top of page
  • Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Cục đẩy công suất Class A là gì? Amply Class A có ưu và nhược gì?

Updated: Nov 13, 2020

Nội dung

  1. Tổng quan về cục đẩy công suất class A

  2. Nhược điểm của amply, cục đẩy công suất class A

Với người chơi âm thanh lâu năm, thì các khái niệm về cục đẩy công suất class A, B, C, D,… chắc hẳn không còn xa lạ. Tuy nhiên với những người chơi âm thanh mới thì các khái niệm này còn khá xa lạ, nhằm cung cấp cho người chơi âm thanh mới tìm hiểu về các khái niệm cơ bản, chúng tôi đã làm series phân tích kỹ càng ưu nhược điểm của các class này, các bạn có thể xem thêm bài viết này để hiểu về cục đẩy công suất class A là gì?

Kiến thức âm thanh về amply các bạn cần biết:


Tổng quan về cục đẩy công suất class A

Class là thuật ngữ dùng để chỉ số lượng tín hiệu analog từ đầu vào được thay đổi trong bo mạch của amply hay cục đẩy trong một chu kỳ hoạt động tín hiệu đầu vào. Giới chuyên gia âm thanh chia ra thành nhiều mạch công suất khác nhau như: class A, class B, class C, class D, class F, class G, class I, class S, class T, class AB.

Cục đẩy công suất Class A là dòng cục đẩy có hiệu suất làm việc thấp nhất khoảng 15 – 25 %, tức là khi công suất đầu vào của cục đẩy là 100W thì chỉ có từ 15 – 25W công suất đầu ra đẩy vào loa mà thôi. 75W còn lại đi đâu? 75W sẽ bị tỏa nhiệt qua sò hoặc đèn điện tử báo công suất. Vì cục đẩy công suất Class A không có miền tuyến tính và méo xuyên tâm thêm vào đó chỉ sử dụng 1 sò nên chất lượng âm thanh đầu ra sau khi vào cục đẩy cực cao. Đối với các dàn âm thanh sử dụng cục đẩy class A này, âm thanh sẽ trở nên chân thật hơn và không bị méo tiếng.

Về cơ bản, mỗi sản phẩm được thiết kế ra đều có những ưu và nhược điểm vô cùng riêng biệt, nó có những ứng dụng và vai trò khác nhau, đặc biệt là các dòng cục đẩy công suất Class A sẽ thường dùng cho các dòng cục đẩy công suất 4 kênh nguồn xung nổi bật nhất trong thời gian gần đây đó chính là dòng cục đẩy của hãng DB, đã tận dụng Class A, để chế tạo cục đẩy giúp cho chất âm được xử lý sau khi ra khỏi cục đẩy vô cùng chất lượng.

Cục đẩy công suất Class A TMD 4130

Cục đẩy công suất Class A TMD 4130


Nhược điểm của amply, cục đẩy công suất class A

Tổng quan có thể thấy nhược điểm của các dòng cục đẩy class công suất A như sau:

  1. Tiêu tốn điện năng rất nhiều (do hiệu suất làm việc chỉ đạt 15 – 25 %)

  2. Nguồn điện cung cấp cho cục đẩy cũng phải vô cùng ổn định, không được thất thường

  3. Không phù hợp cho các dòng loa cần hiệu suất cao, mà chỉ phù hợp cho các dòng loa hội trường hoặc loa line array mà thôi.

  4. Các dòng cục đẩy, amply class A thường nhanh chóng bị nóng máy, nếu hoạt động trong thời gian dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

  5. Kích thước sản phẩm cũng như chi phí tản nhiệt cho sò công suất của dòng cục đẩy class A này nhiều hơn các class khác.

  6. Do sự tổn hao nguồn điện liên tục dẫn đến tình trạng mức nhiệt cao, vì vậy các dòng amply, cục đẩy class A này không thể sử dụng cho các dàn âm thanh cần có hệ thống khuếch đại âm thanh cao.

  7. Yêu cầu của thiết bị khi sử dụng mức class A này chính là sở hữu một bộ bo mạch lọc điện cực kỳ hiệu quả, giảm thiểu tối đa các tiếng ồn khó chịu phát ra từ các thiết bị khuếch đại âm thanh.

Trên đây là giới thiệu tổng quan và đơn giản nhất cho những bạn nào còn đang thắc mắc về cục đẩy công suất sử dụng Class A. Hi vọng các bạn đã hiểu được cục đẩy công suất class A là gì? và ưu điểm cũng như nhược điểm của nó. Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu các kiến thức âm thanh hữu ích khác trên trang web của chúng tôi để hiểu hơn về các sản phẩm âm thanh của mình.

5 views0 comments
Post: Blog2_Post
bottom of page