top of page
Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Nhạc vàng là gì? Dấu ấn đậm nét của dòng nhạc vượt thời gian

Updated: Nov 23, 2020


Chắc hẳn bạn đã nhiều lần được nghe đến cái tên nhạc Vàng, nhưng chưa chắc đã hiểu được ý nghĩa của nó. Để làm rõ vấn đề này, hôm nay chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Audio để tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi: Nhạc Vàng là gì nhé!

Nhạc vàng là gì?

Nhạc vàng thực chất là tên gọi chung của những dòng nhạc nhẹ, nhạc trữ tình được khởi nguồn và thịnh hành từ đầu những năm 1950 đến năm 1975 tại miền Nam Việt Nam

“Nhạc Vàng” là một khái niệm được sử dụng theo sự phân loại chính thức của nhạc sĩ Trần Hoàn khi còn là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Người đề xuất sự phân loại này là nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Theo đó, âm nhạc được phân loại theo “màu sắc”, màu vàng tượng trưng cho sự vàng úa, hoàng hôn, khô héo, ru ngủ với hàm ý tiêu cực cho các bài hát trữ tình buồn. Màu đỏ (nhạc đỏ, hồng ca) được ghép cho nhạc cách mạng, nhạc chiến tranh quân sự và nhạc đoàn đội, hùng ca, tỉnh ca, nhạc phong trào Thanh niên xung phong, những bài hát có màu sắc chính trị cách mạng. Màu đỏ với hàm ý tích cực, tượng trưng cho sự tươi sáng và lòng nhiệt huyết tuổi trẻ hăng hái góp sức, xây dựng, cống hiến sức lực và tuổi thanh xuân cho quốc gia dân tộc và cộng đồng xã hội.

Cách phân loại này bắt chước từ Trung Quốc, vì trong Hán ngữ nhạc màu vàng (黃色音樂, Hán Việt: hoàng sắc âm nhạc) được hiểu là nhạc tình thời thượng của thập niên 1930, dòng nhạc này phổ biến ở Thượng Hải. “Nhạc màu vàng” theo đó bị coi “là thứ âm nhạc lãng mạn bi quan, hoặc khêu gợi tình dục và những khát vọng thấp kém của xác thịt”. Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, Trung Quốc cũng có hai màu nhạc chính là hồng ca (nhạc đỏ, nhạc cổ vũ quân sự chính trị) và hoàng ca (nhạc vàng, nhạc trữ tình thời thượng được cho là có xuất xứ từ Thượng Hải thời kỳ quân phiệt), nhạc vàng Trung Quốc bị coi là dòng nhạc phản động, khêu gợi luyến ái và có tính chất “ô uế” văn hóa, có hại cho sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển văn hóa lành mạnh.

Sau năm 1975, một số người làm âm nhạc chuyên nghiệp ở miền bắc có lúc gọi nhạc vàng là nhạc sến với ý châm biếm.

Nhạc vàng là gì?

Nhạc vàng là gì?


Nguồn gốc của nhạc Vàng

Nhạc Vàng được khởi nguồn từ sự tiếp nối của nhạc cải cách (hay còn gọi là phong cách tân nhạc được khai thác từ những thập kỷ 1930-1940) kết hợp với những yếu tố dân ca trữ tình của Nam bộ. Từ đó, tạo nên những đặc trưng riêng biệt của dòng nhạc ấn tượng này. 

Cũng giống như các loại âm nhạc được ra đời từ trước năm 1975, nhạc Vàng chịu ảnh hưởng nhiều của hoàn cảnh lịch sử, đặc biệt là sự chia cắt thành 2 miền bởi chiến tranh Việt Nam

Đặc điểm riêng biệt của nhạc Vàng

Nhạc vàng khác với các dòng nhạc sôi động mà giới trẻ ưa thích trên thị trường hiện nay. Nó mang âm hưởng lời ca trữ tình bình dân được viết trên nền nhạc chậm rãi, đều đều tạo cảm giác buồn tha thiết, được các nghệ sĩ thể hiện bằng chất giọng trầm ấm. Ngoài ra nhạc vàng còn được dùng để chỉ một số giai điệu khác như:

  1. Nhạc thời tiền chiến, giai đoạn 1945 – 1975 nhưng mang âm hưởng hào hùng, hoành tráng hơn.

  2. Những bài hát đậm chất dân gian nhưng không mang đặc trưng của nhạc vàng

Nếu bạn là một fan của nhạc vàng thì sẽ nhận thấy nét đặc biệt ấn tượng trong dòng nhạc này:

  1. Lời ca giản dị, câu chữ thân thuộc

  2. Thể hiện niềm tin, khát vọng của một bộ phận trong xã hội, đặc biệt là những người nghèo, người kém thế 

Từ năm 1955 – 1975 là thời kỳ đỉnh cao của nhạc Vàng tại Việt Nam. Lúc này, độ phủ sóng của nó rộng khắp đất nước, với nhiều tác phẩm nổi tiếng, lưu truyền cho tới ngày nay.

Một nét đặc trưng khác của nhạc Vàng là điệu Bolero được sử dụng phổ biến trong dòng nhạc này. Bởi vậy, nhạc Vàng thường đi liền với nhạc Bolero. Nhưng không phải bản nhạc nào cũng vậy, nó chỉ chiếm một phần trong vô vàn các tác phẩm trong giới âm nhạc.

Hiện nay, đa phần, nghe dòng nhạc Vàng thường là người đã trải qua nhiều sự đời hoặc bước vào tuổi trung niên. Đối với giới trẻ thì dòng nhạc này không được ưa chuộng và thịnh hành cho lắm. Tuy nhiên, không vì thế mà nó không phát triển. Nhìn chung nhạc Vàng không quá kén người nghe, bởi ca từ tương đối dễ hiểu, thanh âm trong sáng, mộc mạc, giản dị.

Trước đây, từng có thời gian nhạc Vàng bị cấm nhưng hiện nay nó đã hoạt động mạnh mẽ trở lại và được công chúng đón nhận nhiệt tình. Có lẽ những giá trị tinh thần mà dòng nhạc này mang lại đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống con người

Đặc điểm riêng biệt của nhạc Vàng

Đặc điểm riêng biệt của nhạc Vàng


Các thiết bị cần thiết để nghe nhạc Vàng

Để thưởng thức được những bản nhạc Vàng hay trọn vẹn thì đòi hỏi cần có một hệ thống âm thanh chất lượng. Vì mang những đặc điểm riêng biệt nên các thiết bị cho nhạc Vàng cũng rất khác. Cụ thể như sau:

Nguồn phát

Nguồn phát hay còn gọi là nguồn âm có vai trò cung cấp âm thanh cho hệ thống hoạt động. Nghe thì có vẻ trừu tượng, khó hiểu nhưng trên thực tế, nguồn phát lại rất gần gũi với chúng ta, ví dụ như: đĩa CD, usb, đầu DVD, các loại nhạc cụ,… 

Bàn mixer

Bàn mixer hay còn được gọi là bàn trộn âm thanh có tác dụng chỉnh âm để cho ra các bản nhạc chất lượng nhất. Dù là trong hệ thống âm thanh lớn như âm thanh hội trường, âm thanh sân khấu hay hệ thống âm thanh nhỏ như dàn karaoke gia đình thì mixer cũng là thiết bị không thể thiếu. Nó giống như linh hồn của một bản nhạc vậy.

Các tín hiệu âm thanh nhạc Vàng sau khi được truyền qua mixer sẽ được điều chỉnh để tạo ra các hợp âm chất lượng nhất, đáp ứng tốt yêu cầu của người yêu âm nhạc

Hiện nay, trên thị trường cơ bản có hai loại bàn mixer:

Mixer analog (mixer truyền thống) – được chỉnh bằng cách vặn nút

Mixer digital (mixer điện tử) – được điều chỉnh và nhờ hỗ trợ của công nghệ

Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng mixer điện tử để nghe nhạc vàng, như vậy, việc điều chỉnh sẽ dễ dàng hơn.

Amply

Có lẽ người dùng đã quá quen thuộc với Amply – thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại amply với thiết kế và giá thành khác nhau tạo sự đa dạng trong lựa chọn của người dùng. Ngoài ra một số amply hiện đại còn được tích hợp thêm mixer nhằm tiết kiệm và đơn giản hóa thiết bị mang lại hiệu quả cô cùng cao.

Tuy nhiên, để đảm bảo, bạn nên kiểm tra kỹ càng trước khi mua, đặc biệt là công suất.

Một số amply nghe nhạc vàng hay, ấn tượng đặc biệt phải kể đến


Amply nghe nhạc vàng

Amply nghe nhạc vàng


Micro

Một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống âm thanh chính là micro. Một chiếc micro tốt, khả năng lọc âm cao chắc chắn sẽ tạo nên các thanh âm tuyệt vời

Hiện nay, trên thị trường cơ bản có hai loại micro: Micro không dâymicro có dây. Để đảm bảo việc di chuyển thuận lợi cũng như truyền điện giữa các thiết bị thì micro không dây là lựa chọn tốt hơn cả trong việc nghe, hát nhạc vàng

Loa

Loa nghe nhạc vàng khác với các loại loa khác. Nếu như nghe nhạc điện tử, EDM là dàn loa hội trường, công suất lớn thì nghe nhạc vàng là loa âm trầm. Vì đặc điểm của dòng nhạc này là những giai điệu nhẹ nhàng, du dương sâu lắng nên cần lựa chọn các loa có âm bass chất lượng, âm treble cao. 

Một số dòng loa mà người dùng có thể tham khảo khi mua để nghe nhạc Vàng là:

  1. Loa Pioneer CS99A FB

  2. Loa Bose 301 Seri II

  3. Loa Bose 601 Seri II

  4. Loa Paramax D2000

Loa nghe nhạc Vàng

Loa nghe nhạc Vàng


Phụ kiện âm thanh

Ngoài những thiết bị chủ chốt ở trên thì muốn thưởng thức được các giai điệu tuyệt hảo của nhạc vàng cần có các phụ kiện âm thanh đi kèm. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại phụ kiện khác nhau, nhưng cơ bản nhất vẫn là: jack bông sen, jack loa, chân micro, chân loa, pát loa treo tường, tủ máy (nếu muốn có), Dây dẫn tín hiệu: dây loa, dây tín hiệu,…

Một số nghệ sĩ nổi tiếng trong giới nhạc Vàng

Để làm nên các bản nhạc Vàng hoàn hảo, thỏa mãn nhu cầu người nghe thì cần phải có các nhạc sĩ và ca sĩ trình diễn. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến là:

Nhạc sĩ: Hoài Linh, Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Lê Dinh, Lê Minh Bằng (nhóm), Minh Kỳ, Nhật Ngân, Anh Bằng, Bắc Sơn, Bằng Giang, Châu Kỳ, Đài Phương Trang, Giao Tiên, Hàn Châu, Hoài An, Song Ngọc, Tâm Anh, Thanh Sơn, Trầm Tử Thiêng, Trần Thiện Thanh, Trịnh Lâm Ngân (nhóm), Trúc Phương, Tú Nhi, Vinh Sử, Y Vân,…

Ca sĩ: Quang Lê, Quốc Khanh, Sơn Ca, Sơn Tuyền, Tâm Đoan, Thái Châu, Thanh Thúy, Trung Chỉnh, Trường Vũ, Tuấn Vũ, Tường Nguyên, Y Phụng, Quang Lập, Thanh Tuyền.Anh Khoa, Băng Châu, Băng Tâm, Bảo Yến, Cẩm Ly, Chế Linh, Duy Khánh, Duy Trường, Đàm Vĩnh Hưng, Đan Nguyên, Lâm Nhật Tiến, Lệ Quyên, Lưu Hồng, Mai Thiên Vân, Mạnh Đình, Mạnh Quỳnh, Mỹ Huyền, Đặng Thế Luân, Giang Tử, Giao Linh, Hạ Vy, Hoàng Oanh, Hùng Cường, Hương Lan, Hương Thủy, Kim Anh, Ngọc Huyền, Ngọc Sơn, Nhật Trường, Như Quỳnh, Phi Nhung, Phương Dung, Phương Hồng Quế, Phượng Mai,…

Một số nghệ sĩ nổi tiếng trong giới nhạc Vàng

Một số nghệ sĩ nổi tiếng trong giới nhạc Vàng


Danh sách các bài nhạc Vàng hay nhất mọi thời đại

Một số bản nhạc Vàng hay, ấn tượng trên thị trường âm nhạc hiện nay phải kể đến là:

  1. Nắng Lên Xóm Nghèo – Cẩm Ly, Quốc Đại

  2. Dạ Khúc Cho Tình Nhân – Đàm Vĩnh Hưng

  3. Nỗi Buồn Hoa Phượng – Phi Nhung

  4. Nhớ Nhau Hoài – Cẩm Ly

  5. Ba Tháng Tạ Từ – Đàm Vĩnh Hưng

  6. Ngọn Trúc Đào – Lệ Quyên

  7. Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa – Mai Thiên Vân

  8. Chuyện Tình Không Dĩ Vãng – Quang Lê

  9. Sầu Tím Thiệp Hồng – Lệ Quyên, Quang Lê

  10. Đồi Thông Hai Mộ – Lệ Quyên

  11. Chuyện Ba Mùa Mưa – Khả Tú

  12. Mất Nhau Rồi – Cẩm Ly

  13. Lâu Đài Tình Ái – Mỹ Dung, Đàm Vĩnh Hưng

  14. Chuyện Hẹn Hò – Quang Lê

  15. Không Bao Giờ Quên Anh – Cẩm Ly

  16. Phút Cuối – Quang Minh

  17. Về Đâu Mái Tóc Người Thương – Quang Lê

  18. Người Giàu Cũng Khóc – Trường Vũ

  19. Anh Còn Nợ Em – Quang Dũng

  20. Ai Đưa Em Về – Đàm Vĩnh Hưng

Danh sách các bài nhạc Vàng hay nhất mọi thời đại

Danh sách các bài nhạc Vàng hay nhất mọi thời đại


Mong rằng, với những chia sẻ của Audio trên đây sẽ giúp bạn cắt nghĩa được nhạc Vàng là gì? Đặc điểm của nhạc Vàng? Từ đó, nâng cao kiến thức cho chính bản thân mình

44 views0 comments

コメント


bottom of page