top of page
  • Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Âm nhạc là gì? Vì sao vai trò của âm nhạc ngày càng được coi trọng

Updated: Nov 13, 2020

Nội dung

Có lẽ, thuật ngữ âm nhạc đã trở nên vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, để hiểu rõ đặc điểm, khái niệm âm nhạc là gì thì không phải ai cũng làm được. Nhằm giải quyết vấn đề này, chúng ta hãy cùng Lạc Việt Audio theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé


Khái niệm âm nhạc là gì?

Âm nhạc thực chất là một bộ môn nghệ thuật được biểu diễn bằng âm thanh. Để có thể tạo ra một bản nhạc hoàn chỉnh phải dựa vào rất nhiều yếu tố, tiêu biểu phải kể đến như: cao độ (điều chỉnh giai điệu), nhịp điệu (và các khái niệm liên quan của nó: nhịp độ, tốc độ), âm điệu, và những phẩm chất âm thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc. Âm nhạc còn là sự kết hợp của giọng hát cùng các giai điệu của nhạc cụ nhằm tạo nên vẻ đẹp, sự hài hòa của cảm xúc, mang đến cho con người những giây phút tuyệt vời nhất.

Trên thực tế, nếu đam mê âm nhạc và muốn tìm hiểu sâu về gốc rễ của chúng thì ta có thể thấy hiệu quả, ý nghĩa của âm nhạc thay đổi tùy vào khu vực, quốc gia và bối cảnh văn hóa xã hội ở từng nơi. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ở Việt Nam, có những dòng điệu dân ca như hát Quan họ, nhã nhạc cung đình Huế mà ở các nước khác không có được. Đây chính là đặc trưng âm nhạc ở từng quốc gia.

Âm nhạc được thể hiện vô cùng đa dạng, từ các sáng tác thính phòng được tổ chức chặt chẽ cả về giai điệu lẫn không gian cho đến những hình thức âm nhạc ngẫu hứng với các hình thức aleatoric.

Âm nhạc được chia ra làm hai thể loại chính: thanh nhạc và khí nhạc:

  1. Thanh nhạc: thường thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm dựa trên lời của bài hát

  2. Khí nhạc: Thường có tính trừu tượng, cảm giác và sự liên tưởng dựa trên âm thanh thuần túy của các nhạc cụ

Âm nhạc thực chất là một bộ môn nghệ thuật được biểu diễn bằng âm thanh

Âm nhạc thực chất là một bộ môn nghệ thuật được biểu diễn bằng âm thanh


Âm nhạc có thể được chia thành các thể loại và thể loại con, mặc dù các phân chia và các mối quan hệ phân chia giữa các thể loại âm nhạc thường rất nhỏ, đôi khi phụ thuộc vào sở thích cá nhân, và gây nhiều tranh cãi. Trong nghệ thuật, âm nhạc có thể được phân loại như một nghệ thuật biểu diễn, một nghệ thuật tinh vi, và nghệ thuật thính giác. Nó cũng có thể được phân chia thành âm nhạc nghệ thuật và âm nhạc dân gian. Giữa âm nhạc và toán học có mối liên hệ khá chặt chẽ. Âm nhạc có thể được chơi và nghe trực tiếp, có thể là một phần của một tác phẩm sân khấu hay phim ảnh, hoặc có thể được ghi lại.

Trong âm nhạc, không thể không nhắc đến các ký hiệu. Ký hiệu được dùng để ghi lại âm thanh với những đặc tính tiêu biểu của chúng. Trong khi xướng âm là độc lên những ký hiệu âm nhạc đúng cao độ và trường độ thì ký âm lại là hình thức ghi âm thanh bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy. Ngoài ra, để quy định cao độ và trường độ trong một bản nhạc thì người ta thường sử dụng khóa nhạc và ký hiệu âm nhạc. Trên thực tế, có rất nhiều loại khóa nhạc khác nhau, nhưng khóa nhạc được ưa chuộng và phổ biến nhất chính là khóa sol. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, người ta thường chuyển đổi một bản nhạc khóa sol sang những khóa nhạc khác và ngược lại để phù hợp với nhu cầu người sử dụng.

Ở Việt Nam, âm nhạc đang ngày càng phát triển với nhiều thể loại khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi và nhu cầu của người nghe. Âm nhạc phát triển theo chiều dài lịch sử, thể hiện chính xác những mong muốn, nhu cầu của con người. Ngoài ra, đây cũng là phương tiện tái hiện rõ nhất, cuộc sống thường nhật, xoay quanh các vấn đề về tình yêu đôi lứa, tình cảm bạn bè, tinh thần đoàn kết,… 

Mỗi thể loại nhạc lại có những đặc điểm khác nhau

Mỗi thể loại nhạc lại có những đặc điểm khác nhau


Vai trò của âm nhạc trong đời sống tinh thần con người 

Âm nhạc có rất nhiều công dụng bổ ích trong cuộc sống hiện nay, cụ thể:

Đáp ứng nhu cầu giải trí

Công dụng lớn nhất và thuần túy nhất của âm nhạc đó chính là giải trí. Từ thời xa xưa, khi mà các công nghệ kỹ thuật hiện đại chưa phát triển thì con người đã biết sử dụng âm nhạc như một công cụ giải trí đắc lực. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì nghe nhạc có thể giúp giải tỏa 60% áp lực, căng thẳng. Chính vì vậy, bạn nên nghe nhạc thường xuyên, đặc biệt khi não bộ mệt mỏi, để giúp cơ thể thư giãn theo những âm vang nhẹ nhàng, sâu lắng. 

Không chỉ có tác dụng trực tiếp đến người nghe mà âm nhạc còn mang đến sự giải trí cho chính người hát. Hát chính là cách thức hoạt động vô cùng hiệu quả, giúp con người giải tỏa lo âu, căng thẳng, nhằm đem đến trạng thái cảm xúc cân bằng tốt nhất. Chính vì lý do này mà hiện nay, các quán karaoke mọc lên ngày càng nhiều và được người dùng vô cùng ưa thích

Âm nhạc đáp ứng nhu cầu giải trí

Âm nhạc đáp ứng nhu cầu giải trí


Kích thích sự phát triển của não bộ cho trẻ

Âm nhạc tác động trực tiếp vào não bộ của con người, từ khi sinh ra đến khi lớn lên. Chính vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là Phụ nữ mang thai nên cho bé nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ để bé hình thành và phát triển tư duy tốt hơn.

Là phương diện giáo dục hoàn hảo

Âm nhạc phản ánh chân thực nhất cảm xúc của con người để mang đến trí tưởng tượng bay cao, bay xa cho người nghe. Từ đó, chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng giúp mọi người có nhận thức rõ ràng hơn, thêm yêu cuộc sống.

Ngoài ra, ở Việt Nam, âm nhạc còn thấm nhuần tư tưởng đạo đức, với truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách hay tình yêu tổ quốc thiêng liêng, đặc biệt là với những giai điệu cổ. Vì vậy, đây chính là con đường soi sáng, chỉ lối đúng đắn cho chúng ta, nhằm phát triển, hoàn thiện bản thân.

Âm nhạc là phương diện giáo dục hoàn hảo

Âm nhạc là phương diện giáo dục hoàn hảo



Là nơi cảm xúc thăng hoa

Cảm xúc không phải là thứ có thể nghe, nhìn, sờ, nắm mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận bằng tâm hồn. Đôi khi, một bài hát để lại ấn tượng cho người nghe không phải giai điệu ca từ mà chính là câu chuyện được kể trong đó. Chúng ta có thể chìm đắm vào bài hát như kể lại câu chuyện cuộc đời mà ta đã từng trải qua và tưởng chừng như đã lãng quên.

Hòa mình trong những giai điệu, ca từ của bản nhạc cũng sẽ giúp xoa dịu được những nỗi thống khổ của mình trong cuộc sống. Đây chính là phương diện truyền tải cảm xúc trọn vẹn và tuyệt vời nhất. Âm nhạc giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất trong tâm hồn.

Nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần

Âm nhạc không chỉ có tác dụng giải trí mà còn có thể nâng cao sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về tâm lý. Ngoài ra, nghe nhạc phù hợp còn giúp con người dễ dàng tập trung vào công việc, mang đến những giây phút tuyệt vời nhất.

Âm nhạc nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần

Âm nhạc nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần


Tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy “Âm nhạc giúp bạn học tập và ghi nhớ thông tin tốt hơn”, tuy nhiên, hiệu quả của điều này còn phụ thuộc vào việc bạn đam mê âm nhạc đến mức độ nào hoặc bạn có phải là một nhạc sĩ hay không.

Các thuật ngữ cơ bản trong âm nhạc là gì?

  1. Bar Line: Vạch nhịp

  2. Bass clef: Khoá Fa

  3. C clef: Khóa ĐÔ (nếu ở giữa hàng kẻ1 gọi là “soprano clef”; nếu ở hàng kẻ 3 gọi là “alto clef”; ở giữa hàng kẻ 4 gọi là “tenor clef”.)

  4. Chord: Hợp âm, nhiều nốt chồng lên nhau

  5. Accent: Dấu nhấn đặt trên một nốt

  6. Accidenta: Dấu biến, hay dấu hoá (thăng, giảm, bình,vv)

  7. Clef: Khóa nhạc (khóa Sol, Fa hay Đô)

  8. Alto clef: Khóa Alto – , dùng cho viola, nằm trên hàng kẻ thứ 3 (nốt C)

  9. Cue Note: Nốt viết nhỏ hơn bình thường dùng cho một mục đích đặc biệt nào đó như để đọc, để dạo…

  10. Cut time: Nhịp 2/2

  11. Chromatic: Các nốt cách nhau lên xuống từng nửa cung.

  12. Chromatic Scale: Âm giai gồm có 12 nửa cung.

  13. Classical Music Music: vào thời kỳ 1770-1825

  14. Common: Time Nhịp 4/4

  15. Composer: Nhạc sĩ

  16. Conducting: Điều khiển

  17. Conductor: Ca Trưởng

  18. Double bar: Vạch nhịp kép dùng khi chấm dứt một đoạn nhạc, hay một bài nhạc.

  19. Down beat: Nhịp đánh xuống của người Ca trưởng, thường là nhịp đầu tiên

  20. Duplet: Liên 2, một nhóm gồm 2 nốt, mà giá trị của nó bằng 3 nốt giống hình (dùng trong nhịp kép)

  21. Dynamics: Cường độ của nốt nhạc

  22. Introduction: Khúc dạo đầu bản nhạc

  23. Key Signature: Bộ khóa của bài hát

  24. Grace Note: (Nốt Láy) nốt nhạc được tấu thật nhanh trước một phách.

  25. Hymm (chorale): Bài hát Thánh ca.

  26. Melody: Một dòng nhạc

  27. Meter: Nhịp

  28. Meter Signature: Số nhịp

  29. Major Chord: Hợp âm trưởng

  30. Minor Chord: Hợp âm thứ

  31. Modulation Sự chuyển hợp âm

  32. Leading Tones: Nốt thứ 7 trong âm giai (scale)

  33. Ledger Lines: Những hàng kẻ phụ

  34. Natural: Dấu bình

  35. Percussion Family: Bộ gõ: drums, rattles, bells, gongs, và xylophones

  36. Pitch: Cao độ của âm thanh

  37. Plainsong: Nhạc bình ca (Gregorian songs) nhạc không có nhiều bè, không có trường cạnh, không có nhạc đệm.

  38. Orchestra: Dàn nhạc lớn, có string, brass, woodwing và percussion instruments

  39. Ornamentation: Những nốt như dấu luyến, láy,vv…

  40. Quarter Note: Nốt đen

  41. Quarter Rest: Dấu nghỉ đen

  42. Refrain: Điệp khúc

  43. Rhythm: Tiết tấu

  44. Scale: Âm giai

  45. Sharp #: Dấu thăng

  46. Slur: Dấu luyến, nối hai nốt khác cao độ

  47. Staff: hàng kẻ nhạc

  48. Refrain: Điệp khúc

  49. Rhythm: Tiết tấu

  50. String Instrument Family Những nhạc khí dùng dây như Guitar, violin, violla, cello, bass

  51. Syncopation: Đảo phách, nhấn trên phách yếu.

  52. Treble: Cho những nốt cao.

  53. Treble clef: Khóa Sol

  54. Triad: một hợp âm gồm 3 nốt chồng lên nhau theo những quãng 3.

  55. Triplet: Liên ba

  56. Tenore Clef: Khóa Đô nằm ở hàng kẻ thứ 4

  57. Tie: Dấu nối hai nốt cùng cao độ

  58. Time Signature: Số nhịp của bản nhạc

  59. Tone: Một nốt

  60. Wind instrument family: Những nhạc khí như kèn và sáo

  61. Woodwind family: Những nhạc khí mà original làm bằng gỗ, như sáo (recorders, flutes, clarinets, saxophones, oboes, bassoons)

  62. Tonic: Chủ âm trong âm giai (scale)

  63. Unison: Hai nốt giống nhau, cùng cao độ.

  64. Wind instrument family: Những nhạc khí như kèn và sáo

  65. Woodwind family: Những nhạc khí mà original làm bằng gỗ, như sáo (recorders, flutes, clarinets, saxophones, oboes, bassoons)

Các thuật ngữ cơ bản trong âm nhạc nên biết

Các thuật ngữ cơ bản trong âm nhạc nên biết


Những từ ngữ quốc tế thường gặp trong âm nhạc

  1. A piacere (giống như chữ “ad libitum”): diễn tả tự do

  2. A tempo: Trở về nhịp vận cũ

  3. Acelerando, accel: Hát dần dần nhanh hơn

  4. Agitato: Hát một cách truyền cảm (excitement)

  5. Al Coda: Tới chỗ Coda (đoạn kết bài)

  6. Al Fine: Tới chỗ kết

  7. Ad libitum, ad lib: Cho phép người hát dùng tempo (nhịp vận) tùy ý (có hay không có nhạc đệm). Đồng nghĩa với chữ “A piacere”

  8. Adagio: Chậm, chậm hơn andante, nhanh hơn largo

  9. Addolorado: Diễn tả sự buồn sầu

  10. Affrettando: Hát nhanh (hurry) lên

  11. Agilmente: Hát một cách sống động

  12. Al segno: Trở về chỗ dấu hiệu Dal segno (có dạng chữ S)

  13. Allegretto: Chậm hơn Allegro

  14. Allegro: Hát với nhịp vận nhanh, vui vẻ

  15. Alto: Giọng thấp nhất của bên nữ (đôi lúc có thể dùng bè tenore một (cao) để hát cho bè này. Trong string family thì alto có nghĩa là đàn “viola”.

  16. Ancora: Lập lại

  17. Andante: Hát với nhịp vận vừa phải (moderate)

  18. Animato: Hát sống động

  19. Al, all’, alla, alle: “tới, trở về” (to), thí dụ: al Fine (tới chỗ kết)

  20. Alla breve Cut time: (nhịp 2/2)

  21. Allargando, allard: Hát chậm dần lại nhưng to dần lên, thường xẩy ra lúc kết bài hát.

  22. Appassionato: Hát một cách say sưa (impassioned)

  23. Arpeggio: Rải

  24. Arpeggio: Đánh đàn theo kiểu rải nốt.

  25. Baton: Cái đũa nhịp của Ca trưởng

  26. Bis: Lập lại 2 lần (Encore!)

  27. Baritone: Giọng trung bình của bè nam (giữa tenore và basso). Hầu hết người Việt Nam chúng ta có giọng này.

  28. Bass: Giọng thấp nhất của bè nam.

  29. Col, coll’, colla: Có nghĩa là “với”

  30. Con: Hát “với”

  31. Con brio: Hát với tâm tình (spirit)

  32. Con calore: Hát với sự ân cần, nhiệt tâm (warmth)

  33. Con intensita: Hát với sự mạnh mẽ, kiên cường (intensity)

  34. Caesura: Im bặt tiếng (dấu hiệu: //)

  35. Calmo, calmato: Im lặng

  36. Canon: Hai bè đuổi nhau (counterpoint) mà bè sau lập lại giống như của bè trước.

  37. Carol Bài hát mừng Chúa Giáng Sinh

  38. Coda: Phần kết của bài hát, thường viết thêm vào để kết.

  39. Con moto: Hát với sự chuyển động (motion)

  40. Con spirito: Hát với tâm hồn

  41. Contra: Tấu, hát một octave bên dưới bình thường

  42. Crecendo: Hát dần dần to lên

  43. Delecato: Một cách khéo léo (delicately)

  44. Diminished: Giảm gần trường độ nốt.

  45. Diminunendo, dim: Hát nhỏ, êm dần

  46. Dolce: Hát một cách ngọt ngào (sweetly)

  47. Dolcissimo: Hát một cách rất ngọt ngào.

Những từ ngữ quốc tế thường gặp trong âm nhạc

Những từ ngữ quốc tế thường gặp trong âm nhạc


  1. Da capo, D.C: Trở về từ đầu

  2. Dal: Có nghĩa là “từ chỗ…”

  3. Dal Seno, D.S: Trở lại từ chỗ có dấu seno (giống chữ S)

  4. Decrescendo: Hát nhỏ, êm dần lại (đồng nghĩa với diminuendo)

  5. Dolosoro: Hát một cách buồn sầu (sadly, mournfully)

  6. Duet: Hai người hát

  7. Fermata: Ký hiệu viết trên nốt nhạc (giống con mắt) dùng để ngân dài.

  8. Festivo, festoso: Hát một cách vui vẻ (festive, merry)

  9. Finale: Đọan cuối cùng

  10. Fine: Hết

  11. Encore: Lập lại hay chơi thêm ở cuối bài hát.

  12. Espressivo: Hát một cách truyền cảm (expressively)

  13. Interlude: Khúc dạo để chuyển bè, chuyển đoạn

  14. Glissando: vuốt (phím đàn)

  15. Gracia: Vui vẻ

  16. Grave: Chậm, buồn

  17. Legato: Hát một cách êm ái và liên tục

  18. Leggiero: Hát một cách nhẹ nhàng, vui vẻ

  19. Lento: Hát một cách chậm chạp, nhưng nhanh hơn largo và chậm hơn adagio

  20. Lacrimoso: Hát một cách buồn sầu, khóc lóc (tearful, mournful)

  21. Lamento: Hát một cách buồn sầu

  22. Langsam: Hát chậm

  23. Largetto: Hát chậm hơn largo

  24. Largo: Hát rất chậm

  25. Liberamento: Hát một cách tự do (freely)

  26. Metronome: Một dụng cụ để giữ nhịp. Nếu M.M. 60, nghĩa là mỗi hát 60 phách mỗi phút

  27. Mezzo: Khoảng giữa, trung bình

  28. Mezzo Alto: Giọng trung bình của bè nữ.

  29. Medesimo: Giống nhau (the same)

  30. Meno: Ít hơn

  31. Meno mosso: ít cử động hơn (less motion)

  32. Mezzo forte, mf: Mạnh vừa

  33. Morendo: Dần dần hát nhẹ lại (dying away)

  34. Mosso: Nhanh

  35. Mezzo piano, mp: Nhẹ vừa

  36. Misterioso: Một cách thần bí (misteriously)

  37. Moderato: Hát với tốc độ trung bình

  38. Ottava alta (8va): 1 octave cao hơn

  39. Ottave bassa (8va, 8vb): 1 Octave thấp hơn

  40. Octave: hai nốt cùng tên, cách nhau một quãng 8 (hay 12 cái half steps)

  41. Ottava: Một Octava

  42. Pacato: Im lặng (calm, quiet)

  43. Pianissimo, pp: Rất êm

  44. Pianississimo, ppp: Êm vô cùng

  45. Piano, p: Êm

  46. Piu: Nhiều hơn (more)

  47. Pausa: Nghỉ (a rest)

  48. Petite: Nhỏ

  49. Peu a Peu: Từng ít một

  50. Poco: Một ít

  51. Poco ced., Cedere: Chậm hơn một ít

  52. Prelude: Nhạc dạo (chơi trước)

  53. Prestissimo: Rất, rất nhanh

  54. Presto: Rất nhanh

  55. Quasi: Hầu hết (almost)

  56. poco piu mosso: Chuyển động nhiều hơn một chút

  57. Poi: sau đó (then)

  58. Postlude: Bài dạo sau lễ

  59. Prelude: Bài dạo đầu lễ

  60. Rubato: Nhịp lơi

  61. Rallentando, rall: Chậm dần lại, như chữ Ritardando

  62. Rapide: Nhanh

  63. Rinforzando: Dấu nhấn

  64. Ritardando, rit: Chậm lại dần

  65. Ritenuto: Giảng tốc độ ngay

  66. Sanft: Nhẹ nhàng (soft, gentle)

  67. Sereno: Bình thản (peaceful)

  68. Sforzando, sfz, sf: Nhấn buông, nhấn mạnh trên nốt một cách bất ưng

  69. Simile: Giống nhau

  70. Sinistra: Trai trái (left hand)

  71. Sino: Mãi tới khi (until)

  72. Smorzando: Tắt lịm dần (fading away)

  73. Sans: Không có (without)

  74. Segno: Dấu hồi đoạn (như chữ S)

  75. Semplice: Đơn giản (simple)

  76. Sempre: Luôn luôn, thí dụ: Sempre staccato

  77. Senza: Không có (without)

  78. Soave: Ngọt ngào (sweet, mild)

  79. Stesso: Giống nhau (same)

  80. Subito: Một cách thình lình (suddenly)

  81. Sur: Trên (on, over)

  82. Svelto: Nhanh (quick, light)

  83. Sognando: Một cách mơ màng (dreamily)

  84. Solo: Hát một mình

  85. Soprano: Giọng cao nhất của bè nữ.

  86. Sostenuto: Kéo dài nốt

  87. Spiccato: Hát tách rời (khác với legato)

  88. Tenore: Giọng cao nhất của bè nam.

  89. Tenuto, ten: Giữ nốt lâu hơn bình thường (nhưng không lâu bằng fermata)

  90. Tosto: Nhanh (quick)

  91. Tanto: Nhiều

  92. Tempo: Nhịp vận

  93. Tempo primo: Trở về nhịp vận đầu

  94. Teneramente: Nhẹ nhàng (tenderly)

  95. Tranquillo: Im lặng

  96. Tre: 3

  97. Trills Rung: (hát thay đổi từ nốt chính lên một hay nửa cung một cách liên tục)

  98. Troppo: Quá nhiều

  99. Tutti: Tất cả (all)

  100. Vibrato: Rung

  101. Vivace: Hát một cách hoạt bát, linh động

  102. Volti subito: Giở trang thật nhanh

  103. Vrescendo: Hát lớn dần lên

  104. Trills Rung: (hát thay đổi từ nốt chính lên một hay nửa cung một cách liên tục)

  105. Troppo: Quá nhiều

  106. Tutti: Tất cả (all)

  107. Un Peu: Một ít (a little)

  108. Un poco: Một ít (a little)

  109. Una corda soft pedal

Thuật ngữ trong âm nhạc mang nhiều ý nghĩa khác nhau

Thuật ngữ trong âm nhạc mang nhiều ý nghĩa khác nhau


Các loại hình hoạt động của âm nhạc là gì?

Trên thực tế, có rất nhiều hình thức hoạt động trong âm nhạc khác nhau như:

  1. Nhạc sĩ

  2. Nhà soạn nhạc

  3. Ca sĩ

  4. Nhạc công

  5. Âm nhạc Việt Nam

  6. Giới giải trí

  7. Công nghiệp văn hóa

  8. Công nghiệp sáng tạo

Mỗi thể loại lại có những đặc điểm riêng biệt. vì vậy, nếu như bạn đang muốn lấn sân sang lĩnh vực này thì có thể tìm hiểu thật kỹ để biết khả năng của mình như thế nào. Từ đó, đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất để có thể gắn bó lâu dài và phát triển sự nghiệp.

Các loại hình hoạt động của âm nhạc là gì

Các loại hình hoạt động của âm nhạc là gì



Mong rằng, với những chia sẻ của Lạc Việt Audio trên đây sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn: Âm nhạc là gì? Từ đó, bổ sung vào kho tàng kiến thức của mình những thông tin hữu ích nhất.

65 views0 comments
Post: Blog2_Post
bottom of page