top of page
Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Sự khác nhau giữa Micro Condenser và Micro Dynamic

Hiện nay, trong số các loại micro thu âm thì Micro Dynamic và Micro Condenser là phổ biến nhất (chiếm tới hơn 95% Micro sử dụng trong phòng thu). 2 loại micro này đều có những ưu nhược điểm riêng, và mỗi loại được sử dụng trong các trường hợp nhất định. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác nhau giữa Micro Condenser và Micro Dynamic cũng như trường hợp nào thì bạn sẽ lựa chọn Dynamic Micro, và trường hợp nào bạn sẽ lựa chọn Condenser Micro nhé!

phân biệt Micro Condenser và Micro Dynamic

Về nguyên lý hoạt động

Micro Dynamic (hay còn gọi là Mic điện động) hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ với một màng kim loại mỏng nối với lõi dây sắt, bên trong có đặt một nam châm vĩnh cửu. Khi màng kim loại được tác động bởi sóng âm sẽ khiến lõi dây rung và sinh ra dòng điện, chuyển hóa các rung động âm thanh thành tín hiệu số.

Micro Condenser (hay còn gọi là Mic điện dung) với màng hoạt động như một màng tụ điện, khi âm thanh tác động lên màng thu tạo ra rung động, màng rung sẽ chuyển hóa các rung động âm thanh thành tín hiệu số.

so sánh Micro Condenser và Micro Dynamic

Về tần số đáp ứng 

Condenser Micro hoạt động tốt với các loại âm thanh có tần số cao như guitar acoustic, cymbals, piano,… Trong khi đó, Dynamic Micro hoạt động tốt với âm thanh có tần số thấp như trống, guitar điện,….

Kích thước màng thu 

Màng thu của Micro Condenser thường mỏng và nhẹ hơn so với Micro Dynamic do đó Micro Condenser hoạt động tốt hơn với âm thanh ở tần số cao. Điều này được giải thích là do âm thanh ở tần số cao sẽ chứa ít năng lượng hơn so với âm thanh ở tần số thấp vì vậy không đủ năng lượng để hoạt động tốt với lớp màng nặng. Đó cũng là lý do vì sao Micro Dynamic không thu tốt âm thanh ở tần số cao.

Năng lượng hoạt động

Do Micro Dynamic có lớp màng hoạt động dày và nặng đủ để tạo ra dòng điện khi chuyển động, vì vậy khi hoạt động không cần phải cung cấp thêm nguồn điện từ bên ngoài. Trong khi đó, các loại Micro Condenser khi hoạt động cần cung cấp thêm năng lượng từ bên ngoài (thường là nguồn Phantom 48V). Tuy vậy, cũng nhờ nguồn năng lượng từ bên ngoài mà Micro Condenser hoạt động nhạy hơn và có thể thu được nguồn âm thanh nhẹ hơn.

Độ bền 

Mặc dù có nhiều cải tiến nhưng do lớp màng hoạt động của Micro Condenser rất mỏng và nhẹ nên chúng khá dễ bị vỡ, đặc biệt là khi áp suất âm thanh (SPL) cao. Đó cũng là lý do vì sao Micro Dynamic thu âm tốt hơn đối với các loại nhạc cụ có âm thanh lớn như trống.

Xét về độ bền tổng thể, Mic Dynamic cũng bền hơn so với Mic Condenser. Nếu bạn làm rơi một chiếc Micro Dynamic, nó vẫn có thể hoạt động bình thường, trong khi nếu bạn làm rơi 1 chiếc Mic Condenser, nó sẽ khó có thể hoạt động tốt như ban đầu. Đó cũng là lý do vì sao Mic Dynamic là lựa chọn hợp lý trên sân khấu.

Bên cạnh đó, Micro Dynamic cũng có khả năng hoạt động trong môi trường dễ thay đổi (chẳng hạn như độ ẩm cao) tốt hơn so với micro Condenser.

Giá cả 

Giá cả Micro Dynamic thường sẽ rẻ hơn so với Micro Condenser. Một chiếc Micro Dynamic tốt cũng chỉ có giá tối đa hơn 10 triệu. Trong khi 1 chiếc Micro Condenser tốt đôi khi có giá lên tới vài chục triệu đồng. Tuy vậy, vẫn có nhiều loại Mic Condenser giá rẻ, chất lượng tốt của các thương hiệu nổi tiếng để bạn lựa chọn.

Loại micro nào tốt cho phòng thu? 

Nhìn chung, không có loại micro nào tốt trong tất cả trường hợp, mỗi loại Micro đều sở hữu những ưu điểm, nhược điểm riêng. Có thể dễ dàng thấy được Micro Condenser sở hữu nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của phòng thu hơn, và thực sự thì loại micro này rất phổ biến trong các phòng thu, đặc biệt là các phòng thu bán chuyên hay chuyên nghiệp. Tuy vậy, Micro Dynamic vẫn có chỗ đứng riêng của mình tại phòng thu.

Trên đây là vài nét khác biệt cơ bản giữa Condenser Micro và Dynamic Micro.

Để biết thêm chi tiết về các loại micro thu âm khác, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

0 views0 comments

Comentarios


bottom of page