Trẻ sơ sinh nên nghe nhạc gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều các bậc phụ huynh khi có con nhỏ. Để giải đáp vấn đề này, chúng ta hãy cùng Audio tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé
Vai trò của âm nhạc đối với trẻ sơ sinh
Âm nhạc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ giúp người lớn, người già thỏa mãn nhu cầu thưởng thức âm thanh, thư giãn, thoải mái mà nó còn có tác động rất lớn đối với trẻ sơ sinh. Thông qua các giai điệu nhẹ nhàng, thư thái mà loa tác động vào trí não, bồi dưỡng tâm hồ cho trẻ.
Từ khi còn trong bụng mẹ cho đến lúc sinh thành là giai đoạn vô cùng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của trẻ. Bởi vậy, những bản nhạc là một trong những cách tốt nhất, không chỉ bồi dưỡng trẻ về mặt cảm xúc, tâm hồn mà còn góp phần rất lớn trong việc hình thành tính cách sau này. Ngoài ra, âm nhạc còn mang đến rất nhiều tác dụng hữu ích cho trẻ sơ sinh, đặc biệt phải kể đến:
Giúp bé giàu tình cảm, có đời sống tin thần phong phú ngay từ lúc nhỏ
Cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, cách ứng xử
Nâng cao và kích thích khả năng vận động của bé
Thông qua hệ thống dây thần kinh, âm nhạc tác động trực tiếp và não bộ giúp bé ăn tốt hơn, nhiều hơn, hạn chế tình trạng quấy khóc, biếng ăn. Từ đó, hệ tiêu hóa của trẻ cũng được cải thiện một cách tối đa.
Giúp trẻ loại bỏ căng thẳng và tiết chế được cảm xúc: Nhiều người cho rằng, chỉ có người lớn mới phải chịu áp lực, căng thẳng. Tuy nhiên, trẻ con cũng vậy, mặc dù nhận thức chưa nhiều, nhưng các bé hoàn toàn có khả năng cảm nhận được mọi biến đổi xung quanh, và đôi lúc sẽ gây ra tình trạng khó chịu, căng thẳng. Để giải quyết vấn đề này thì âm nhạc quả là lựa chọn tuyệt vời.
Giúp trẻ ngủ ngon hơn. Có lẽ bạn đã không còn xa lạ với hình ảnh các bà, các mẹ ru con ngủ bằng lời ca, tiếng hát. Thông qua âm nhạc du dương, chúng kích thích trực tiếp vào dây thần kinh, giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
Vai trò của âm nhạc đối với trẻ sơ sinh
Cách giúp trẻ sơ sinh nghe nhạc đúng chuẩn
Đâu là thời gian nghe nhạc tốt nhất cho trẻ
Nhiều người thường cho rằng khi bé được sinh ra thì âm nhạc mới có tác động đến bộ não của trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, từ khi còn trong bụng mẹ, các dây thần kinh của bé đã phát triển và có thể cảm nhận được mọi thứ, kể cả âm thanh. Bởi vậy, ngay từ khi mang thai, các mẹ cần chú ý bồi dưỡng cho con bằng âm nhạc. Đây còn được gọi là phương pháp thai giáo bằng âm nhạc. Thời điểm thích hợp để thực hiện hình thức này là khi thai kỳ được 16 tuần tuổi. Mỗi ngày cho bé nghe nhạc 1 đến 2 lần khi thức kéo dài trong khoảng 20 đến 25 phút. Thông thường, khi còn trong bụng mẹ, những lúc bà bầu hoạt động thì bé sẽ thức, lúc bà bầu nghỉ ngơi cũng là lúc bé ngủ. Bởi vậy, mẹ nên cho bé nghe nhạc vào những lúc thức giấc sẽ giúp bé cảm thụ âm thanh tốt hơn. Đồng thời, để tăng hiệu quả thì nên chọn thời điểm nghe nhạc vào những trước lúc đi ngủ hoặc thư giãn trong bồn tắm, trên giường,… Nếu bạn là người lớn thì bạn nên tìm hiểu có nên nghe nhạc trước khi ngủ và đeo tai nghe khi ngủ có hại không?
Cho trẻ sơ sinh nghe nhạc như thế nào?
Để trẻ cảm nhận và phát triển toàn diện thì khi nghe nhạc, mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Nghe càng sớm càng tốt: Trẻ sơ sinh thường nhớ được các giai điệu mẹ thường nghe trong quá trình thai giáo. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể cho trẻ nghe lại những bản nhạc này. Những giai điệu quen thuộc sẽ giúp não bộ tiếp thu tốt hơn, từ đó, kích thích sự phát triển của các dây thần kinh. Đồng thời, khi bé quấy khóc, hay buồn ngủ một chút âm nhạc quen thuộc khi còn trong bụng mẹ sẽ giúp bé thoải mái, thư giãn hơn cả.
Tránh cho trẻ nghe những dòng nhạc có âm điệu buồn thê lương. Có thể bạn không biết nhưng từ 5 tháng tuổi trở đi, não bộ của bé đã phát triển và có thể phân biệt được cảm xúc. Thông qua giai điệu, bé sẽ biết đâu là bản nhạc vui, ấm áp, đâu là bản nhạc buồn thê lương. Bởi vậy, khi cho trẻ nghe nhạc, bạn nên tránh các bài nhạc sầu buồn để không làm ảnh hưởng đến cảm xúc và sự phát triển của trẻ.
Nghe lại nhiều lần: Việc nghe đi nghe lại một bài sẽ giúp bé nhớ lâu hơn. Đồng thời, để tăng thêm cảm xúc thì mẹ có thể hát cho bé nghe bằng những bài ru ngọt ngào, sâu lắng. Đây chắc chắn là cách thức tuyệt vời giúp bé hình thành thói quen tốt cũng như bồi đắp tâm hồn sau này
Vừa nghe nhạc vừa gọi tên bé: Nhiều người không để ý nhưng việc vừa hát vừa gọi tên bé lại có tác dụng kích thích trí não tuyệt vời. Bạn có thể thực hiện hình thức này bằng cách đan xen tên bé trong lời hát ru. Chắc chắn bé sẽ rất thích và hưởng ứng điều này đó. Đồng thời, để gia đình được gắn kết thì bạn nên rủ chồng cùng tham gia trò chơi này nhé. Chắc chắn sẽ rất tuyệt vời đó
Cho trẻ sơ sinh nghe nhạc như thế nào?
Các yếu tố cơ bản của âm nhạc mà trẻ có thể cảm thụ
Mặc dù chỉ là một đứa trẻ chưa hoàn thiện về mặt thể chất cũng như cảm xúc nhưng chúng hoàn toàn có thể cảm nhận được các yếu tố âm nhạc. Cụ thể như sau:
Cao độ
Cao độ hay độ cao chính là độ cao thấp của âm thanh được đo bằng tần số dao động. Tần số dao động càng nhiều thì âm thanh phát ra càng hay, càng trong, càng chất lượng. Bạn nên cho trẻ nghe nhạc bằng các dòng loa karaoke công suất bé thì bé không bị đau tai nhé, vì màng nhĩ của bé lúc mới sinh rất nhạy cảm không thể nghe to được.
Trẻ từ 0 đến 3 tuổi: mặc dù còn nhỏ nhưng đã có biểu hiện về âm nhạc, nhưng chỉ ở mức sơ đẳng, bình thường.
Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: có khả năng nhận biết cao độ. Đồng thời, âm sắc của các nhạc cụ cũng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hoàn thiện thính giác của trẻ
Trẻ trên 5 tuổi: có khả năng nhận thức tốt hơn và được cha mẹ quan tâm nhiều đến năng khiếu
Trường độ
Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh phụ thuộc vào thời gian dao động của nguồn phát âm, tầm cữ dao động càng rộng thì thời gian ngân vang càng kéo dài. Độ dài cũng có các kí hiệu nhằm quy định sự dài ngắn khác nhau của âm thanh, khoảng thời gian âm thanh được ngân vang trong không gian. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên âm nhạc.
Trẻ có thể nghe được âm thanh có trường độ khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển của cơ quan thính giác. Khi trẻ lớn lên các cơ quan này cũng phát triển theo nên khả năng nhận biết rõ ràng, ổn định và ngày một hoàn thiện hơn. Trẻ có thể cảm nhận rõ rệt một vài âm thanh có độ dài ngắn khác nhau liên tiếp nhau tuy nhiên không quá nhiều hoặc không quá nhanh. Có thể thấy
Trẻ từ 0-3 tuổi, sự tập trung với những âm thanh có độ dài đơn giản là xuất phát từ cảm nhận tự nhiên mang tính bản năng chứ chưa hề có sự rèn luyện.
Với những trẻ từ 3-5 tuổi, cảm nhận về trường độ trở nên rõ nét hơn. Với các âm thanh dài ngắn chúng muốn bắt chước và thể hiện lại tương đối chính xác.
Nhìn chung, trẻ trên 5 tuổi sự nhận biết độ dài các âm thanh dễ dàng và bắt chước lại thành thạo hơn rất nhiều.
Các yếu tố cơ bản của âm nhạc mà trẻ có thể cảm thụ
Tiết tấu
Tiết tấu là hệ thống mối tương quan về các độ dài giữa các âm thanh nối tiếp nhau. Tiết tấu chính là mặt biểu hiện phức tạp của trường độ bởi nó còn liên quan tới nhịp độ trong âm nhạc. Nếu trường độ là những âm thanh rời rạc thì tiết tấu là sự kết hợp nhiều âm thanh đó theo quy luật nhất định. Ngay từ trong bụng mẹ trẻ đã có thể cảm nhận tiết tấu một cách khá nhạy cảm thông qua những âm thanh bên ngoài mà nó nghe được. Biểu hiện đơn giản nhất là những cử động trong bụng và chính người mẹ có thể thấy khá rõ điều này.
Khả năng của trẻ từ 0-3 tuổi có thể cảm nhận được nhịp điệu ổn định. Khi cho nghe những bản nhạc có tiết tấu vui nhộn thì biểu hiện của trẻ là cười và cử động tay, chân vô thức liên tục theo tiết tấu một cách vô cùng hào hứng
Trẻ 3-5 tuổi có thể cảm nhận được nhiều dạng tiết tấu ở những nhịp điệu đơn giản. Trẻ có thể phân biệt được các dạng tiết tấu khác nhau, có thể phân loại các dạng tiết tấu nhanh, chậm, vừa dựa theo nhịp điệu của bản nhạc.
Đối với trẻ trên 5 tuổi các biểu hiện về sự cảm nhận tốt hơn rất nhiều. Độ tuổi này có nhu cầu cảm nhận các bài hát, các bản nhạc có tiết tấu phức tạp hơn từ đó chúng và muốn thực hiện vỗ tay, giậm chân hoặc gõ theo những loại tiết tấu phức tạp đó.
Giai điệu
Giai điệu là sự nối tiếp các âm thanh thành một bè có tổ chức về phương diện điệu thức, tiết nhịp, tiết tấu. Giai điệu chính là hình thức biểu hiện cao nhất của cao độ kết hợp với tiết tấu (gồm nhiều âm thanh kết hợp với nhau). Nội dung âm nhạc có thể được thể hiện bằng một giai điệu, một ý nhạc hoàn chỉnh giống với sự hoàn chỉnh của một câu, đoạn trong văn học. Vì vậy mà đường nét giai điệu là yếu tố thu hút nhiều sự chú ý nhất của những người nghe nhạc. Rất nhiều thí nghiệm đã cho thấy khả năng nhận biết đường nét giai điệu ở trẻ. Trẻ có thể nhận ra khi một giai điệu thay đổi đường nét (ví dụ giai điệu đi lên thay vì đi xuống) vì thế trẻ có thể nhớ một nét giai điệu hoàn chỉnh như người lớn.
Ở trẻ từ 0-3 tuổi, sự cảm nhận về giai điệu được biểu hiện rõ nhất qua việc chú ý của trẻ. Đặc biệt các đường nét giai điệu hay sẽ khiến trẻ tập trung hơn, sự hứng thú cũng rõ ràng hơn rất nhiều. Trẻ thường thể hiện sự cảm nhận đó thông qua những phản ứng, cử chỉ thích thú nhưng biểu hiện này chỉ mới đánh giá về mặt bản năng.
Trẻ từ 3-5 tuổi có thể nhận biết được các giai điệu đơn giản dựa trên sự thay đổi trật tự các âm thanh. Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu có những biểu hiện theo cách riêng của chúng. Có trẻ nhún nhảy, hào hứng vỗ tay theo điệu nhạc một cách tự phát nhưng cũng có trẻ lại tập trung và có ý thức hơn nhắm vào đường nét giai điệu để hát nhẩm theo một cách chính xác.
Còn trẻ 5 tuổi trở lên có thế nhớ được nét giai điệu dài hay câu nhạc dài. Trẻ thường thích nghe một câu nhạc hay một đoạn nhạc hoàn chỉnh bởi điều đó sẽ giúp cho việc ghi nhớ dễ dàng và trọn vẹn hơn. Trẻ có thể cảm nhận phân biệt được tính chất âm nhạc khác nhau của mỗi giai điệu như: giai điệu vui tươi, náo nhiệt, giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng và đa phần là trẻ thích những giai điệu, bài hát có tiết tấu vui hoạt, sôi nổi.
Cường độ
Cường độ (độ mạnh) là độ to nhỏ của âm thanh phụ thuộc vào tầm cữ của nguồn phát âm (biên độ dao động càng lớn thì âm thanh càng to và ngược lại).
Hầu hết trẻ đều có những cảm nhận về độ mạnh nhẹ của âm thanh, điều này thể hiện rõ trong cách hát của trẻ, lúc trẻ hát to nhưng có chỗ trẻ hát nhỏ tùy thuộc vào từng bài hát cụ thể. Thông thường, khi nghe nhạc, những âm thanh to, mạnh mẽ đều tạo nên sự tập trung đối với trẻ, chúng không những thích nghe những âm thanh to mà còn cố tình tạo ra những âm thanh ấy nhằm thỏa mãn ý thích của mình nhằm tạo chú ý và hưởng của người khác.
cường độ âm nhạc trẻ có thể cảm thụ
Trẻ sơ sinh nên nghe nhạc gì?
Để bé phát triển tốt thì việc chọn lựa các loại nhạc cho trẻ là vấn đề quan trọng của các ông bố bà mẹ. Trên thực tế, có rất nhiều các loại nhạc phù hợp cho trẻ sơ sinh. Cụ thể như sau:
Nhạc truyền thống
Nhạc truyền thống chính là những lời hát ru nhẹ nhàng, đơn giản. Phần lớn loại hình âm nhạc này thường là các câu ca dao, hò vè dân gian, thơ phú, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Không chỉ là những câu hát đơn giản mà nó đã trở thành văn hóa của người dân Việt nam, là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn cho những đứa trẻ sơ sinh.
Khi được nghe hát ru, trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương của người mẹ, giúp tình mẫu tử thêm gắn kết, bền chặt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ sơ sinh nghe những bản nhạc ca ngợi quê hương đất nước. Từ đó, giúp bé sớm hình thành niềm tin, lòng yêu mến đối với nơi sinh ra.
Trẻ sơ sinh nên nghe nhạc truyền thống
Nhạc thiếu nhi
Trẻ sơ sinh rất thích nghe những bài nhạc vui nhộn, đáng yêu, và nhạc thiếu nhi đã đáp ứng rất tốt điều này. Thông qua những lời ca giản dị, chân thành, bé sẽ dễ dàng tiếp thu hơn. Từ đó, có những hành động đáng yêu, kích thích não bộ phát triển
Nhạc không lời, nhạc cổ điển
Nhờ vào tiết tấu nhẹ nhàng, du dương, êm đềm, mềm mại của mình mà dòng nhạc này được coi là tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Đa số các bài nhạc không lời khi mở lên sẽ không làm ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Vì thế mà tác dụng được nâng cao hơn rất nhiều. Các mẹ có thể lựa chọn nhạc baroque hay nhạc cổ điển như bethoven, Mozart,Vivaldi,… có số nhịp từ 60 đến 80 nhịp/phút tương tự với tần số nhịp tim của con người nên có thể dễ dàng hóa giải căng thẳng, khó chịu, buồn bực cho bé.
Trẻ sơ sinh nên nghe nhạc không lời, nhạc cổ điển
Nhạc thiền, nhạc thánh ca
Tưởng chừng những dòng nhạc này chỉ phù hợp với những người theo đạo Thiên Chúa, đạo Phật nhưng hơn hẳn, nó còn rất tốt cho trẻ. Giai điệu ngân nga của các khúc ca và dàn hợp xướng sẽ tạo nên giai điệu êm dịu như tiếng ru của mẹ, tác động trực tiếp vào các dây thần kinh não bộ của trẻ.
Mẹ có thể lựa chọn âm nhạc phù hợp với tôn giáo của mình. Qua đó, trẻ cũng sẽ được lĩnh hội, gội rửa tâm hồn.
Nhạc Rock, Rap
Nhiều người cho rằng, nhạc Rock, Rap quá mạnh để phù hợp cho bé nghe. Tuy nhiên, nếu bạn am hiểu về dòng nhạc này sẽ nhận thấy chúng có những đặc tính và tiết tấu khác thường giúp bé hoạt bát, năng động hơn.
Tuy nhiên, nếu lựa chọn Rock, Rap thì bạn nên chú ý đến âm lượng để tránh ảnh hưởng đến tai bé.
Những lưu ý khi cho trẻ nghe nhạc
Để giúp trẻ sơ sinh có thể nghe nhạc đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nghe nhạc với âm lượng vừa phải
Trẻ sơ sinh, thính giác còn chưa thật hoàn thiện và còn khá yếu. Vì vậy, nếu bạn nghe nhạc với âm lượng lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến tai trẻ, gây nên các hệ lụy khó lường. Bởi vậy, chỉ nên nghe nhạc ở mức vừa phải, du dương, nhẹ nhàng.
Đồng thời, một yếu tố mang tính tâm linh khác là khi bạn cho trẻ nghe nhạc quá to thì khi đêm ngủ, trẻ thường bị giật mình. Có lẽ, đây là điều rất quan trọng khi cho trẻ nghe nhạc nên bạn cần thật chú ý nhé
Thiết bị nghe nhạc
Thiết bị nghe nhạc có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Bạn chỉ nên chọn lựa dàn âm thanh có công suất vừa phải, âm thanh dịu nhẹ, tiếng bass không quá to. Và một trong những ứng cử viên sáng giá cho vấn đề này chính là loa âm trần hoặc loa karaoke. Với kết cấu và tính năng của mình, nó sẽ giúp trẻ sơ sinh và mẹ cảm nhận được những giai điệu hay nhất.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như tránh tiếp xúc với các sóng âm độc hại thì bạn nên đặt dàn âm thanh gia đình của mình cách xa chỗ bé nằm, chơi.
Những lưu ý khi cho trẻ nghe nhạc
Mong rằng, với những chia sẻ trên đây của Lạc Việt Audio sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: “ Trẻ sơ sinh nên nghe nhạc gì? Từ đó, nâng cao hiểu biết để mang lại những điều tốt nhất cho các thiên thần nhỏ bé.
Những bài hát phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh
1. Mẹ yêu không nào
Con cò bé bé
Nó đậu cành tre
Đi không hỏi mẹ
Biết đi đường nào…
2. Kéo cưa lừa xẻ
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khoẻ
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
3. Rửa mặt như mèo
Meo meo meo, rửa mặt như mèo
Xấu xấu lắm chẳng được mẹ yêu
Khăn mặt đâu mà ngồi lếm mép
Đau mắt rồi lại khóc meo meo…
4. Cả nhà thương nhau
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống ba
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ, gần nhau là cười.
5. Bé quét nhà
Một sợi rơm vàng là hai sợi vàng rơm
Bà bện chổi to, bà làm chổi nhỏ
Chổi to, chổi to bà quét sân to
Ấy còn chổi nhỏ bà để cho bé chăm lo quét nhà!
6. Cá vàng bơi
Hai vây xinh xinh
Cá vàng bơi trong bể nước
Ngoi lên lặn xuống
Cá vàng múa tung tăng.
7. Cháu yêu bà
Bà ơi bà cháu yêu bà lắm
Tóc bà trắng màu trắng như mây
Cháu yêu bà cháu nắm bàn tay
Khi cháu vâng lời cháu biết bà vui…
8. Em tập lái ô tô
Bí bo, bí bo em tập lái ô tô
Bí bo, bí bo sau này em lớn
Em lái xe đón cô
9. Mẹ ơi tại sao?
Mẹ ơi tại sao con bướm bay cao, con ong làm mật, con kiến tha mồi…
Mẹ ơi tại sao trời nhiều mây thế, tại sao mẹ ơi trời mưa hay nắng…
Mẹ ơi tại sao trong giấc chiêm bao, ông tiên hiện về ông nói ông cười.
10. Đếm sao
Một ông sao sáng
Hai ông sáng sao
Ba ông sao sáng
Sáng chiếu muôn ánh vàng
Bốn ông sáng sao
Kìa năm ông sao sáng
Kìa sáu ông sáng sao trên trời cao
Comments