top of page
Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Quan họ và những đặc điểm “dị thường” làm nên tên tuổi

Updated: Nov 23, 2020


Quan họ , cùng với ca trù là một trong những làn điệu dân ca vô cùng nổi tiếng của nước ta, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, để hiểu hết về hình thức âm nhạc này thì không phải ai cũng làm được. Để làm rõ vấn đề này, chúng ta hãy cùng Audio tìm hiểu thêm về hát quan họ là gì? Đặc điểm của hát quan họ?

Quan họ là gì? 

Định nghĩa về hát quan họ

Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca phổ biến và đại diện nhất của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Quan họ hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc (Bắc Ninh) xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay nơi có con sông Cầu chảy qua được mệnh danh là “dòng sông quan họ”. Kinh Bắc là một tỉnh cũ bao gồm cả hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh (có thể bao gồm một số nơi của Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nội ngày nay). Quan họ cũng được hình thành ở vùng văn hóa Kinh Bắc này. Do có sự chia tách về địa lý sau đó mà quan họ còn được gắn tên cục bộ địa phương như quan họ Kinh Bắc, Bắc Giang hay Bắc Ninh.

Quan họ là loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo, là di sản văn hóa phi vật thể có giá trị to lớn vào năm 2009 đã được  UNESCO công nhận và đưa hát quan họ Việt Nam vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại. (Cùng Ca trù và nhã nhạc cung đình Huế).

Định nghĩa về hát quan họ

Định nghĩa về hát quan họ


Nguồn gốc của quan họ

Thông thường, quan họ thường được tách thành hai từ “quan” và “họ” để giải nghĩa. Điều này dẫn đến lý giải về nguồn gốc của hình thức âm nhạc này xuất phát từ âm nhạc cung đình, gắn truyền thuyết của một ông quan khi đi qua vùng kinh Bắc đã ngây ngất, đắm say tiếng hát của các liền anh liền chị. Tuy nhiên, cách lý giải này chưa thật sự sát khi mà các thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt, diễn xướng, cách thức tổ chức giao lưu, từ ngữ đối nhau,… bị bỏ qua

Một số người khác lại cho rằng, quan họ xuất phát từ yếu tố mang tính phồn thực như nghi lễ tôn giáo chứ không phải đến từ âm nhạc cung đình.

Có nhận định khác lại đưa ra rằng quan họ thể hiện quan hệ của một nhóm những người yêu thích âm nhạc quan họ ở vùng Kinh Bắc

Mặc dù có nhiều ý kiến như vậy, nhưng chưa có quan điểm nào được đại đa số các học giả chấp nhận. Tuy nhiên, dù nó có nguồn gốc như thế nào đi chăng nữa thì quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên giữa liền anh và liền chị mà còn thể tình cảm của họ với khán giả

Nguồn gốc của quan họ

Nguồn gốc của quan họ


Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ 

Nhận định của nhà nước ta về dân ca Quan họ

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng. 

Nhận biết được tầm quan trọng của chính sách tôn vinh và đãi ngộ nghệ nhân, năm 2003, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa – Thông tin và hỗ trợ của Văn phòng UNESCO Hà Nội, Cục Di sản văn hóa đã cùng với Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai dự án nghiên cứu xây dựng danh sách nghệ nhân Quan họ nhằm tôn vinh và chuẩn bị cho việc xây dựng quy chế phong tặng Nghệ nhân cấp Nhà nước. Kết quả là, đã lựa chọn được danh sách gồm 6 nghệ nhân đại diện cho Quan họ theo lối cổ của tỉnh Bắc Giang, đem lại niềm phấn khởi và vinh dự cho những chủ thể văn hóa Quan họ nơi đây. Bên cạnh đó, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cũng đã tổ chức việc phong danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho 120 cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước. 

Xem thêm kiến thức hay về âm thanh:

Nội dung bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ 

Từ Đại hội VI của Đảng đã chỉ ra việc phải thực hiện xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc. Chủ trương của Đảng ta là động viên sức mạnh của toàn xã hội, tập trung đầu tư nhiều hơn nữa cho phát triển văn hóa, bao gồm cả di sản văn hóa. Trong đó nhấn mạnh đến công tác sưu tầm vốn văn hóa và nghệ thuật các dân tộc, tức là vốn văn hóa phi vật thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa này. 

Sau khi luật di sản văn hóa được ban hành, Chính phủ đã ra nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Di sản văn hóa. Đồng thời, tại điều 7, nghị định đã nên rõ ràng các biện pháp cần thiết cần thực hiện trong thời gian sắp tới nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể và hát Quan họ được đặc biệt quan tâm.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ 

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ


Các giá trị của dân ca Quan họ 

Giá trị về âm nhạc 

Dân ca Quan họ được đánh giá là “đẹp” cả lời ca và nhạc điệu, các bài Quan họ thường tồn tại ở dạng: hát (chiếm phần lớn), dạng ngâm hoặc nói, có một số ít bài có sự tổng hợp, đan xen các dạng với nhau. Quan họ là một trong những loại nhạc tốt nên nghe khi đi ngủ.

Về giai điệu, các bài hát dân ca Quan họ cùng chung trong nguyên tắc thông thường của âm nhạc Việt Nam, có thanh điệu lên bổng xuống trầm, âm vực cao thấp khác nhau tùy thuộc vào thanh điệu của lời ca. Tuy nhiên, trong các giai điệu Quan họ, nguyên tắc này đôi khi bị phá vỡ nhằm bảo vệ tính thống nhất giữa các đoạn trong một bài hát. 

Yếu tố tạo nên thành công của một người hát dân ca Quan họ chính là đảm bảo được các yếu tố đặc trưng: vang, rền, nền, nảy. Điều này chỉ có được khi người hát có năng khiếu, thực sự đam mê và rèn luyện thường xuyên, nhằm đảm bảo về yêu cầu đối với cách thức và kỹ thuật đối với giọng hát. Nhạc Quan họ đang là một trong những loại nhạc được lựa chọn hát nhiều nhất trong các dòng đầu karaoke cao cấp như đầu karaoke BTE hoặc đầu karaoke VietKTV.

Trong âm nhạc của dân ca Quan họ, ta có thể bắt gặp sắc thái của các làn điệu dân ca khác ở trong âm điệu, giai điệu. Có được điều này chính là nhờ người Quan họ xưa kia đã biết huy động, vận dụng, tổng hợp và phối hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật có sức biểu hiện cao, có sức hấp dẫn mạnh để tạo cho Quan họ nhiều giá trị nghệ thuật. 

Cách đưa giai điệu âm nhạc vào thơ 

Hầu hết lời ca của các bài ca Quan họ là thơ lục bát hoặc lục bát biến thể, cũng có bài theo thể văn xuôi như bài Đêm qua nhớ bạn, Tay nâng cái cơi đựng trầu, Ngày hôm qua em thấy con chim thước… Tiếng hát Quan họ tạo nên hiệu quả thẩm mĩ chính vì sự kết hợp nghệ thuật cao của âm nhạc – thơ ca – giọng hát người nghệ sĩ. 

Riêng thể thơ lục bát chỉ với hai câu, dân gian có thể hát thành các điệu trống quân, cò lả và những bài dân ca Quan họ như bài Ngồi tự mạn thuyền, bài Chuông vàng gác cửa tam quan… hay như bài Gió đưa cây cải” chỉ với hai câu thơ lục bát: 

Gió đưa cây cải về trời 

Rau răm ở lại chịu lời đắng cay 

Người Quan họ xưa đã gói trọn hai câu thơ đó đưa giai điệu âm nhạc vào (phổ nhạc) thành một bài dân ca tròn trĩnh, hoàn chỉnh Câu 6 trong lời một và câu 8 trong lời hai. khi nghe bằng các dòng loa karaoke cao cấp, bạn mới thấy được hết ý nghĩa trong những bài hát dân ca Quan Họ.

Nhịp điệu và tiết tấu 

  1. Nhịp điệu: dân ca Quan họ nói chung ở trạng thái vừa phải, đôi khi hơi chậm phần lớn ở các bài bản dân ca Quan họ cổ. Hầu hết các bài sử dụng loại nhịp 2/4 hoặc 4/4. Chưa thấy trường hợp nào sử dụng nhịp 3/4 hoặc 3/8 từ đầu đến cuối bài. Tính chất âm nhạc trong các bài Quan họ dặt dìu, sóng sánh, trữ tình, tiết tấu bình ổn, nhịp điệu hầu như không có bài nhanh. 

  2. Tiết tấu: phần lớn dùng loại tiết tấu đơn giản, bình ổn đôi khi có trường hợp đảo phách, hay chấm dậy ở một số bài thuộc giọng vặt như bài: Lấy gì làm thú giải phiền, Trấn thủ lưu đồn… 

Quãng 

Hầu hết dân ca Quan họ đa số dùng quãng đơn trong đó quãng 3 thứ và quãng 4 đúng được dùng nhiều nhất. Phần lớn bài bản dân ca Quan họ cổ ở trong âm vực chủ yếu là một quãng 8. Các dạng điệu thức năm bậc, tương đương với năm kiểu điệu thức Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ trong âm nhạc Trung Quốc. Ta gọi đó là những điệu thức năm bậc kiểu I, kiểu II, kiểu III, kiểu IV, kiểu V. Những điệu thức kiểu V, Kiểu IV, kiểu III được vận dụng phổ biến trong Quan họ và hầu hết đều kết ở âm quãng 4 hoặc âm bậc 1, rất hiếm hoi có bài kết ở âm quãng 5. Khi hát bằng các dòng micro karaoke tốt, bạn sẽ thấy quãng giọng của các nghệ sĩ quan họ thật sự rất tuyệt vời.

Thang âm và chuyển giọng 

  1. Thang âm: những bài dân ca Quan họ cổ giai điệu thường duy trì vận hành trong tháng 5 âm, những bài gần đây do có sự giao thoa văn hóa với những vùng miền khác nhau đã được phát triển mới hơn, giai điệu vận hành trên thang 6, 7 âm. 

  2. Chuyển giọng: các bài dân ca Quan họ chuyển giọng qua lại nhẹ nhàng, tự nhiên. Chủ yếu chuyển qua bậc II, nhưng vẫn thấy có những bài chuyển qua bậc IV. 

Giá trị về âm nhạc 

Giá trị về âm nhạc


Giá trị lời ca 

Quan họ thể hiện ở nhiều mặt: nghệ thuật xây dựng hình tượng, nghệ thuật thơ ca và ngôn ngữ thi ca trong lời ca Quan họ, nghệ thuật sử dụng từ có nghĩa cụ thể để thể hiện hàm ý phong phú, sâu rộng, giá trị nội dung tư tưởng của lời ca,… 

Hát quan họ rất giàu chất thi ca của truyện nôm, nhất là truyện Kiều, ca dao, tục ngữ. Lời ca thường có bóng dáng của câu, chữ trong lời văn hóa dân gian khác. Như khi muốn đưa ra lời khen đối với bạn, các liền chị có thể nói: “Thưa anh Hai, anh Ba… thật là thơm cây, thơm rễ, người giồng (trồng) cũng thơm, đấy ạ!”. 

Giá trị lời ca 

Giá trị lời ca


Giá trị hiệu ứng xã hội 

Khi nói đến hiệu ứng xã hội, chúng ta có thể hiểu: đó là một phản ứng của toàn xã hội trước một sự việc nào đó, gây nên một hiệu quả nhất định. Cho nên Quan họ tạo ra được giá trị hiệu ứng xã hội khi gây nên những ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống người dân, từ đó lại quay trở lại thúc đẩy sự phát triển của dân ca Quan họ. 

Về nhận thức cuộc sống 

Quan họ có thể truyền được từ đời này qua đời khác là nhờ nó được hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật dân tộc, gắn bó với văn hóa, văn minh làng xã, gắn bó với đời sống con người và tạo nên giá trị về nhận thức cuộc sống. Về tinh thần cũng như vật chất. 


Nhờ được hợp thành từ nhiều yếu tố khác nhau từ văn hóa nghệ thuật dân tộc đến gắn bó với văn hóa, văn minh làng xã, gắn bó với đời sống con người và tạo nên giá trị về nhận thức cuộc sống mà quan họ có thể truyền từ đời này qua đời khác. Cụ thể như sau:

  1. Thứ nhất, quan họ len lỏi trong cuộc sống, đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân, khiến họ không chỉ hát mà còn sống theo lề lối, phong tục của làn điệu dân ca này. Biến những con người giản dị, mộc mạc, chân thành, hòa đồng thời những người có ước mơ, khát vọng 

  2. Thứ hai: Tự nhận thức về quá trình thay đổi của đời sống xã hội. Từ đó, tự chuyển dịch, tự thích nghi để đáp ứng với các nhu cầu nghệ thuật, đời sống, văn hóa của vùng dân ca Quan họ

  3. Thứ ba:Thông qua các ngày hội vui ca hát-nơi phô diễn bao dồn nén mà trong cuộc sống thường nhật họ không thể hiện được. Họ nhận thức được giá trị của quan họ trong đời sống của chính bản thân mình

  4. Thứ tư: Ở quan họ, con người ta không thấy sự phân biệt đối xử. Họ được sống là chính bản thân mình, không cần câu nê, không cần quan tâm đẳng cấp, thân phận. Tại đây, mối quan hệ bình đẳng được hình thành, bình đẳng giữa nam và nữ, bình đẳng giữa các thân phận khác nhau

  5. Thứ năm, Quan họ với những lề lối, cách giao tiếp có phần chặt chẽ đã giúp hình thành cho những người hát Quan họ một cách ứng xử nhân văn, thanh lịch.

Cố kết cộng đồng 

Thông qua các giá trị Quan họ mang lại đã giúp cho các vùng Quan họ có một sự gắn kết cộng đồng vững chắc. Người dân sống quần tụ trong các làng xã, gặp gỡ nhau trao đổi, giao lưu và truyền lại cho nhau những giai điệu, ca từ của các bài Quan họ. Dân ca vốn đã thấm đậm nghĩa tình, giúp người dân thêm gắn kết nhau trong mọi công việc và nhất là đời sống tinh thần. 

Dân ca Quan họ với những giá trị độc đáo, nhân văn đã ăn sâu vào từng con người, từng lãng xã, tạo nên được giá trị cộng đồng với một kết cấu thực sự vững chắc. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ, đưa Quan họ lên một vị trí mới, tạo ra những hiệu ứng tích cực từ mỗi người dân. 

Lưu truyền tri thức dân gian 

Trong dân ca Quan họ ứng xử cộng đồng, ứng xử xã hội có thể coi là cách người hát Quan họ mời chào nhau từ những phút đầu “ngỏ cửa à bên nay a ra chào”, đến khi giao lưu, có sự hiểu nhau thì “Nghĩa người chẳng biết để đâu, Em để tay áo lâu lâu em dò”, cách xưng hô, ứng xử ở đây có lẽ chỉ có trong Quan họ (người, em, mình…), tạo thành một nét riêng trong giao tiếp ứng xử của hát Quan họ. Giá trị tri thức dân gian hiển hiện một cách rõ nét và ở một phương diện khác đó là tục kết bạn, giao lưu giữa liền anh, liền chị, giữa các làng với nhau có sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau, sự đối đáp, ứng đáp qua lại một cách chân thành tạo cho mối quan hệ giữa những người dân trong làng, làng này với làng kia trở nên gắn bó, khăng khít. 

Dân ca Quan họ có giá trị lưu truyền tri thức dân gian, mang những nét đặc sắc riêng của Quan họ và biến đổi, thích nghi với mỗi hoàn hoàn cảnh mới. Điều này là cơ sở để Quan họ được bảo tồn và phát triển

Giá trị hiệu ứng xã hội 

Giá trị hiệu ứng xã hội


Một số bài hát Quan họ phổ biến

Trải qua bao năm hình thành và phát triển, hát Quan họ đã nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Bắc Ninh nói riêng và người dân cả nước nói.    Một số bài hát nổi của hình thức âm nhạc truyền thống này bao gồm:

  1. Nhớ Mãi Khôn Nguôi – Thúy Hường (NSƯT) 

  2. Chim Khôn Đỗ Ngọn Thầu Dầu – Thúy Hường (NSƯT)

  3. Vốn Em Có 30 Đồng – Thúy Hường (NSƯT)

  4. Tuấn Khanh – Thúy Hường (NSƯT)

  5. Cây Xanh Dưng Dức Giữa Giời – Thúy Hường (NSƯT)

  6. Có Ai Xuôi Về – Thúy Hường (NSƯT)

  7. Kể Chuyện Bốn Mùa – Thúy Hường (NSƯT)

  8. Ăn Ở Trong Rừng – Thúy Hường (NSƯT)

  9. Lúng Liếng – Thúy Hường (NSƯT)

  10. Đào Nguyên – Thúy Hường (NSƯT)

  11. Đêm Qua Nhớ Bạn – Ngọc Quang, Thúy Hường (NSƯT)

  12. Yêu Nhau Ngả Nón Ra Ngồi – Ngọc Quang

  13. Lên Núi Ba Vì – Ngọc Quang

  14. Giăng Thanh Gió Mát – Ngọc Quang

  15. Ngồi Tựa Mạn Thuyền – Ngọc Quang

  16. Lên Tiên Cung – Ngọc Quang, Thúy Hường (NSƯT)

  17. Lúng Liếng – Ngọc Quang, Thúy Hường (NSƯT)

  18. Cây Trúc Xinh – Minh Thành (NS Chèo)

Danh sách các nghệ sĩ hát Quan Họ nổi tiếng

Danh sách các nghệ sĩ hát Quan Họ nổi tiếng


Danh sách các nghệ sĩ hát Quan Họ nổi tiếng

Một làn điệu dân ca như Quan họ, muốn thể hiện hay, giàu cảm xúc không phải ai cũng làm được. Để hát tốt dòng nhạc này cần phải có kỹ năng cũng như niềm đam mê mãnh liệt. Một số nghệ sĩ đã đáp ứng được điều này và mang đến cho khán giả các tác phẩm tuyệt diệu nhất. Đơn của phải kể đến như:

  1. Nghệ sĩ nhân dân Thúy Hường, một trong những nghệ sĩ có tông giọng cao nhất.

  2. Lương Thu Hồng

  3. Minh Thành

  4. Nghệ sĩ ưu tú Khánh Hạ 

  5. Nghệ sĩ nhân dân Thúy Cải

  6. Nghệ sĩ ưu tú Hải Xuân

  7. Hữu Duy

  8. Minh Thùy

  9. Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nhàn

  10. Trọng Tấn

  11. Thanh Quý

  12. Nghệ sĩ ưu tú Lệ Thanh 

  13. Nghệ sĩ ưu tú Lan hương

  14. Cố nghệ sĩ Xuân Trường

  15. Mạnh Quỳnh

  16. Nghệ sĩ ưu tú Hồng Mạnh

  17. Nghệ sĩ ưu tú trung Kiên

Mỗi người lại mang đến một phong cách khác nhau. Tuy nhiên, họ có chung mục đích là mong muốn giữ gìn và bảo tồn hát dân ca Quan họ, cũng như đem đến cảm giác thỏa mãn, hài lòng nhất khi lắng nghe.

Danh sách các nghệ sĩ hát Quan Họ nổi tiếng

Danh sách các nghệ sĩ hát Quan Họ nổi tiếng


Các làng quan họ

Năm 2016, đã có 67 làng quan họ được đưa vào danh sách bảo tồn và phát triển, cụ thể như sau:

Bắc Ninh, với 31 làng: Trà Xuyên (Trà) (xã Khúc Xuyên); Châm Khê (Bùi), Điều Thôn (Đào Xá), Dương ổ (Đống Cao) (xã Phong Khê); Xuân Ổ (Ó), Khả Lễ (Sẻ), Hoà Đình (Nhồi), Bồ Sơn (Bò) (xã Võ Cường); Đỗ Xá (Đọ) (phường Ninh Xá); Niềm Xá (Niềm), Yên Mẫn (Yên Giữa), Cổ Mễ, Phúc Sơn, Thanh Sơn (phường Vũ Ninh); Viêm Xá (Diềm), Hữu Chấp (Chắp), Đẩu Hàn (Đô Hàn), Xuân Ái (Sói), Xuân Đồng (Đồng Mật), Xuân Viên (Vườn Xuân) (xã Hoà Long); Thượng Đồng (Lẫm), Đông Xá (Đặng), Thọ Ninh (Thụ), (xã Vạn An). Khúc Toại (Chọi),Thị Chung (Yên Chợ), Y Na (Nưa) (phường Kinh Bắc); Vệ An (Vệ) (phường Vệ An); Thị Cầu (phường Thị Cầu); Ném Đoài, Ném Sơn (Hồ Sơn), Ném Tiền (Niệm Tiền) (xã Khắc Niệm)

Bắc Giang (huyện Yên Việt) với 19 làng: Núi Hiểu, Quang Biểu, Tam Tầng (xã Quang Châu); Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh (xã Ninh Sơn);Trung Đồng, Vân Cốc (xã Vân Trung); Thổ Hà (xã Vân Hà); Mật Ninh, Đình Cả, Khả Lý Thượng (xã Quảng Minh); Đông Long, Sen Hồ, Yên Ninh (Nếnh); Thần Chúc, Tiên Lát Thượng, Tiên Lát Hạ, (xã Tiên Sơn).

Tiên Du, Bắc Ninh với 12 làng: Bái Uyên (Bưởi), Hoài Trung (Bựu Giữa) (xã Liên Bão); Duệ Ðông, Lũng Giang, Lũng Sơn (thị trấn Lim); Ngang Nội, Vân Khám (xã Hiên Vân);Tam Tảo, Giới Tế ( Phú Lâm), Đình Cả, Lộ Bao (Nội Duệ), Phúc Nghiêm (Phật Tích)

Huyện Hiệp Hòa(Bắc Giang) với 3 làng: Ngọ Xá, vụ Nông, Xuân Thành

Huyện Yên Phong, Bắc Ninh với 2 làng: Đông Mơi, Đông Yên

Thị Xã Từ Sơn, Bắc Ninh với 4 làng: Tam Sơn, Hồi Quang, Tiêu Sơn, Vĩnh Kiều

Tuy nhiên, chỉ có 49 làng quan họ được UNESCO công nhận gồm: Thụ Ninh, Ðặng Xá, Khúc Toại, Trà Xuyên, Ông Mơi, Ðông Yên, Châm Khê, Ðào Xá, Dương Ổ, Cổ Mễ, Phúc Sơn, Y Na, Thị Cầu, Thanh Sơn, Niềm Xá, Yên Mẫn, Yên Thị Trung, Vệ An, Ỗ Xá, Xuân Ổ, Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ, Hữu Chấp, Viêm Xá, Ðẩu Hàn, Xuân Ái, Xuân Ðồng, Xuân Viên,Khả Lễ, Bồ Sơn, Duệ Ðông, Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Đình Cả, Lộ Bao, Hoài Trung, Vân Khám, Bái Uyên, Ném Ðoài, Đình Cả, Ném Tiền, Tiêu, Tam Sơn, Tam Tảo.

Các làng quan họ

Các làng quan họ


Mong rằng, với những chia sẻ của chúng tôi trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hát quan họ và các đặc điểm, tính chất quan trọng xung quanh làn điệu dân ca này. 

53 views0 comments

Comments


bottom of page