Hiện nay có rất nhiều người có đam mê, sở thích với các thiết bị âm thanh, nhưng để thực sự để trở thành là một người am hiểu hệ thống âm thanh một cách sâu sắc và chuyên nghiệp thì bạn cần hiểu những kiến thức cơ bản về nó. Sau đây Loa Nhập Khẩu xin phép được chia sẻ một số kiến thức âm thanh cũng như kinh nghiệm sau nhiều năm làm về lĩnh vực này mà chúng tôi đã tích lũy được.
Những điều cần biết về âm thanh
Contents
Âm thanh là gì ?
Trước khi tìm hiểu xâu xa về âm thanh thì bạn phải biết âm thanh là gì. Thực ra bản chất của âm thanh là một hiện tượng vật lý đơn giản, âm thanh được tạo ra bởi sự rung động của các vật thể và những sự rung động đó lan truyền qua một môi trường trung gian đến tai người nghe và cảm nhận được thì đó gọi là âm thanh.
Ví dụ: Bạn thấy một sợi dây đàn rung lên, nó tác động trực tiếp lên các phần tử không khí gần đó khiến chúng dao động. Nếu các dao động đó cứ liên tục dạo động hàng trăm hàng ngàn lần trong 1s thì lớp không khí xung quanh chịu tác động đó sẽ tạo tính đàn hồi, nhờ độ đàn hồi này lại đẩy các phân tử tiếp theo kết quả tạo ra song nén không khí. Môi trường đàn hồi sẽ truyền các sóng nén và giãn từ đoạn này đến đoạn kia và đến tai người nghe đó là âm thanh.
Xem thêm: amply karaoke jarguar
Tốc độ âm thanh truyền như thế nào
Tốc độ lan truyền của sóng âm qua môi trường. Tốc độ âm thanh phụ thuộc vào môi trường mà trong đó sóng âm lan truyền. Đơn vị đo tốc độ âm thanh là: m/s
Ví dụ:
Tốc độ truyền âm thanh tại mội trường Nước là: 1480 m/s
Tốc độ krong không khí: 344 m/s = 880 km/h
Mội trường gỗ mềm: 3350 m/s
Tuyền qua kính: 5200 m/s
Mội trường kim loại Nhôm: 5150 m/s
Loa Nhập Khẩu chúng tôi nhận thấy tốc độ âm thanh truyền trong môi trường không khí hoàn toàn không bị phụ thuộc vào tần số dao động. Nếu dao động là 20 lần/s hay đến 20.000 lần/s thì tốc độ đo lan truyền cũng như nhau không khác một chút nào.
Độ to nhỏ của cường độ âm thanh
Cường độ âm thanh là độ to, nhỏ, mạnh hay nhẹ của âm thanh.
Đơn vị đo cường độ âm thanh được tính bằng Oát (W) hoặc Đềxiben (dB).
Công thức chuyển đổi của 2 loại đơn vị đo này là:
Đềxiben = logarit Oát
dB = LogW
Độ dài ngắn là trường độ của âm thanh
Trường độ âm thanh là độ ngân dài hoặc ngắn của âm thanh và được tính bằng thời gian ngân với đơn vị đo là giây (second) hoặc mili giây (ms)
1s = 1000ms
Độ cao của âm thanh là gì
Độ cao âm thanh là cao độ âm thanh hoặc được hiểu là độ cao thấp của âm thanh được tính bằng tần số (Ferquency) với đơn vị đo là Hec (Hz) hoặc các bội số của Hec là Kilo Hec (KHz) và Mêga Hec (MHz).
Cách quy đổi tần số
1KHz = 1 000Hz
1MHz = 1 000 000Hz
Âm sắc là gì?
Âm sắc là sắc thái của âm thanh tạo nên sự khác nhau mang tính đặc trưng của các nguồn âm mặc dù có cao độ giống nhau.
Phản xạ khúc xạ và cộng hưởng âm thanh
Vì âm thanh là một dạng sóng âm lan truyền tại mọi môi trường nên nó cũng tuân theo các định luật phản xạ hay khúc xạ như ánh sáng cũng như vậy.
– Góc đến bằng góc phản xạ
Qua mỗi lần phản xạ hay khúc xạ, sóng âm đều sẽ bị suy giảm một phần về cường độ. Độ suy giảm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào môi trường và vật liệu mà sóng âm va đập.
Để giảm tối thiểu sự phản xạ của sóng âm, chúng ta phải sử dụng các vật liệu có độ suy giảm lớn hơn hoặc sử dụng mặt tường gồ ghề. Vì thế tại các phòng hát karaoke thường mặt tường cách âm bằng cách để mặt tườn gồ ghề.
Sự cộng hưởng của âm thanh còn phải phụ thuộc vào các khoảng cách va đập của sóng âm và tần số của âm thanh. Khi khoảng cách va đập trùng với bước sóng hoặc bằng một tỷ số chẵn của bước sóng sẽ tạo nên sự cộng hướng tốt nhất. Như vậy, khi tần số càng thấp thì buồng cộng hưởng càng lớn và khi tần số càng cao thi khoảng cách cộng hưởng càng nhỏ.
Xem thêm: cách nhận biết amply jarguar thật giả, Loa âm trần
Ngoài ra mọi thống tin chi tiết về thông tin chi tiết về âm thanh hoặc các thiết bị âm thanh như dàn âm thanh hội trường, dàn âm thanh karaoke… Quý khách vui lòng liên hệ theo Hotline: 0932 918 555 – 04 625 98 635 để biết thêm thông tin chi tiết hoặc nghe chúng tôi tư vấn miễn phí
Comments