Dàn âm thanh sân khấu jbl là các thiết bị được phối ghép với nhau một cách hoàn chỉnh và sử dụng tốt cho mục đích biểu diễn chuyên nghiệp. Với thương hiệu JBL, chúng ta biết đến như một hãng loa nổi tiếng nhất trên thế giới. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực âm thanh như: Loa biểu diễn chuyên nghiệp, loa hội trường, loa karaoke, loa thông báo, loa nghe nhạc…
Xem thêm:
Về mặt tiêu chuẩn của hãng, các loa JBL được khuyến cáo sử dụng cùng với các thiết bị đi kèm như: Amply Crown, mixer SoundCraft, micro AKG, thiết bị xử lý DBX và Lexicon. Tuy nhiên, các bạn có thể phối ghép với các bộ phận này của hãng khác như Yamaha, OBT, Bose… miễn là chúng có thông số kỹ thuật tương đương.
Loa line array JBL SUBCOMPACT SERIES. new
Trước khi đi vào chi tiết dàn âm thanh sân khấu này, chúng ta có những điều cần nhớ sau:
1, Những lưu ý về dàn âm thanh sân khấu JBL tại Việt Nam.
Các loa JBL ở Việt Nam thuộc phân khúc thị trường cao cấp, giá của chúng là khá đắt. Tất nhiên, chất âm của nó rất hay và có độ ổn định cao. Nhưng chúng ta sẽ không gặp chúng nhiều dù thương hiệu này rất quen thuộc. Chúng ta có thể bắt gặp nó trong hầu hết các ứng dụng: Dàn nhạc đám cưới, loa nhà hàng, các hội trường…
Nói như vậy bởi chúng đều là hàng giả và hàng nhái. Những thiết bị này đa phần là hàng phi mậu dịch từ Trung Quốc hoặc có vỏ được sản xuất tại Việt Nam. Chúng chỉ có cái logo thương hiệu JBL được gắn lên mà thôi.
Nói đi nói lại, chúng ta cũng cần biết, thị hiếu đa phần của người trẻ Việt Nam cần nhạc mạnh. Hay nói cách khác, họ chỉ cần nhạc to để nhảy là chính. Để thưởng thức âm nhạc sống, đó mới là lúc cần đến những thiết bị này.
Bên trong loa JBL Eon One Compact
Để mua được hàng chính hãng, bạn cần khẳng định đại lý bán thuộc hệ thống bán sản phẩm chính hãng. Những thiết bị này cần có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bắt đầu từ tháng 10/2020, Việt Nam cũng đã quy định về việc cấm bán hàng xách tay. Trên thực tế, các loa sân khấu khá cồng kềnh, nó cũng rất khó để người nào đó bán hàng với số lượng lớn mà không khai báo hải quan.
Tìm hiểu: Loa sân khấu RCF
2, Chi tiết về dàn âm thanh sân khấu JBL
Như đã nói ở trên, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về các thiết bị khuyên dùng của hãng. JBL, Soundcraft , DBX, AKG, Crown đều là những thương hiệu thuộc tập đoàn Harman (trước đây thuộc về Mỹ những đã được bán cho Sam Sung của Hàn Quốc).
Các thiết bị trong dàn JBL chuyên nghiệp thường bao gồm:
2.1, Loa sân khấu chuyên nghiệp JBL
Các loa JBL bao gồm rất nhiều sản phẩm với nhiều series ở hạng mục này. Chúng có thể liệt kê như:
Loa line array JBL: Là các loa JBL có cùng tần số được xếp thành dọc được ghép với nhau bởi các thanh sắt. Có nhiều loa array như: Loa array bass 30, bass 40, loa array liền công suất, loa array chưa có công suất. Với sân khấu ngoài trời lớn hay hội trường lớn, bạn nên bố trí chúng là phù hợp và tiện lợi nhất. Dòng loa này có góc phù rộng và xa. Các model phổ biến là: VRX900 series ( Tìm hiểu: Loa line array JBL)
Loa toàn dải JBL: Là các loa có thể tái tạo dải tần số rộng. Tuy nhiên, dải tần số đó không cao như loa treble và xuống thấp như loa siêu trầm. Các loa này thường bao gồm nhiều trình điều khiển khác nhau như: Driver tần số thấp, driver tần số cao. Số lượng các driver này là khác nhau với mỗi loa. Chúng được chia thành các loại được gọi như: Loa full đơn, loa full đôi, loa liền công suất (active), loa thụ động (passive), loa bass 30, loa bass 40… Các mã loa phổ biến như: JRX200 series, Prx400 series, STX800 series, …
Mot he thong am thanh bao gom loa array JBL
Loa monitor hay còn gọi là loa giám sát sân khấu: Chúng được đặt trên sân khấu dành cho ban nhạc và ca sỹ. Bản chất chúng là một loa toàn dải được thiết kế vát cạnh. Khi đặt xuống sàn sân khấu, loa sẽ hướng lên trên. Mỗi series loa toàn dải thường có loa monitor này như: JRX212M, PRX412, STX812M…
Loa siêu trầm: Là các loa tái tạo tần số thấp. Với âm thanh biểu diễn, các loa thường sử dụng trình điều khiển với đường kính 18inch. Phổ biến là hai loai loa siêu trầm một driver, hai driver, loa siêu trầm liền công suất và loa siêu trầm thụ động.
Tìm hiểu:
2.2, Amply công suất Crown.
Amply crow CDi 2-300 mặt nghiêng phải
Đây là hãng thiết bị được Harman hợp nhất trong hệ sinh thái các sản phẩm chuyên nghiệp của mình. Có những loại cục đẩy Crown phổ biến sau:
Cục đẩy công suất hai kênh: Là các amply công suất có hai kênh ra loa.
Cục đẩy công suất bốn kênh: Là các amply công suất có bốn kênh ra loa.
Cục đẩy mạch công suất A, AB, B, C: Chúng là các amply công suất có nguồn biến áp khá lớn và hiệu suất chưa cao nhưng chất lượng âm thanh lại khá ấn tượng.
Cục đẩy công suất mạch D, E, EF…: Chúng là các amply công suất kỹ thuật số, hay còn gọi là nguồn xung. Ưu điểm của chúng là trọng lượng khá nhẹ và hiệu suất cao. Tuy nhiên, độ chi tiết âm thanh là một điểm trừ của nó.
Một số model sản phẩm phổ biến tại Việt Nam như: XLi series, Xti series…
Tìm hiểu: Những thương hiệu loa sân khấu tốt nhất
2.3, Mixer Soundcraft.
Các thiết bị mixer với nhiệm vụ nhận tín hiệu và trộn âm thanh. Có những điểm nhấn về Soundcraft như sau:
Hãng cho ra đời cả mixer analog và kỹ thuật số. Các mixer kỹ thuật số thường tích hợp phân tần, equalizer, vang micro…
Soundcraft hầu như không sản xuất mixer liền công suất.
Các mixer phổ biến tại Việt Nam là: EFX8, EFX12…
Tìm hiểu: Những lưu ý khi mua thiết bị âm thanh
2.4, Micro AKG.
Đây là hãng micro của Áo được Harman mua lại. Các micro AKG khá đa đăng với nhiều sản phẩm khác nhau như: Micro có dây, micro không dây, micro cổ ngỗng… Dòng micro không dây của AKG rất nổi tiếng về khả năng tiết kiệm pin. Tất nhiên, bên cạnh nó là chất lượng và sự ổn định của các thiết bị thu âm hãng AKG này.
Micro khong day hieu AKG
Một số model phổ biến như: AKG WMS40mini2, AKG DMS100, DMS200…
Tìm hiểu:
2.5, Thiết bị xử lý âm thanh DBX
Trước kia, các thiết bị xử lý âm thanh được sử dụng trong dàn với nhiều bộ phận như: Equalizer, crossover… ngày nay, các kỹ sư đã chế tạo ra bộ xử lý kỹ thuật số. Nó có thể được tích hợp trong mixer hoặc thành một model mới. Tiêu biểu trong số này là thiết bị xử lý driver rack của hãng DBS.
Tìm hiểu: Các dòng loa hội trường cao cấp
3, Thiết bị xử lý âm thanh ghép bộ với loa JBL
Trên thực tế, vì lý do các thiết bị trong bộ dàn JBL là khá đắt hay một lý do nào đó. Một số đại lý âm thanh có thể lên cấu hình với nhiều loại thiết bị của hãng khác. Mặc dù vẫn giữ các loa JBL. Đó là:
Mixer của hãng Yamaha hay Dynacord
Amply công suất của Soundking, OBT, Yamaha, Electrovoice…
Micro Shure, Sennheiser, OBT
Tuy nhiên, chúng cần đảm bảo có thể kết nối với nhau. Các yếu tố cần đảm bảo là: công suất hay trở kháng của cục đẩy công suất, cổng kết nối của các thiết bị xử lý…
Kết luận:
Nếu có thể, bạn hãy đầu tư một dàn âm thanh sân khấu JBL hoàn chỉnh. Có thể đầu tư ban đầu là cao, nhưng khi chia cho số năm xử lý lại là thấp (chắc bạn cũng hiểu chúng tôi nói đến độ bền của nó).
Bạn cũng nên tìm một đơn vị tư vấn và lắp đặt âm thanh chuyên nghiệp. Chỉ điều này mới giúp bạn có được điều mình muốn.
Comments