Loa sub hơi là một trong những thiết bị quan trọng của hệ thống âm thanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cấu tạo và cách lắp đặt chính xác của sản phẩm này. Vậy, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết của Lạc Việt audio dưới đây để biết cấu tạo loa sub hơi nhé
Xem thêm:
Loa sub hơi cũng giống như các thiết bị khác được cấu thành từ nhiều thiết bị khác nhau. Mỗi bộ phận lại có chức năng riêng, từ đó, cấu thành nên một sản phẩm chất lượng nhất, đáp ứng tốt nhu cầu người nghe.
Các bộ phận mà chúng ta cần kể đến bao gồm:
Thùng loa
Dù là loa sub hơi hay loa sub điện thì thùng loa là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu. Nó không chỉ có tác dụng bảo vệ loa tránh khỏi các tác nhân xấu từ bên ngoài mà còn dùng để chứa đựng các linh kiện bên trong. Từ đó, tạo tính thẩm mỹ cao cũng như mang đến sự dễ dàng trong lắp đặt.
Thùng loa được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, nhưng riêng đối với dòng loa sub hơi các nhà sản xuất ưu tiên dùng gỗ làm nguyên vật liệu để mang đến âm sâu trầm mạnh mẽ. Đặc biệt gỗ MDF cũng tạo độ bền cao, giúp loa có thể sử dụng trong thời gian dài mà hạn chế tối đa cháy hỏng.
Loa sub hơi được thiết kế với lỗ thông hơi lớn hơn các dòng loa bình thường để giúp việc cộng hưởng âm thanh diễn ra dễ dàng. Từ đó, tăng âm lượng âm thanh phát ra ở mức tối đa. Và đây cũng là một trong những thiết kế đặc trưng của dòng loa sub.
Thùng loa sub hơi thường có độ dày lớn hơn các thùng loa thông thường khác. Bởi vậy mà tiếng bass được tái tạo tốt hơn, đem đến chất lượng âm thanh tuyệt vời cho người nghe.
Nhiều người nghĩ rằng, thùng loa chỉ là thiết kế bên ngoài, không có gì đặc biệt và cũng không quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng loa. Bởi vậy, các nhà sản xuất phải vô cùng thận trọng.
Thùng loa sub hơi
Board công suất loa sub
Board công suất có ở các dòng loa sub điện là bộ phận thực hiện chức năng khuếch đại âm thanh, chức năng chính của loa sub điện giúp loa hoạt động. Hiện nay Board công suất trên thị trường có nhiều loại khác nhau: class A, class AB, class T, class D…mỗi loại sẽ có những đặc điểm và tính năng khác nhau. Trong đó board công suất class A và D được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất bởi class A mang đến âm bass mạnh mẽ và ngọt ngào còn class D có công suất rất cao, lên đến hơn 90% nên chúng được trang bị trong hầu hết tất cả các loại loa sub hiện nay.
Củ loa sub hơi
Củ loa là một trong những thiết bị quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn đến chất lượng âm thanh. Củ loa sub và củ loa bass cơ bản là giống nhau chỉ khác nhau ở tần số. Với loa sub có tần số hoạt động ở dải tần thấp hơn nhiều so với các loa bass thông thường. Vì vậy âm trầm của loa bass có khả năng xuống rất sâu. Để có được chất lượng âm thanh hay và chuẩn thì loa sub thường có công suất và kích thước lớn.
Cấu tạo loa sub hơi cần biết
Cách lắp đặt loa sub hơi cho dàn âm thanh
Để loa sub hơi có thể mang đến chất lượng âm thanh tuyệt hảo, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì bạn cần lắp đặt với các thiết bị khác như amply hay micro,…
Nhiều người cho rằng, việc lắp đặt này cần nhờ đến các chuyên gia về âm thanh, ánh sáng. Tuy nhiên, có một thực tế rằng, bạn có thể hoàn toàn tự ghép nối mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ ai thông qua các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng sơ đồ lắp đặt
Trước khi lắp đặt, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn lắp đặt do các đơn vị phân phối sản phẩm cung cấp, tránh tình trạng sai quy trình, khiến hệ thống âm thanh không hoạt động hoặc cháy hỏng thiết bị.
Hệ thống âm thanh được ghép nối bằng các thiết bị đa dạng. Bởi vậy, tùy tình hình thực tế mà bạn xác định sơ đồ ghép nối.
Tuy nhiên, để đảm bảo bạn nên xem rằng có dùng phân tần của sub hay phân tần của receiver, bởi khi bạn dùng phân tần sẽ giúp kết hợp liền một dải tần số giữa loa sub và loa karaoke, một cách tốt nhất.
Xây dựng sơ đồ lắp đặt
Bước 2: Nối dây loa
Lựa chọn dây loa là một trong những yếu tố đầu tiên người dùng cần quan tâm đến khi lắp ghép các thiết bị. Nhiều người không chú ý nhưng chất lượng dây loa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh. Bạn nên lựa chọn dây loa làm bằng đồng để có khả năng truyền dẫn tốt nhất.
Đầu tiên, bạn cần đo chiều dài của loa sub hơi đến receive và nhớ để dư ra một đoan làm trùng. Bởi nếu như bạn kết nối bằng line-level thì sẽ cần một dây tín hiệu audio chuẩn với giắc RCA ở mỗi đầu. Kết nối dây từ ngõ ra loa siêu trầm của receiver đến ngõ line-level của loa siêu trầm
Ngoài ra, nếu bạn thích dùng Speaker-level thì phải dùng nhiều dây loa, nhất là khi sub nằm xa so với loa. Khi đó bạn cần chạy các dây từ kênh trái/phải của receiver đến sub và từ đó tới các loa.
Bước 3: Kết nối và tùy chỉnh
Sau khi kết nối thành công, bạn nên bật hệ thống âm thanh và tùy chỉnh các thiết bị để hệ thống đạt trạng thái tốt nhất. Tuy nhiên, cần điều chỉnh từ từ, lần lượt, không vội vàng nếu bạn không muốn các thiết bị mình vừa bỏ công lắp đặt bị hủy hoại.
Đối với các thiết bị âm thanh, ánh sáng, chỉ một sai sót nhỏ cũng dẫn đến những nguy hại rất lớn. Bởi vậy, bạn cần thật cẩn thận.
Nếu như, sau khi thực hiện kết nối thành công mà hệ thống âm thanh không hoạt động thì bạn nên xem lại, kiểm tra tất cả các thiết bị vừa ghép nối. Nếu như không tự tin vào bản thân thì tốt nhất, bạn nên nhờ những người có kinh nghiệm hay chuyên môn để đảm bảo.
Kết nối và tùy chỉnh
Mong rằng, với những chia sẻ của Lạc Việt audio trên đây sẽ giúp bạn biết cấu tạo loa sub hơi. Từ đó, nâng cao kiến thức cũng như góp phần thỏa mãn nhu cầu âm thanh của bạn.
Comments