top of page
Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Compressor là gì? Các chức năng tùy chỉnh của Compressor cần biết

Updated: Nov 20, 2020

Chi tiết bài viết

  1. Compressor là gì?

  2. Chức năng của Compressor là gì?

  3. Các loại compressor phổ biến hiện nay

  4. FET Compressor:

  5. VCA Compressor:

  6. Tube/Valve Compressor:

  7. Optical/Opto Compressor:

  8. Cách tùy chỉnh compressor đơn giản nhất

  9. Chức năng Threshold

  10. Compression Ratio (tỷ lệ nén)

  11. Chức năng Attack

  12. Chức năng Release

  13. Chức năng Knee

  14. Chức năng Make-up Gain

  15. loa treo tường

  16. loa âm trần

  17. loa cột

  18. loa sân khấu

Compressor là 1 thiết bị quan trọng và khá phổ biến trong hệ thống âm thanh hội trường hiện nay. Bài viết này sẽ nói cho bạn biết Compressor là gì? Hướng dẫn cách tùy chỉnh, sử dụng Compressor đơn giản nhất. Qua đó giúp mang lại hiệu quả nhất cho dàn âm thanh của mình nhé. Cùng tìm hiểu ngay bây giờ trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm >>

  1. Loa vi tính là gì? Các sản phẩm loa máy tính tốt nhất 2020

  2. Hệ thống âm thanh tiêu chuẩn bao gồm những thiết bị nào?

  3. Loa Bluetooth là gì? 5 loa Bluetooth giá rẻ được yêu thích nhất

Compressor là gì?

Trước khi vào định nghĩa compressor là gì thì bạn cần phải biết về hiệu ứng compression. Đây là một hiệu ứng giúp giảm bớt sự khác biệt về âm lượng của âm thanh, giữa các tín hiệu âm thanh lớn nhất và các tín hiệu âm thanh nhỏ nhất. Nhờ đó âm thanh của loa phát ra sẽ đều đặn và mượt mà hơn rất nhiều. Điều đó có nghĩa là khi có các tín hiệu âm thanh đầu vào như một giọng hát (vocal), một loại nhạc cụ (keyboard, guitar…). Thì chắc chắn âm thanh sẽ có lúc to, lúc nhỏ khác nhau theo mỗi giai đoạn của bản nhạc. Hiệu ứng compression này sẽ giúp giảm bớt sự biến động về âm lượng của âm thanh. Giúp cho bản nhạc nghe được hài hòa hơn và tinh tế hơn. Khi đó compressor là thiết bị đóng vai trò xử lý hiệu ứng compression này.

Hay nói dễ hiểu hơn thì Compressor sẽ thiết lập một mức âm lượng trung bình cho tín hiệu âm thanh “được phép” phát ra từ bộ dàn âm thanh của bạn. Nhờ vậy mà âm thanh sẽ đạt hiệu quả cao hơn, không quá to và không quá nhỏ. Ngoài ra trong một số trường hợp khác, compressor cũng có thể giúp giọng hát trở nên hay hơn, có sức sống hơn. Việc thay đổi chất âm cho bản mix trở nên hay hơn…

Chức năng của Compressor là gì?

Compressor là thiết bị xử lý tín hiệu tự động, mang lại sự cân bằng về âm lượng và biến âm thanh nghe được mềm mại hơn. Compressor mang lại khả năng xử lý tín hiệu chuyên nghiệp hơn cho dàn âm thanh của bạn.

Thông thường để đơn giản hóa các thiết bị trong dàn âm thanh, các bộ xử lý tín hiệu thường sẽ được “tối thiểu hóa”. Với mục đích nhằm tiết kiệm tối đa chi phí cho bộ dàn cũng như giúp cho những người chưa biết nhiều về kỹ thuật âm thanh. Cũng như dễ dàng tùy chỉnh, sử dụng hiệu quả. Cũng chính vì lý do đó mà compressor thường không được sử dụng phổ biến trong dàn âm thanh, khiến nhiều người còn lạ lẫm với thiết bị này.

Compressor là gì - Các chức năng tùy chỉnh của Compressor

Compressor là gì? Các chức năng tùy chỉnh của Compressor


Các loại compressor phổ biến hiện nay

Đều giống nhau ở các thông số phía trên, tuy nhiên lại có nhiều loại compressor khác nhau, với cách tác động lên âm thanh khác nhau. Sự khác biệt về âm thanh giữa các loại này là không quá lớn nên không phải ai cũng có thể nhận biết được nó. Dưới đây là một số loại compressor phổ biến và bạn có thể tham khảo thêm trên Internet về các loại này.

FET Compressor:

Fet Compressor sử dụng bóng đèn bán dẫn, độ tin cậy, chính xác cao và phản ứng nhạy.

VCA Compressor:

Dòng sản phẩm này sử dụng mạch điện tử, cho độ chính xác rất cao.

Tube/Valve Compressor:

Loại Compressor này sử dụng bóng đèn điện tử, thời gian attach và release chậm hơn 2 loại trên

Optical/Opto Compressor:

Sử dụng mạch điện cảm ứng ánh sáng để điều khiển cường độ nén âm thanh. Khi ánh sáng phát ra càng mạnh thì giảm cường độ tín hiệu âm thanh cũng mạnh hơn. Nó khiến loại compressor này không nhạy như những loại trên nhưng chất âm rất tự nhiên và ấm áp.

4 loại compressor phổ biến hiện nay

4 loại compressor phổ biến hiện nay


Đừng bỏ lỡ >>

  1. Tư vấn mua vang số chuẩn xác và phù hợp nhất cho bạn

  2. Nên dùng vang số hay mixer – đâu là lựa chọn hoàn hảo

Cách tùy chỉnh compressor đơn giản nhất

Với khá nhiều nút điều chỉnh trên bề mặt, compressor có lẽ sẽ khiến những người chưa biết về nó phải “lo sợ”. Bởi vì không biết làm sao để có thể hiểu và chỉnh được hết các nút này. Và cũng tùy loại compressor khác nhau mà số lượng nút điều chỉnh có thể nhiều hoặc ít. Dưới đây sẽ là những cần điều chỉnh thông dụng nhất của compressor, đủ để bạn có thể tự tay chỉnh đầy đủ, cơ bản với bất kỳ loại compressor nào.

Chức năng Threshold

Như mình đã nói ở trên thì compressor là loại thiết bị xử lý tín hiệu tự đồng. Và chức năng Threshold thể hiện chính xác tính năng này của compressor. Nghĩa là nó cho phép bạn đưa ra một ngưỡng tín hiệu âm thanh cụ thể, bất cứ tín hiệu đầu vào nào vượt quá ngưỡng này, compressor sẽ ra tay “tiêu diệt” và đưa tín hiệu về mức mà bạn cho phép. Còn với các tín hiệu có mức âm lượng thấp hơn ngưỡng này sẽ “an toàn” mà đi qua compressor.

Đây chính là một trong những chức năng quan trọng nhất của compressor, và đôi khi bạn sẽ bắt gặp những loại compressor chỉ bao gồm 2 chức năng, thì Threshold sẽ là 1 trong 2 chức năng này. Khi bạn để cần chỉnh chức năng này ở mức 0dB, nghĩa là chúng ta không tác động, không nén gì cho tín hiệu âm thanh.

Compression Ratio (tỷ lệ nén)

Nếu như Threshlod quy định ngưỡng âm lượng được phép chạy vào dàn âm thanh của bạn, thì compression ratio sẽ đưa ra mức độ can thiệp của compressor lên phần tín hiệu âm thanh vượt quá ngưỡng cho phép mà bạn đưa ra. Thông số này thường được ký hiệu theo dạng tỷ lệ X:1 (1:1, 2:1, 3:1, 4:1….). Và khi đó tỷ lệ âm thanh bị nén lại sẽ là 1/X.

Giả sử như bạn cài đặt Threshold cho compressor ở mức 4dB, và điều chỉnh Compression Ratio ở mức 4:1. Nếu tín hiệu đầu vào là 8dB, vượt quá so với quy định là 4dB, khi đó compressor sẽ “ra tay” giảm cường độ tín hiệu lại tương đương 4*1/4=1dB. Và sau khi compressor xử lý xong, tín hiệu đầu vào ban đầu của bạn từ 8dB sẽ chỉ còn 5dB.

Và theo cách tính ở trên, nếu bạn để tỷ lệ này ở mức 1:1 nghĩa là bạn sẽ không cho phép compressor tác động vào cường độ âm thanh, khi đó tín hiệu sẽ thoải mái đi qua mà không cần phải đợi “sự đồng ý” của compressor.

Bạn có thể tham khảo qua một số tỷ lệ nén như: 2:1 được xem là nhẹ nhàng, từ 3:1 đến 4:1 là vừa phải và từ 5:1 đến 8:1 là tỷ lệ nén mạnh. Và khi bạn tăng lên mức từ 10:1 cho đến dương vô cực, compressor sẽ trở thành một limiter. Nghĩa là nó sẽ không cho phép tín hiệu vượt ngưỡng Threshold đi qua.

Các nút điều chỉnh mặt trước và mặt sau của Compressor

Các nút điều chỉnh mặt trước và mặt sau của Compressor


Chức năng Attack

Thông số này cho biết khoảng thời gian compressor cần để chuyển tín hiệu từ dạng bình thường thành dạng nén hoàn toàn. Sau khi tín hiệu vượt quá ngưỡng Threshold. Khi sử dụng compressor, bạn có thể để ý tín hiệu sẽ không giảm đột ngột xuống ngưỡng quy định. Mà đơn giản nó sẽ giảm từ từ cho tới khi bị nén hoàn toàn về mức quy định. Điều đó làm cho quá trình này diễn ra một cách tự nhiên hơn.

Chức năng Release

Đó là khoảng thời gian mà sau khi âm thanh bị nén sẽ trở lại trạng thái bình thường. Trong thực tế người ta thường điều chỉnh Release chậm hơn Attack từ 50ms cho đến 4 giây tùy theo mức độ.

Khi Release thiết lập quá dài thì sẽ dẫn đến âm lượng của âm thanh không ổn định. Điều này mang đến cảm giác to nhỏ thất thường. Chính vì note nhạc này đang kích hoạt nhưng trong khi đó note nhạc tiếp theo cũng sẽ bắt đầu bị nén. Và dĩ nhiên sự nén ở note này không giống như note trước. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng Pumping. Tương tự với Pumping nhưng xảy ra với các tần số cao thì sẽ tạo ra hiệu ứng Breathing.

Chức năng Knee

Hiểu đơn giản về thông số này thì nó có tác dụng giúp điều chỉnh độ mượt mà và tự nhiên của âm thanh. Khi mà nó chuyển đổi từ trạng thái bình thường sang bị nén. Knee có 3 dạng đó là Soft Knee, Medium Knee và Hard Knee. Tượng trưng cho mức độ tăng dần về cảm giác nhẹ nhàng và nhanh dần thời gian chuyển đổi tín hiệu.

Chức năng Make-up Gain

Make-up Gain hay còn gọi là Output Gain là công cụ cho bạn điều chỉnh lại cường độ âm thanh sau khi đi qua compressor. Nó giúp bạn bù trừ được lượng cường độ âm thanh bị Compressor đã bị lấy đi khi bị nén.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản về thiết bị Compressor là gì? Bạn nên đọc kỹ vì nó là một trợ thủ đắc lực giúp bạn xử lý tín hiệu âm thanh của bạn. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về sản phẩm này. Nếu bạn còn vấn đề gì cần hãy liên hệ ngay Hotline 0987.106.809 để được tư vấn trực tiếp.

3 views0 comments

Recent Posts

See All

Comentaris


bottom of page