Để có một dàn âm thanh nghe nhạc hoàn hảo, việc chỉ lựa chọn những sản phẩm tốt không thôi là chưa đủ mà cần phải biết các phối hợp chúng nữa. Ở bài viết này, Lạc Việt Audio xin chia sẻ kiến thức về cách phối ghép loa và amply nghe nhạc đơn giản nhất, những nguyên tắc phối ghép loa và amply cũng như là cách chọn loa phù hợp với ampli. Cùng theo dõi nhé!
Tham khảo thêm:
Cách phối ghép loa và amply nghe nhạc
Cách phối ghép loa và amply nghe nhạc đơn giản
Thực tế, việc phối ghép loa và amply thường đòi hỏi người có kinh nghiệm thực hiện nhưng không phải vì thế mà những người mới không thể làm được. Để phối ghép được loa và amply phù hợp, bạn chỉ cần nắm rõ những nguyên tắc phối ghép loa và amply dưới đây:
1. Cách phối ghép loa và amply về công suất
Theo cách phối ghép loa và amply nghe nhạc chuẩn được các chuyên gia chia sẻ thì công suất lý tưởng nhất để phối ghép giữa hai thiết bị này là công suất trung bình của amply phải lớn gấp đôi công suất loa. Như vậy mới đảm bảo được chất lượng âm thanh phát ra. Ví dụ công suất trung bình chiếc loa của bạn là 150W thì cần lựa chọn amply có công suất 300W.
Trường hợp khi không đảm bảo được giá trị công suất amply và loa phù hợp sẽ gây ra méo, rè tiếng thậm chí là làm loa bị cháy, hư hỏng nặng. Bạn có thể hiểu đơn giản, nếu công suất amply nhỏ hơn công suất của loa thì tín hiệu truyền từ amply tới loa sẽ bị nhỏ hơn mức mà loa có thể tiếp nhận, từ đó gây ra hiện tượng âm thanh không đều, màng loa thì bị co dãn thất thường, lâu ngày sẽ dẫn tới cháy hỏng. Vì vậy chọn loa phù hợp với amply là điều rất cần thiết và quan trọng.
Cách phối ghép loa và amply về công suất
2. Cách phối ghép loa và amply nghe nhạc theo độ nhạy của loa
Loa có độ nhạy càng cao thì chỉ cần những amply có công suất nhỏ. Ngược lại, với những dòng loa có độ nhạy dưới 90dB tương đương với trở kháng khoảng 4 Ohm thì lại cần những chiếc amply có công suất lớn.
Nếu bạn thắc mắc độ nhạy của loa cho ta biết điều gì thì chúng tôi sẽ giải thích luôn tại bài viết này. Độ nhạy của loa cho ta biết công suất tối thiểu của tăng âm để ghép nối với loa. Như vừa đề cập thì độ nhạy càng cao, công suất amply sẽ càng thấp, khi giảm SPL một mức 3dB thì cần công suất của amply tăng lên gấp đôi.
Để dễ hiểu chúng ta có ví dụ như sau: Một chiếc loa có độ nhạy 95dB được phối ghép với amply công suất 1W là phù hợp thì cũng là chiếc loa đó với độ nhạy 86dB sẽ cần phối ghép với amply có công suất tối thiểu là 8W. Đây cũng chỉ là một ví dụ về chọn độ nhạy loa để cho bạn hiểu về cách phối ghép amply với loa nghe nhạc cho hợp lý thôi chứ không phải dựa vào ví dụ để chọn nhé.
3. Cách phối ghép loa và amply nghe nhạc theo trở kháng
Trở kháng cũng đóng cai trò quan trọng giống như công suất vậy. Nếu như để phối ghép amply phù hợp với loa theo công suất thì công suất amply cần lớn gấp hai lần loa thì sang tới trở kháng lại ngược lại. Tức là tổng trở kháng của loa cần phải lớn hơn trở kháng của amply. Nếu phối ghép amply có trở kháng cao cùng với loa có trở kháng thấp thì cũng dẫn tới hậu quả là hỏng, cháy amply.
Ngoài ra, amply và loa có trở kháng càng cao thì sự suy giảm tín hiệu khi truyền đi xa sẽ càng thấp. Nếu bạn chỉ phối ghép amply và loa để nghe nhạc thì chỉ cần chọn những loa 2 Ohm hoặc 4 Ohm là đủ.
Như vậy nguyên tắc phối ghép loa và amply theo trở kháng có ý nghĩa vô cùng quan trọng và bạn phải chắc chắn rằng trở kháng của những thiết bị ghép nối là tương thích phù hợp. Một lưu ý khác là khi tính toán trở kháng chọn loa phù hợp với amply thì phải xác định được hệ thống loa của bạn sẽ ghép nối như thế nào?
Cách phối ghép loa và amply nghe nhạc theo trở kháng
4. Cách phối ghép loa và amply nghe nhạc dựa vào hiệu suất của amply
Nguyên tắc phối ghép loa và amply thứ tư là dựa vào hiệu suất của amply. Trên thị trường hiện có 3 loại amply đó là amply class A, B và AB. Muốn lựa chọn được loa phù hợp với amply nhất thì bạn cũng nên quan tâm tới 3 loại này.
Amply class A: Hiệu suất của loại này dao động trong khoảng 10-20% nghĩa là amply tiêu thụ 100W điện chỉ có công suất ra loa là 20W tối đa. Phần năng lượng còn lại bị giải phóng dưới dạng nhiệt nên những dòng amply này khi chạy cực kỳ nóng. Đổi lại là âm thanh khi phối ghép amply này với loa sẽ có độ méo siêu nhỏ và âm cũng tự nhiên nhất trong ba loại.
Amply class B: Hiệu suất của loại này dao động trong khoảng 70-80% nghĩa là amply tiêu thụ 100W điện sẽ cho ra loa công suất tối đa là 20W. Chỉ 20% năng lượng thị thất thoát dưới dạng nhiệt nên những dòng amply này khi chạy sẽ rất mát. Tuy vậy chúng lại có nhược điểm là độ méo lớn và âm thanh không hay.
Amply class AB: Hiệu suất của loại này dao động trong khoảng 50-60%. Là dòng lai giữa A và B nên thừa hưởng được ưu điểm của cả hai vì vậy mà hầu hết các amply hiện nay đều thuộc loại này.
Hướng dẫn cách phối ghép loa và amply nghe nhạc
Sau khi đã chọn được loa phù hợp với amply dựa vào các nguyên tắc phối ghép phía trên, chúng ta sẽ tiến hành ghép loa và amply với nhau. Dưới đây là hình ảnh cách phối ghép loa và amply nghe nhạc trong dàn âm thanh đơn giản gồm hai loa và một amply:
Các bước phối ghép loa và amply đơn giản bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hai cặp dây AV, chú ý là phải chọn loại dây không có hình.
Bước 2: Ghép nối loa và amply như mô tả trong hình. Khi ghép cần đúng màu sắc và đúng ký hiệu ghi trên các cổng.
>> Xem thêm: Cách chọn amply phù hợp với loa
Các bước phối ghép loa với amply
Cách phối ghép loa và amply karaoke cho gia đình
Phía trên dã đề cập tới cách phối ghép loa và amply để nghe nhạc, vậy còn đối với dàn karaoke của gia đình thì sao? Cách phối ghép loa và amply karaoke có khác biệt gì?
Nhìn chung về các nguyên tắc và cách ghép nối loa với amply karaoke cho gia đình sẽ giống với dàn nghe nhạc. Thêm vào đó, do karaoke phục vụ cho cả gia đình nên khi chọn loa với amply thì nên chọn những loại tương xứng về cả giá và chất lượng. Tránh trường hợp chọn một bộ loa đắt tiền nhưng lại ghép với một chiếc amply quá rẻ tiền. Như vậy sẽ khó mà tạo thành một dàn karaoke tuyệt vời cho gia đình được.
Cách phối ghép loa và amply karaoke cho gia đình
Những lưu ý khác để phối ghép amply phù hợp với loa
Diện tích phòng: Như ở bài trước mà Lạc Việt chia sẻ về cách tính công suất loa theo diện tích phòng thì để chọn loa với amply phù hợp bạn chỉ cần xác định được loa phù hợp với phòng rồi từ đó chọn amply phù hợp với loa đó thôi.
Sở thích nghe nhạc: Thể loại nhạc mà bạn thích nghe cũng ảnh hưởng tới cách chọn loa và amply phù hợp. Nếu bạn thích nghe những bản nhạc trữ tình sâu lắng thì chỉ cần lựa chọn những amply có công suất nhỏ và ngược lại, nếu bạn là tín đồ của dòng nhạc sôi động thì nên chọn amply và nghe nhạc có công suất lớn để đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất.
Ngoài ra có một mẹo về cách phối ghép loa và amply nghe nhạc là phải chú ý tới hai thông số là đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm (giảm xóc và chống rung). Thông số tối thiểu của amply phù hợp với loa sub này là 20Hz, còn thông số kiểm soát âm trần thì phải từ 400 trở lên mới đảm bảo được (những số này càng cao thì âm càng trầm).
Trên đây là những chia sẻ về cách phối ghép loa và amply nghe nhạc sao cho hay và phù hợp nhất. Mong rằng với những kiến thức mà Lạc Việt Audio đem tới đã giúp bạn hiểu về những nguyên tắc phối ghép loa và amply và cách chọn loa với amply cho phù hợp. Chúc bạn phối ghép được một dàn âm thanh ưng ý!
Comments