Sở hữu một phòng thu âm chuyên nghiệp ngay tại nhà là điều mà nhiều nghệ sĩ, kỹ thuật viên âm thanh, nhà soạn nhạc,… hướng tới trong nhiều năm trở lại đây. Để đầu tư một phòng thu âm chuyên nghiệp sẽ thường khá tốn kém, bởi bạn sẽ mua rất nhiều thiết bị để phục vụ cho việc thu âm. Vậy một phòng thu âm chuyên nghiệp sẽ cần những thiết bị gì? Dưới đây là những chia sẻ chi tiết về một bộ thiết bị thu âm cần thiết cho các phòng thu tại nhà.
Bộ thu âm tại nhà gồm những gì?
Thông thường, một phòng thu chuyên nghiệp tại nhà sẽ cần những thiết bị sau:
Máy tính và các phần mềm làm nhạc
Micro thu âm
Loa kiểm âm
Tai nghe kiểm âm
Audio Interface
Midi Controller
Vật liệu cách âm, tiêu âm
Các loại thiết bị khác
Máy tính và các phần mềm làm nhạc
Trong các phòng thu âm, máy tính cùng với các phần mềm làm nhạc sẽ thực hiện các chức năng như:
Thu âm từ giọng hát, hay các loại nhạc cụ
Viết nhạc, phối khí
Mix nhạc: chèn hiệu ứng, cắt ghép, chỉnh sửa âm thanh
Làm Audio Mastering
Ghi bản nhạc ra đĩa CD/DVD hoặc các thiết bị lưu trữ khác.
Tiêu chí chọn máy tính luôn là: cấu hình càng khủng càng tốt. Tuy vậy, bạn cũng cần căn cứ vào khả năng tài chính của mình để lựa chọn chiếc máy tính phù hợp nhất và phân phối tài chính cho các thiết bị khác. Nếu bạn không phải là người rành về phần cứng, hay nhờ một người có kinh nghiệp tư vấn giúp để lựa chọn cấu hình máy tốt nhất, bền nhất trong mức chi phí cho phép.
Bạn có thể lựa chọn máy tính để bàn hoặc laptop. Laptop thì tiện dụng hơn nhưng máy tính để bàn chắc chắn sẽ “khỏe” hơn nếu giá trị tương đương. Cấu hình tối thiểu của máy tính dùng trong phòng thu sẽ là: CPU tối thiểu là Intel Core i5 hoặc tương đương, RAM tối thiểu là 4GB nhưng tốt nhất là bạn lựa chọn loại trên 8GB để quá trình làm việc của bạn mượt mà hơn (các plug in xử lý âm thanh sẽ tốn rất nhiều dung lượng RAM), ổ cứng cũng nên mua loại có bộ nhớ càng lớn càng tốt, nên dùng 2 ổ cứng, 1 ổ để lưu các file dữ liệu âm thanh, các project, 1 ổ để chạy hệ điều hành cũng như các phần mềm làm nhạc.
Có rất nhiều lựa chọn lựa chọn phần mềm làm nhạc dành cho thu âm tại nhà bao gồm cả những phần mềm miễn phí lẫn phần mềm thu phí.
Phần mềm miễn phí được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Audacity với khá nhiều tính năng hay. Tuy vậy, những phần mềm miễn phí vẫn rất hạn chế và người dùng sẽ cảm thấy chán nản sau 1 thời gian sử dụng.
Nếu bạn xác định làm việc thu âm nghiêm túc và soạn nhạc trên máy tính thì tốt nhất là sử dụng các phần mềm thu phí. Các phần mềm thu phí được yêu thích nhất hiện nay bao gồm: FL Studio, Cubase, Ableton Live, Pro Tools, Logic, Reaper, MixBus … Trong đó, Cubase là phần mềm thu âm được nhiều kỹ thuật âm thanh ở Việt Nam sử dụng nhất với ưu điểm là dễ dùng, nhiều plug in miễn phí chất lượng tốt, mạnh về cả Audio lẫn Midi.
Micro thu âm
Mic thu âm là thiết bị quan trọng trong bộ thu âm tại nhà, có tác dụng thu âm thanh từ giọng hát, nhạc cụ,… vào máy tính. Có 3 loại micro chính được sử dụng trong phòng thu: Dynamic, Condenser, và Ribbon, mỗi loại mic này đều có ưu điểm riêng. Tuy vậy, Micro Condenser vẫn là loại phổ biến nhất trong các phòng thu bởi thiết kế bắt mắt, khả năng thu âm nhạy và mức giá hợp lý.
Ngoài ra, nếu có điều kiện tốt, bạn có thể lựa chọn các loại micro chuyên biệt dành riêng cho từng loại nhạc cụ. Điều này giúp bạn thu âm được những âm thanh rõ ràng hơn.
Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tham khảo:
Loa kiểm âm phòng thu
Loa kiểm âm (Audio Monitor) là thiết bị không thể thiếu trong bộ thu âm tại nhà, có vai trò chính là kiểm tra âm thanh. Các dòng loa kiểm âm luôn được thiết kế để giữ chất lượng âm thanh gốc của bản mix nhất thay vì tạo ấn tượng tốt nhất với tai người nghe. Nhiều người ví loa kiểm âm giống như đôi tai thứ 2 của các kỹ thuật viên phòng thu bởi nó giúp người nghe phát hiện được các vấn đề trong bản mix, từ đó đưa ra những điều chỉnh hợp lý nhất.
Khi lựa chọn loa kiểm âm, ngoài vấn đề về giá cả, bạn cũng cần quan tâm đến các tiêu chí quan trọng như dải tần đáp ứng, công suất loa, loa 2 chiều hay 3 chiều,… Các dòng loa kiểm âm giá rẻ mà bạn có thể tham khảo như Tascam VLS3, Tascam VLS5, M-Audio BX5D3, M-Audio BX8D3, Adam T5V,…. Các dòng sản phẩm cao cấp mà bạn có thể tham khảo như Adam A7X, Adam A77X, Adam S3H,….
Tham khảo thêm:
Tai nghe kiểm âm
Tai nghe kiểm âm có chức năng cũng tương tự như loa kiểm âm. Mặc dù vậy, trong bộ thiết bị thu âm tại nhà, bạn vẫn nên trang bị một chiếc tai nghe kiểm âm bởi trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như ca sĩ muốn nghe nhạc nhạc nền hay nghe chính âm thanh họ hát khi đang thu âm, hoặc các kỹ thuật viên âm thanh cần kiểm tra bản mix thì chiếc tai nghe kiểm âm sẽ tốt hơn loa kiểm âm.
Có 2 dòng tai nghe kiểm âm chính:
Closed-Back Headphone được thiết kế để cách ly tối đa các nguồn âm thanh khi đang thu âm, ngăn không cho âm thanh lọt ra ngoài để tránh ảnh hưởng tới bản mix và thường được thiết kế chùm kín tai. Loại tai nghe này thường được dùng cho các ca sĩ đang thu âm.
Open-Back Headphone được thiết kế để tối ưu chất lượng âm thanh nhưng lại không cách lý âm thanh tốt, vì vậy dễ để lọt âm thanh ra ngoài. Loại tai nghe này thường đắt hơn so Closed-Back Headphone và thường được các kỹ thuật âm thanh sử dụng khi mixing hoặc mastering.
Audio interface
Audio interface (hay nhiều người vẫn gọi là Sound Card thu âm) là một thiết bị ngoại vi, dùng để kết nối các cổng âm thanh với máy tính, có chức năng đưa các tín hiệu âm thanh từ giọng hát, nhạc cụ vào máy tính và đưa tín hiệu âm thanh từ máy tính ra hệ thống loa.
Một vài lưu ý khi lựa chọn Interface audio:
Cổng giao tiếp với máy tính. Hiện nay có 3 loại cổng giao tiếp của Interface với máy tính là cổng USB 3.0, cổng Firewire và cổng PCI. Trong đó cổng giao tiếp USB 3.0 là tiện dụng, cơ động và phổ biết nhất hiện nay, đặc biệt là với những interface mới được sản xuất, tuy nhiên chưa xuất hiện nhiều ở các loại interface giá rẻ. Cổng giao tiếp Firewire mang tới khả năng kết nối ổn định nhưng hiện nay nhiều dòng máy tính không hỗ trợ cổng giao tiếp này. Cổng giao tiếp PCI cũng có băng thông và sự ổn định rất cao, tuy nhiên cần phải gắn vào Mainboard nên rất kém cơ động.
Cân nhắc đến số luồng âm thanh đi vào(input). Bạn cần xác định được là bạn thu âm mấy người, bao nhiêu loại nhạc cụ và các loại nhạc cụ đó là gì để lựa chọn loại interface có số cổng input phù hợp nhất.
Khả năng cung cấp nguồn 48V. Nếu bạn dùng các loại micro condenser, bạn cần cung cấp nguồn Phamtom 48V cho nó, vì vậy,cần chắc chắn rằng thiết bị interface mà bạn lựa chọn có hỗ trợ cấp nguồn này.
Có thể bạn quan tâm:
Midi controller
Trong bộ thu âm tại nhà, Midi Keyboard controller cũng là một thiết bị rất quan trọng vừa cực kỳ hữu ích cho phép bạn có thể dễ dàng điều khiển hầu như mọi phần mềm làm nhạc trên máy tính. Đây là những thiết bị dạng phím synth-style hay piano, và có thêm các núm, nút bấm và nút gạt. Hầu hết các keyboard controller đều không có khả năng tự tạp ra âm thanh nhưng hầu hết các phần mềm và thiết bị giải lập nhạc cụ đều sẽ đọc được dữ liệu từ midi controller và phát ra âm thanh thông qua các thiết bị khác.
Khi lựa chọn midi controller, bạn nên mua loại có hỗ trợ kết nối USB với máy tính để tiện lợi hơn khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
Vật liệu tiêu âm
Để bản mix của bạn trở nên tốt hơn thì chắc chắn không thể thiếu các vật liệu tiêu âm cho phòng thu. Những vật liệu này giúp bạn có thể kiểm soát tốt hơn các đặc tính âm học của phòng thu, nhờ vậy bạn có thể thu âm tốt hơn, âm thanh trung thưc, sắc nét hơn khá nhiều. Vì vậy, hãy cố gắng đầu tư và bố trí các tấm thu âm hợp lý cho phòng thu của mình.
Một số các thiết bị khác
Mixer: tại các phòng thu chuyên nghiệp thì mixer là một thiết bị không thể thiếu. Tuy nhiên trong bộ thu âm tại nhà thì bạn có thể trang bị cũng được mà bỏ qua cũng không sao vì các thiết bị kỹ thuật số hiện nay đang ngày càng tốt lên, mức giá cũng rẻ hơn rất nhiều. Do đó, nếu không có yêu cầu gì đặc biệt, bạn cũng không nhất thiết phải đầu tư 1 bộ Mixer.
Dây âm thanh: hầu hết các tín hiệu âm thanh trong phòng thu sẽ đi qua dây dẫn. Bạn nên đầu tư các loại dây dẫn đủ tốt để đảm bảo tín hiệu truyền âm thanh được đảm bảo, tránh cách vấn đề như nhiễu tín hiệu, dây bị oxi hóa, đứt ngầm, và tín hiệu kém khi quãng đường truyền dài.
Pop filter: là màng chắn giữ Micro thu âm và miệng người hát, có tác dụng lọc các luồng hơi quá mạnh như khi ta phát âm phụ âm ‘p‘ và ‘b‘, và tránh nước bọt có thể rơi vào micro(có thể làm micro rỉ sét, hư hỏng). Một chiếc Pop filter thường khá rẻ, vì vậy bạn nên đầu tư cho mình 1 chiếc.
Trên đây là chia sẻ về các thiết bị cần có trong bộ thu âm chuyên nghiệp tại nhà. Khi thiết kế phòng thu âm tại nhà, hãy cố gắng trang bị đầy đủ các thiết bị này và lựa chọn các thiết bị tốt nhất, phù hợp với ngân sách nhé!
Comments