Ampli đèn là một khái niệm còn khá mới mẻ với đa số mọi người mặc dù nó đã xuất hiện cách đây rất lâu rồi. Nhưng chỉ những năm gần đây, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển hơn thì những sản phẩm sử dụng ampli đèn mới ngày càng được sử dụng rộng rãi. Vậy ampli đèn là gì? Nguyên lý hoạt động cũng như ưu nhược điểm của ampli đèn là gì? Hãy cùng Phượng Xồ Audio tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Định nghĩa ampli đèn là gì?
Định nghĩa ampli đèn là gì?
Ampli đèn là một dòng thiết bị khuếch đại âm thanh vận hành chủ yếu yếu dựa vào nguyên lý hoạt động của bóng đèn. Cụ thể hơn, chính là sự khuếch đại dòng tín hiệu khi chúng đi qua hệ thống linh kiện. Không phải ngẫu nhiên mà ampli đèn được liệt vào những bộ amply có chất lượng âm thanh độc lạ nhất hành tinh. Tuy vậy nhưng hành trình chinh phục khách hàng của những chiếc ampli đèn lại gặp rất nhiều trắc trở.
Chính thức vào năm 1906, ampli đèn được cho ra mắt công chúng bởi Lee De Forest và đây cũng chính là tiền thân của những chiếc ampli bán dẫn phổ thông hiện nay. Vào thời gian xuất hiện trước công chúng, ampli đèn bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành nghề từ sử dụng trong công nghệ truyền tải tín hiệu điện thoại cho đến nghe nhạc hay sử dụng trong vô tuyến truyền hình.
Tuy nhiên, đến những năm 70 của thế kỷ trước, khi mà chất bán dẫn silicon được ứng dụng rộng rãi khiến ngành công nghiệp chế tạo bòng đèn nói chung và amply nói riêng tụt dốc không phanh. Vì chất bán dẫn silicon có lợi thế hơn rất nhiều về công suất cũng như gọn nhẹ, tiết kiệm hơn khi dùng nên nó trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người dùng.
Tưởng chừng như những chất bán dẫn kia sẽ xóa sạch những thiết bị dử dụng ampli đèn nhưng không. Sau một thời gian bị quên lãng, vắng bóng khỏi thị trường thì cho tới những năm gần đây, ampli đèn đã quay trở lại và được ứng dụng trong nhiều thiết bị âm thanh có chất lượng cao có thể thỏa mãn được bất kỳ khách hàng nào. Tiêu biểu nhất là ứng dụng của ampli đèn trong dòng nhạc hi-fi đem đến cho người dùng cảm giác âm thanh chân thực, sống động như bước vào thế giới khác vậy.
Nguyên lý hoạt động của ampli đèn
Như khái niệm phía trên đã đề cập, ampli đèn vận hành chủ yếu theo nguyên tắc hoạt động của bóng đèn, cụ thể hơn đó chính là sự khuếch đại dòng tín hiệu khi đi qua linh kiện này. Khá tương tự với bóng bán dẫn, bóng đèn chỉ cho dòng electron đi qua theo một chiều nhất định. Điểm khác nhau duy nhất giữa hai loại này là bóng đèn sử dụng kênh electron dài vài cm, cần nhiều năng lượng hơn trong khi bóng đèn bán dẫn đưa các electron qua một kênh có độ dài rất nhỏ, cần ít hơn năng lượng hơn nhiều.
Để hiểu hơn về nguyên lý hoạt động của ampli đèn, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu về cấu tạo từ đó rút ra nguyên lý hoạt động của chúng.
Cấu tạo ampli đèn
Chiếc bóng được sử dụng trong ampli đèn dồm các bộ phận chính đó là: Anot, Catot, cực G và vỏ thủy tinh. Các cực của bóng sẽ được đặt trong môi trường chân không để giúp các hạt electron có thể dễ dàng dịch chuyển theo từng dòng từ catot sang anot hơn, hạn chế tối đa sự cản trở gây nhiễu hay mất tín hiệu. Ngoài ra, các cực của ampli đèn cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn trong môi trường chân không, tình trạng oxi hóa sẽ không xảy ra.
Cực Catot: Là cực phát ra các dòng electron khi được đốt nóng tới nhiệt độ thích hợp (lúc này động năng của các hạt electrong thắng lực liên hết kim loại và các hạt electron được phát ra khỏi bề mặt catot).
Cực Anot: Là cực có nhiệm vụ thu nhận các electron mà cực catot phát ra nên chúng mang điện dương. Độ lớn của cường độ dòng diện chạy qua bóng đèn phụ thuộc phần lớn vào độ chênh lệch điện áp giữa hai cực anot và catot, lớp phủ của bề mặt catot và diện tích của hai cực này. Thông thường, diện tích bề mặt hai cực cũng như lớp phủ là không đổi trong quá trình sử dụng nên độ lớn dòng điện chỉ còn do sự chênh lệch điện áp hai cực anot-catot quyết định.
Cực G: Hay còn gọi là cực điều khiển. Chúng thường tồn tại ở dạng lò xo hoặc lưới nằm giữa hai cực anot và catot. Các hạt electron không bị hút vào đây do cực G có điện áp âm so với cực phát catot.
Nguyên lý hoạt động của ampli đèn
Sau khi đã tìm hiểu được cấu tạo cơ bản của ampli đèn có thể dễ dàng đưa ra được nguyên lý hoạt động của nó.
Đầu tiên khi ampli đèn hoạt động, cực catot sẽ được đốt nóng tới một nhiệt độ nhất định khiến cho các hạt electron có động năng lớn hơn cả lực liên kết kim loại và chúng bắt đầu thoát ra khỏi bề mặt của catot. Điện năng ampli đèn sử dụng chủ yếu là phục vụ cho quá trình đốt nóng catot này. Mà chúng ta đã biết, hiệu suất chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng thường không lớn, vì vậy có khá nhiều năng lượng lãng phí, thất thoát trong quá trình này.
Cơ chế dịch chuyển electron khiến cho những dòng điện qua bóng đèn là khá bé nên khi kết nối với ampli đèn cần loa có độ nhạy cao (như loa toàn dải chẳng hạn) để cho dù là những rung động nhỏ nhất vẫn có thể cảm nhận được. Thực tế, để giải quyết được vấn đề dòng điện nhỏ thì có thể sử dụng cách kết hợp nhiều hệ thống bóng đèn để tạo ra dòng lớn hơn nhưng chi phí thực hiện cũng như phải làm sao dể điều khiển bóng đồng pha với nhau còn là một bài toán lớn mà chưa thể giải được.
Cực G sẽ không tham gia vào quá trình phóng và thu nhận electron. Chúng đóng vai trò là cực điều khiển quyết định sự chênh lệch điện áp giữa hai cực catot và anot. Cụ thể điện áp của cực G âm ít âm nhiều so với catot sẽ quyết định độ lớn của dòng điện chạy từ cực catot sang anot.
>>> Xem thêm: Bật mí cách chọn amply công suất lớn, Top những amply công suất lớn tốt nhất
Nguyên lý hoạt động của ampli đèn
Các loại bóng đèn trong ampli
Người ta chia bóng đèn trong ampli thành 2 loại chính đó là: Bóng tiền khuếch đại âm tần và bóng khuếch đại âm tần.
1.Bóng tiền khuếch đại âm tần
Sở dĩ chúng được gọi như vậy do được sử dụng trong giai đoạn tiền khuếch đại. Mức tín hiệu đến ampli thường rất nhỏ nên giai đoạn này có tác dụng tăng cường dòng tín hiệu lên để chúng có đủ cường độ chuyển sang giai đoạn sau. Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là không được để tạp âm lẫn vào vì tạp âm sẽ được gia tăng theo tín hiệu âm thanh, ảnh hưởng tới âm thanh phát ra. Bởi vậy, ngoài việc phía trong bóng đèn được hút chân không thì bên ngoài bóng còn được tráng thêm một lớp chống nhiễu.
2.Bóng khuếch đại âm tần
Bóng khuếch đại âm tần còn có tên gọi khác là bóng công suất. Chúng có vai trò quyết định trong việc biến dòng tín hiệu âm thanh từ tiền khuếch đại để có đủ công suất cho ra tải. Bởi vậy mà các bóng khuếch đại âm tần được các nhà sản xuất và người sử dụng quan tâm. Đồng thời, để đảm bảo được chất lượng thì người dùng cần thay thế các linh kiện định kỳ trong suốt quá trình sử dụng.
Ưu và nhược điểm của ampli đèn
Ưu điểm của ampli đèn là gì?
Khi hoạt động các bóng đèn sẽ sáng lên và với mỗi nhịp âm thanh sẽ tương đương với một lần bóng đèn phát sáng. Chính vì vậy, ưu điểm của ampli đèn chính là vẻ đẹp ma mị mà nó mang tới cho người sử dụng. Thêm vào đó, người dùng còn có thể tự thay thế các mẫu bóng đèn mà mình yêu thích, thật cuốn hút với các tín đồ mê dòng ampli này.
Ưu điểm lớn nhất của ampli đèn mà chúng ta phải nhắc tới đó là chất âm thanh ấm áp, mượt mà, ngọt ngào, chân thực đặc trưng mà không loại ampli nào khác có thể đạt được. Bạn sẽ hoàn toàn bị mê hoặc bởi chất âm thanh đặc biệt nhất hành tinh ấy.
Ưu điểm của ampli đèn là gì?
Nhược điểm của ampli đèn
Bên cạnh điểm ưu việt thì chiếc ampli đèn lại có nhược điểm là chúng rất dễ bám bụi nên phải vệ sinh thường xuyên và phải làm một cách nhẹ nhàng, tit mỉ để tránh gây hỏng các bóng đèn.
Chi phí mua ampli đèn khá đắt đỏ và mỗi khi thay bóng cũng mất một khoản khá tốn kém.
Ampli đèn thường có công suất khá thấp nên việc lựa chọn loa karaoke, loa nghe nhạc để phối ghép khá khó khăn.
Âm thanh mà ampli đèn phát ra mặc dù có độ chân thực cao, rất đặc biệt nhưng những quãng trầm thì chưa thực sự mạnh, uy lực.
Một số loại ampli đèn ấn tượng nhất hiện nay
Đối với những người chơi ampli đèn thì không thể bỏ qua những mẫu ampli dưới đây bởi chúng thật sự ấn tượng về màu sắc cũng như về chất lượng âm thanh.
Ampli đèn 833S: Được tạo nên bởi nhà Phú Nhuận FC, chiếc ampli này nổi tiếng với kích thước khổng lồ, những bóng đèn được sản xuất chuyên dụng cho máy viễn thông, máy phát sóng cao tần. Điện áp lớn lên tới 2.000V cho phép người dùng có thể thắp sáng bóng đèn trên diện rộng.
Ampli đèn 810 SE: Đây là dòng ampli đắt đỏ có giá trị lên tới hàng chục triệu đồng, không thể phủ nhận được thiết kế vô cùng đẹp mắt của nó cũng như chất lượng cực cao khiến nhiều dòng ampli đèn khác phải chạy theo dài dài.
Ampli đèn Rongcon 805 SE: Sản phẩm ampli đèn này tưởng chừng như vô cùng đơn giản nhưng lại rất được lòng những người chơi amply do chúng được làm theo kiểu handmade độc lạ.
Ampli đèn Conghoan123 KT88 PP: Đánh bại tất cả các dòng ampli đèn hiện có trên thị trường. Đây là kiệt tác với 16 bóng công suất KT88, âm thanh cho ra vô cùng vượt trội, tinh tế.
Sự thật thú vị về ampli đèn mà có thể bạn chưa biết!!
Chiếc ampli đèn mạnh nhất và đắt nhất thế giới thuộc về Pivetta Opera Only với công suất 160.000W và mức giá bán không tưởng lên đến 2,2 triệu USD. Kích thước của nó cũng rất đáng nể 1,25×1,9×1,25m và nặng tới 1.500kg. Giả sử như bạn muốn đặt chiếc ampli này trong phòng thì bạn sẽ phải đặt nó vào nguyên một góc, sẽ chẳng có cái bàn nào chịu được sức nặng và kích thước ấy đâu.
Chiếc ampli đèn mạnh nhất và đắt nhất thế giới
Trên đây là toàn bộ bài viết về ampli đèn mà Phượng Xồ Audio muốn chia sẻ với các bạn. Mong rằng, bài viết sẽ giúp bạn hiểu được ampli đèn là gì, ưu, nhược điểm của nó và nguyên lý hoạt động của những chiếc ampli đèn. Hẹn gặp lại bạn vào các bài viết sau nhé!
Comments