chỉ vì họ có quyền – “nam quyền”, mà vì họ đã mang tính nam, tính đàn ông, và Múa rối nước Việt Nam không thể thiếu cái thẩm mỹ ấy. Do đó, nhân vật trung tâm điều khiển, chỉ huy chương trình Múa rối nước, đại diện cho nghệ sĩ Rối nước chính là: Chú Tễu chứ không phải cô Tễu, chị Tễu, em Tễu. Vì vậy, cơ sở con người – nam giới vùng châu thổ sông Hồng chính là cơ sở hình thành Múa rối nước Việt Nam.

Giá trị văn hóa của múa rối nước Việt Nam

Giá trị nhận thức

Giá trị nhận thức của múa rối nước Việt Nam

Giá trị nhận thức của múa rối nước Việt Nam


Múa rối nước là những bức tranh phản ánh chân thực về cuộc sống của những người nông dân trong sinh hoạt đời thường, từ đó, chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới thiên nhiên, hiểu được lao động, sinh hoạt, khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người nông dân vùng châu thổ sông Hồng trong tiến trình phát triển của lịch sử.

Múa rối nước vùng châu thổ sông Hồng mang giá trị cộng cảm, cộng mệnh của văn hóa cộng đồng, được cộng đồng nuôi dưỡng, gìn giữ và phát triển. Múa rối nước trong lễ hội cũng hướng tới mục đích phản ánh nội dung, ý nghĩa, giúp nhận thức rõ giá trị văn hóa ẩn sâu trong đời sống tâm linh của mỗi cư dân nông nghiệp lúa nước

Mặc dù quân rối nước là sáng tạo của người thợ thủ công làm chùa, tạc tượng… Tuy nhiên, các trò diễn của Rối nước không bị ảnh hưởng trực tiếp từ tôn giáo, tư tưởng chính trị. Hiện thực cuộc sống ở Múa rối nước được nghệ nhân phản ánh không bằng tư duy hiện thực mà bằng tư duy lãng mạn – dân gian. Ta thấy một thế giới mà ở đó, người nông dân là một tạo hóa tạo ra một thế giới của riêng mình, làm cho quân rối – bất động vật trở thành một sinh thể, sống trong một thế giới hòa bình, tự do, tự sáng tạo và không bị lệ thuộc, không có quyền lực của Vua chúa, không có giáo huấn của đạo, mà Tễu là nhân vật điển hình

Giá trị giáo dục

Múa rối nước giáo dục cho con người về lòng yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước và tinh thần tự hào dân tộc, cố kết cộng đồng trong sự nghiệp “chống thiên tai địch họa, chống ngoại xâm” để hướng tới cái đẹp “tình làng nghĩa xóm” trong văn hóa làng vùng châu thổ sông Hồng

Giống với Chèo, Múa rối nước cũng là sự thể hiện một phần của văn hoá đạo đức Việt Nam. Tuy nhiên, những nguyên tắc – tấm gương đạo đức mà Chèo thể hiện chịu ảnh hưởng khá nhiều của Nho giáo, coi những “tam cương”, “ngũ thường” như nguyên lý bất khả xâm phạm, bắt con người phải từ bỏ những ham muốn riêng tư. Ngược lại, tính khuyến giáo đạo đức trong Múa rối nước tồn tại ở dạng giản dị, hồn nhiên, rõ ràng và nhân văn, gieo vào lòng người tình yêu thương con người, đồng loại, khơi gợi những ước mơ, khát vọng cao cả, nâng tâm hồn, giá trị tinh thần của con người, đưa con người vươn tới quyền dân chủ, làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên.

Giá trị giải trí của múa rối nước

Giá trị giải trí của múa rối nước


Có lẽ, chính những thông điệp mang giá trị đạo đức hết sức nhân văn làm cho nghệ thuật Múa rối nước trở nên mang tính nhân loại. Giá trị đạo đức trong Múa rối nước chính là giá trị lý tưởng mà cả nhân loại chúng ta ngày nay theo đuổi, xây dựng.

Giá trị giải trí

Rối nước Việt Nam thuở ban đầu ra đời thuần tuý chỉ vì mục đích giải trí, bằng những nội dung mang nặng tình yêu thiết tha với cuộc sống, và thấm đẫm tinh thần lạc quan của người nông dân vùng Châu thổ sông Hồng, đã góp phần đáng kể vào đời sống văn hóa tinh thần vui tươi lành mạnh ở khắp mọi nơi.

Giá trị giải trí của Múa rối nước Việt Nam còn thể hiện ở sự sáng tạo thăng hoa của các nghệ nhân thủ công trong làng đã sáng tạo ra những trò diễn mới, độc đáo cho chính cộng đồng mình.

Giá trị giải trí của nghệ thuật Múa rối nước không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn những thích thú cá nhân thuần túy, mà thông qua giải trí, con người được khơi dậy, kích thích phát triển những khả năng sáng tạo tiềm ẩn bên trong, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của con người ngay trong quá trình giải trí.

Giá trị thẩm mỹ

Khác với các loại hình nghệ thuật khác, sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem thường thông qua kịch bản, ngôn ngữ văn học, và thể hiện bằng nghệ thuật diễn xuất của người diễn viên. Còn ở Múa rối nước, sức hấp dẫn chính ở hành động của con rối.

Múa rối nước Việt Nam là một văn phạm thị giác được viết ra bởi những nhận thức tinh nhạy của con người, làm nên đặc trưng của Múa rối nước khác với các nghệ thuật khác. Rối nước có thể đến với những cộng đồng người ở khắp nơi trên thế giới, thuộc những nền văn hóa khác nhau, những ngôn ngữ khác nhau

Giá trị thẩm mỹ của Múa rối nước thể hiện rất rõ ở những dấu ấn địa phương, từ quân rối, kỹ thuật máy, kỹ thuật điều khiển, hay cùng một trò diễn giống nhau, nhưng mỗi phường, mỗi địa phương thể hiện có khác nhau… làm nên các tiểu vùng khác nhau trong văn hóa Châu thổ sông Hồng.


Múa rối nước vùng Châu thổ sông Hồng mang tính nguyên hợp cao, vì nó kế thừa được giá trị văn hóa, văn minh lúa nước của người Việt vùng châu thổ sông Hồng. Hành động đẩy thuyền, kéo thuyền của người Việt xưa trong các cuộc đua thuyền tại lễ hội chẳng khác nào hành động đẩy sào, kéo dây trong Múa rối nước. Giá trị này làm nên giá trị thẩm mỹ của Múa rối nước, của nghệ thuật dân gian Việt Nam

Chú Tễu, thủy đình, góp phần làm nên nét độc đáo trong giá trị thẩm mỹ của Múa rối nước, tạo thành những biểu tượng đẹp của Múa rối nước Việt Nam.

Múa rối nước là nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo gắn với nền văn minh lúa nước của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, nó chứa đựng và kết tinh cao nhất những giá trị văn hóa và nghệ thuật của nền văn minh lúa nước.

Xem múa rối nước, chúng ta được sống trong thế giới thật sự vui vẻ, thư giãn, bởi những tính kỳ – cười vui, bất ngờ, không bị gò ép, khiên cưỡng theo những phép tắc, giáo huấn của tôn giáo nào. Chính vì thế, nó mang thông điệp về giá trị giáo dục con người, về tính nhân văn sâu sắc. Vì thế, Múa rối nước đã mang tính nhân loại, làm cho Múa rối nước Việt Nam vượt ra ngoài lãnh thổ, để đến với bạn bè thế giới.

Thực trạng múa rối nước Việt Nam hiện nay

Thực trạng múa rối nước Việt Nam hiện nay

Thực trạng múa rối nước Việt Nam hiện nay


Kết quả đạt được

Hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của múa rối nước

Phong trào hoạt động múa rối nước được duy trì, phát triển rộng cả ở hình thức phường rối nước dân gian và nhà hát múa rối nước chuyên nghiệp, khẳng định cơ chế tổ chức và hoạt động bền vững. Múa rối nước lan rộng đến nhiều tỉnh thành trên cả nước, hoạt động đều đặn, ổn định hơn, đi lưu diễn, phục vụ nhiều đối tượng khán giả trong và ngoài nước.

Nghệ thuật múa rối nước

Vấn đề gìn giữ các giá trị truyền thống của Múa rối nước dân gian luôn được các đơn vị chú trọng. Đồng thời, Phát triển trò mới, dựa trên tinh hoa rối cổ, và sáng tạo trò mang tính hiện đại, với đề tài hiện đại. Các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp đã có xu hướng tìm tòi, làm mới bằng cách thử nghiệm, kết hợp với các nghệ thuật khác, thành kịch bản có cốt truyện, nhân vật có tính cách, mang chủ đề tư tưởng rõ ràng… 

Các nghệ nhân đã sáng tạo, tạo hình quân rối bằng những chất liệu khác: Xốp, dẻo, nhựa… và chất liệu gỗ mới thay cho gỗ sung (gỗ sữa).

Những hạn chế trong múa rối nước

Múa rối nước không phải lúc nào cũng có ưu điểm, mà nhược điểm của nó cũng tương đối nhiều, chúng ta cùng lướt qua những điểm hạn chế của nó nhé!

Tổ chức và cơ chế hoạt động của múa rối nước 

Phong trào rối nước hoạt động mạnh mẽ ở phạm vi các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, còn các phường rối nước không chuyên, phần lớn vẫn phục vụ hội hè, nghiệp dư, manh mún, thiếu định hướng đầu tư để phát triển. Nhiều trò rối cổ bị thất truyền.

Tổ chức biểu diễn múa rối nước 

Các nhà hát múa rối nước chuyên nghiệp hiện nay, hoạt động sôi nổi, lịch diễn dày đặc. Ngược lại, các phường rối nước, vẫn chưa có lịch diễn đều đặn, nên doanh thu không nhiều, khó duy trì hoạt động theo mô hình tự quản, tự tồn tại, tự phát triển.

Tính nghệ thuật trong múa rối nước 

Từ năm 1984 đến nay, biểu diễn Rối nước phần lớn chỉ khai thác ở 17 tích trò cổ. Về tạo hình chế tác quân rối, đều do Trung tâm tạo hình con rối của Nhà hát Múa rối Việt Nam sản xuất và cung cấp. Vì vậy, 17 tích trò cũng như quân rối, không có sự khác biệt. Nội dung và kỹ thuật trình diễn của rối phường, về cơ bản giống với rối chuyên nghiệp, tính dân gian của rối nước ắt hẳn đã mai một. 

Xu hướng cách tân, đổi mới khi chưa đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng, đã làm cho Rối nước mất đặc trưng của nghệ thuật. So với truyền thống, không phát triển, có nguy cơ “biến dạng” nghệ thuật.

Việc thưởng thức nghệ thuật của khán giả

Khán giả đến với Múa rối nước phần lớn là khách du lịch, là người nước ngoài, chiếm đến 80% thị phần khán giả xem biểu diễn. Nhu cầu khán giả đến với rối nước chỉ thỏa mãn tò mò, khám phá cái mới. Nhiều nơi, ở Việt Nam, thiếu nhi còn chưa biết đến Múa rối nước, cả ở thành phố, chưa kể đến vùng sâu, vùng xa…


131 views0 comments

Comments


bottom of page