top of page

Condenser Microphone là gì? Đặc điểm cơ bản của Condenser Microphone

Writer's picture: Chuyên Âm ThanhChuyên Âm Thanh

Updated: Nov 20, 2020


Có thể chiếc Dynamic Microphone (micro điện động) đã không còn xa lạ đối với chúng ta bởi nó được sử dụng ở hầu hết các sân khấu biểu diễn âm nhạc hoặc hội trường, sự kiện bởi cấu trúc chắc chắn, tiện lợi thì Condenser Microphone (micro điện dung) lại ít phổ biến và ít được biết tới hơn bởi đây là loại micro chuyên dụng cho việc ghi âm trong các phòng thu. Bởi vậy nên có thể số lượng người biết tới cũng như am hiểu về loại micro này chưa nhiều. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.

Tham khảo thêm >>

Condenser Microphone là gì

Condenser Microphone hay còn được gọi là micro phòng thu âm, là loại micro sở hữu độ nhạy tín hiệu âm thanh rất cao, nó mang lại sự trung thực cho âm sắc cũng như loại bỏ hiện tượng mất tiếng bass ở khoảng cách xa. Chính vì thế nên nó rất phù hợp với việc thu âm các tác phẩm âm nhạc, bản tin trong phòng thu chuyên nghiệp. 

Cấu tạo cơ bản của loại micro này gồm: 1 miếng chất áp điện – trên bề mặt của miếng này sẽ có điện tích trái dấu khi nó bị nén hoặc giãn. Một mặt của miếng chất này sẽ nối với mass (vỏ nhôm của micro). Mặt còn lại nối với cực G của một mosfet. Chân S của mosfet nối mass còn chân D để hở. Khi có âm thanh thì trên bề mặt của miếng chất áp điện có điện tích trái dấu tức là trên 2 mặt miếng chất áp điện sẽ có điện áp. Điện áp này điều khiển vào cực G của mosfet. Mosfet khuếch đại cho tín hiệu ra. 

Do những đặc điểm như vậy nên loại micro này phù hợp với các phòng thu hơn là trên sân khấu và nó đem lại âm thanh chân thực nhất. Ngoài sử dụng trong các phòng thu âm thì Condenser Microphone còn khá phổ biến trong các dàn karaoke có tính chuyên nghiệp cao.

Condenser Microphone là gì

Condenser Microphone là gì


Đặc điểm của Condenser Microphone

Độ nhạy của micro

Đây là thông số thể hiện mức độ của tín hiệu âm thanh mà micro có thể thu vào. Nếu độ nhạy này càng lớn thì micro càng có khả năng thu được các âm thanh ở khoảng cách xa hơn, tốt hơn. Trong vật lý thì cường độ âm thanh mang đơn vị đo là dB và gồm 2 tiêu chuẩn đo lường 1:0 dB 1mW/pascal và tiêu chuẩn 2:0 dB 1mW/microbar. Theo nghiên cứu thì tiêu chuẩn 1 luôn lớn hơn tiêu chuẩn 2 một khoảng 20dB. Trong trường hợp bạn có 2 chiếc micro cùng tiêu chuẩn thì lúc này yếu tố độ nhạy quyết định xem micro nào nhạy hơn.

Dải tần đáp ứng của micro

Dải tần đáp ứng là khoảng cách cực đại và cực tiểu cho phép micro của bạn có thể thu và phát âm thanh được. Nếu dải tần đáp ứng của micro càng rộng thì sẽ giúp thể hiện những âm sắc hay âm bass sẽ trầm ấm hơn, bên cạnh đó âm treble sẽ càng trong và cao. Hầu hết các hãng hiện nay đều sản xuất micro có dải tần trong khoảng từ 20 đến 20.000Hz dựa theo dải tần nghe thấy của tai người.

Tổng trở của micro

Trên thị trường hiện nay, micro chủ yếu được sản xuất theo 2 loại khác nhau là loại có tổng trở lớn và tổng trở thấp. Thường thì loại micro tổng trở lớn (khoảng 2000 Ohm) sẽ là loại có giá thành rẻ hơn bởi chúng được kết nối bằng jack 6 ly và dây các dây tín hiệu không cân bằng. Còn loại có tổng trở thấp hơn (dưới 1000 Ohm) sẽ là dòng sản phẩm giá thành cao bởi chúng thường dùng dây dây nối tín hiệu cân bằng và jack XLP.

Phạm vi sử dụng của Condenser Microphone

Trái với Dynamic Microphone thì Condenser Microphone chủ yếu được sử dụng trong các phòng thu âm nhờ khả năng thu được những âm thanh trong dải tần lớn hơn cũng như chất lượng âm thanh chân thực, khả năng đáp ứng nhất thời tốt hơn hay còn được gọi là khả năng tái tạo tốc độ âm thanh. Đối với những tín hiệu âm thanh lớn thì nó cũng cho chất lượng đầu ra to hơn và nhạy hơn.

Bên cạnh đó thì Condenser Microphone cũng có giá thành cao hơn.

Nguồn cung cấp điện cho loại micro này cũng yêu cầu phải sử dụng một nguồn điện thống nhất, thường thì loại nguồn phantom 48V là phổ biến bởi nó khá tiện lợi khi có thể dễ dàng với phần lớn các mixer hay các nguồn điện ngoài.  Công tắc P48 hoặc 48V thường được đặt trên channel strip hoặc mặt sau của mixer.

Với độ nhạy cao và khá mỏng manh về kết cấu nên chủ yếu micro điện dung được sử dụng trong các phòng thu âm. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm thấy chúng tại các sân khấu ở các show âm nhạc trực tiếp hoặc trong các dàn nhạc, hợp xướng bởi khi đó người ta muốn sử dụng micro overhead trống hay tăng cường âm thanh.

Đặc điểm của Condenser Microphone

Đặc điểm của Condenser Microphone


Phân loại Condenser Microphone 

Hiện nay condenser microphone được chia thành hai dạng chủ yếu là: màng nhỏ và màng lớn. Tùy theo mục đích sử dụng mà cách lựa chọn cũng khác nhau.

  1. Nếu bạn có nhu cầu thu âm giọng hát trong phòng thu hay thu âm nhạc cụ mà hướng đến âm thanh sâu hơn thì bạn nên lựa chọn loại micro màng lớn. Nó cho khả năng mang lại âm thanh đầm ấm hơn đến cho âm thanh thu được. Theo hội những người đam mê về âm thanh truyền tai nhau rằng micro màng lớn tái tạo âm thanh có tần số thấp tốt hơn so với những micro màng nhỏ. Nhưng trên thực tế cho thấy micro màng nhỏ hoạt động tốt hơn nhiều và khả năng tái tạo âm thanh cũng đồng đều hơn.

  2. Micro màng nhỏ là lựa chọn tốt nhất khi bạn muốn có một đáp ứng tần số rộng, chắc chắn và đáp ứng nhất thời tốt nhất, như để thu âm các nhạc cụ có dây. Micro màng nhỏ cũng là lựa chọn ưu tiên cho công việc thu âm buổi hòa nhạc.

Mặc dù những chiếc micro điện động có cấu trúc chắc chắn, bền hơn, có khả năng chống lại độ ẩm và các tác động xấu khiến chúng hoàn hảo trên sân khấu trình diễn nhưng nó vẫn có hạn chế dễ dàng nhận thấy đó chính là chất lượng âm thanh không ổn định và không chính xác bởi chúng có dải đáp ứng tần số khá thấp. Bởi vậy nên những chiếc micro điện dung phát huy khả năng tốt hơn trong môi trường thu âm nhờ những thế mạnh của mình.

Phân loại Condenser Microphone 

Phân loại Condenser Microphone


Cách lựa chọn micro phù hợp

Muốn lựa chọn được micro phù hợp nhất thì bạn nên dựa trên nhu cầu sử dụng của bản thận. Bạn cần chú ý 2 điều sau

Thứ 1:

Một chiếc Condenser Microphone màng lớn nguồn phantom hay một chiếc Dynamic Microphone màng lớn sẽ là sự lựa chọn tốt nhất nếu bạn đang có nhu cầu thu âm giọng hát tại gia.

Thứ 2:

Nếu bạn đang muốn tìm một micro phù hợp cho việc thu âm guitar acoustic hay các loại nhạc cụ thì bạn nên chọn cho mình một chiếc micro điện dung màng nhỏ chất lượng cao.

Lưu ý

Để thu âm trên cello/ double bass, một trong những lựa chọn chính là condenser microphone màng lớn. Điều này là do, trong khi các chuỗi cộng hưởng một cách nhanh chóng, phản ứng nhất thời chậm hơn của micro màng lớn sẽ giúp tái tạo tần số thấp tốt hơn trên các nhạc cụ này.

Công việc thu âm buổi hòa nhạc được thực hiện tốt nhất với một cặp condenser microphone màng nhỏ để thu âm âm thanh stereo. Màng nhỏ cho phép sao chép nhất thời nhanh hơn và chính xác hơn và tái tạo tần số thấp tốt hơn.

Đối với trống, bạn có thể kết hợp giữa micro điện động và micro điện dung.

Cách lựa chọn micro phù hợp

Cách lựa chọn micro phù hợp


Tham khảo thêm >>

  1. Sound Card là gì? Cách lựa chọn Soundcard tốt nhất

  2. Hướng dẫn cách kết nối mixer với ampli đơn giản nhất

Một số loại Condenser Microphone thịnh hành nhất hiện nay

Audio – Technica AT2020 USB

Từ khi được ra mắt cho tới bây giờ Audio-Technica vẫn luôn duy trì được tiếng vang trong lĩnh vực micro hiện hành. Các sản phẩm của hãng luôn đem lại cho khách hàng sự yên tâm về mặt chất lượng cũng như giá cả luôn vừa phải.

Chiếc AT2020 USB mang tới cho bạn mức áp suất âm thanh (SPL) khá cao, từ đó cho khả năng xử lý các âm âm thanh lớn rất hiệu quả. Đây cũng là chiếc micro side-address (pickup trước mặt) giúp loại bỏ được các góc ở hau bên và phía sau cực kì hiệu quả, nhờ có cấu trúc vững chắc nên nó có tuổi thọ lâu hơn các đối thủ lên tới vài năm. 

AT2020 USB và Nova có cùng mức giá nhưng nó lại được kết nối bởi chân USB thông dụng và cho chất lượng quản lý âm thanh cực tốt mà không cần mua thêm các phụ kiện đi kèm.

AKG C–214 

Thêm một sản phẩm được khá nhiều người tiêu dùng ưa thích và phổ biến trên thị trường hiện nay là sản phẩm Condenser Microphone đến từ thương hiệu AKG. Đây là một trong những mô hình micro pickup lớn nhất hiện nay sở hữu một chiếc micro tụ điện. Đánh đổi lại một mức giá không hề nhỏ thì bạn sẽ có được những tính năng bổ sung cho việc tùy chỉnh âm thanh khá hữu dụng.

Thiết bị cung cấp cho chúng ta một bộ suy hao có thể chuyển đổi (20dB) và một bộ lọc cắt âm trầm. Ngoài ra, AKG C-214 còn sở hữu khả năng thu âm cảnh cận tuyệt vời và xử lý áp suất âm thanh rất cao. Một cấu trúc hoàn toàn bằng kim loại sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của micro trong nhiều năm và chiếc micro tụ điện này được tuyên bố là tuyệt vời cho giọng hát và nhạc cụ độc tấu.

Hãng AKG cũng rất chu đáo trong khâu sản xuất và bảo quản khi bọc sản phẩm trong một chiếc hộp đựng kim loại vô cùng chắc chắn và gọn gàng, đảm bảo được tính thẩm mĩ, thêm đó là một màn chắn gió và shockmount. Lựa chọn AKG C–214 thực sự giúp bạn trở nên chuyên nghiệp vượt trội hơn trong sự nghiệp sản xuất âm nhạc của bản thân, nó sẽ không khiến bạn thất vọng.

Shure SM–27–SC 

Mặc dù hãng Shure được biết đến chủ yếu bởi các mẫu micro điện động nhưng sản phẩm SM-27-SC thực sự là một chiếc micro điện dung đặc biệt mà không thể không kể đến. Nó mang tới chất lượng âm thanh cực tốt và khả năng cung cấp bộ lọc tần số thấp rất đáng chú ý khi có thể chuyển đổi giữa 3 vị trí để giảm tối thiểu độ nhiễu.

Hãng trang bị cho SM-27-SC bộ vỏ kim loại chất lượng cao 3 lớp kết hợp với mô hình định hướng Cardioid mang tới một âm thanh siêu cô lập. Theo hãng công bố thì chiếc micro này có khả năng ứng dụng rất tốt: giọng hát, khuếch đại guitar điện, kèn đồng, đàn dây hay thậm chí cả trống. SM-27-SC được khá đông khách hàng lựa chọn bởi tính ứng dụng đa dạng và đã cho phản hồi rất tích cực.

Rode NT1-A

Đây được xem là chiếc micro điện dung có tuổi thọ tốt nhất nếu bạn biết chăm sóc nó đúng cách, không những vậy nó còn cho chất lượng âm thanh siêu rõ với khả năng SPL cao, các bản ghi âm cũng ấm hơn và chiếc vỏ kim loại bền bỉ.

Khi nói đến niềm tin thương hiệu, Rode là một trong những người đứng đầu khi nói đến thiết bị thu âm, đặc biệt là micro. NT1-A là một trong những chiếc micro phòng thu yên tĩnh nhất trong số các đối thủ cạnh tranh với mức độ self-noise 5 dBA và tính năng tuyệt vời này khiến nó trở nên lý tưởng để ghi âm giọng hát, guitar và bộ gõ.

NT1-A còn là sự lựa chọn ưa thích của nhiều chuyên gia thu âm, bán chuyên hay nghiệp dư bởi ngoài các tính năng hữu dụng, nó lại có vẻ ngoài bóng bẩy và hút mắt khi lớp vỏ kim loại kết hợp với màng loa được mạ vàng sang trọng.

Bên cạnh đó, mức giá cũng là thế mạnh của NT1-A bởi nó có giá thành khá phải chăng nếu đặt lên bàn cân với các đối thủ cùng phân khúc.

M-Audio Nova

Sự lựa chọn tiêu biểu cuối cùng là một sản phẩm đến từ thương hiệu M-Audio và nó cũng là chiếc micro tụ điện thân thiện với hầu hết người sử dụng về tính năng cũng như giá thành khá phù hợp.

Nova được mọi khách hàng tin tưởng và thường xuyên đứng đầu trong lựa chọn những loại micro điện dung tốt nhất bởi khả năng đảm bảo các bản ghi âm luôn rõ ràng, sắc nét mà không xảy ra hiện tượng biến màu hay méo tiếng. 

Chiếc Condenser Microphone này mang đến những tính năng tuyệt vời về độ tin cậy cao, được bao bọc trong lớp vỏ bằng đồng chắc chắn. Hãng cũng trang bị cho M-Audio Nova bộ giá đỡ cứng, vững chai và hộp đựng dạng mềm rộng rãi, bạn hoàn toàn có thể đặt thêm một vài phụ kiện khác vào đó, rất tiện lợi. Với mức giá rất hợp lý nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn M-Audio Nova cho phòng thu của mình.

Một số loại Condenser Microphone thịnh hành nhất hiện nay

Một số loại Condenser Microphone thịnh hành nhất hiện nay


Mong rằng, với những chia sẻ của Lạc Việt audio trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về Condenser Microphone. Từ đó, chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất.

5 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page