top of page
  • Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Equalizer là gì? Chức năng của Equalizer?

Updated: Nov 27, 2020

Nếu bạn không phải là dân chơi chuyên nghiệp trong làng âm thanh audio thì có lẽ cái tên Equalizer còn quá xa lạ. Do đó, bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về Equalizer.




Equalize (EQ) là gì?

Equalize (EQ) là gì?


Equalizer hay EQ được biết đến là thiết bị cân bằng tần số. EQ thực hiện cân bằng tần số theo nguyên lý tăng hoặc giảm tần số theo từng kênh, từng dải tần. EQ làm thay đổi chất lượng âm thanh đi qua nó, tạo nên ra chất âm cân bằng và hay nhất.


Một bản nhạc khi đi qua Equalizer sẽ loại bỏ các tần số thừa, đem lại âm thanh trong trẻo, êm ái cho người nghe. Ngược lại, bản nhạc có thể bị vẩn đục, nghe không rõ.


EQ là thiết bị cân chỉnh âm thanh theo tần số

EQ là thiết bị cân chỉnh âm thanh theo tần số


Trong tất cả các thiết bị nghe nhạc hiện đại: loa điện tử, loa không dây… hay nghe nhạc MP3 đều đã có tích hợp bộ điều chỉnh tần số EQ để cắt lọc, tinh chỉnh tần số theo từng kênh. Nhưng để hiểu sâu và sử dụng được EQ để cân chỉnh tần số theo từng bài hát, từng giọng ca thì là một điều không hề đơn giản nếu không muốn nói là khá khó khăn.


Công dụng của Equalizer


Nếu chưa biết đến EQ là gì thì có lẽ công dụng của Equalizer cũng là một điều mà bạn chưa hình dung đến.

Như đã nêu ở trên, Equalizer có tác dụng điều chỉnh chất âm theo ý muốn người dùng theo nguyên lý can thiệp trực tiếp trên từng dải tần số. EQ giúp bạn tận hưởng âm thanh chất lượng hơn trong điều kiện môi trường  không lý tưởng như bị ảnh hưởng bởi tạp âm hay tiếng vang quá lớn. Không những vậy, EQ còn ngăn chặn tiếng hú phát ra từ loa của bạn nếu không may chúng rơi vào tình trạng này.

EQ điều chỉnh chất âm theo nguyên lý tác động lên từng dải tần số

EQ điều chỉnh chất âm theo nguyên lý tác động lên từng dải tần số


Bạn có thể cân bằng âm thanh bằng cách thêm vào tần số âm thanh còn thiếu hay cắt bỏ đi phần âm thanh thừa để cho chất lượng âm thanh tốt nhất – điều này, EQ là giải pháp duy nhất giúp bạn hoàn thành tốt. Để đạt được âm thanh đầm ấm, trong trẻo, bạn sẽ cần đến EQ để điều chỉnh dải bass hay treble phù hợp với từng dòng nhạc R&B, EDM, Pop, Rock,…..


Các chức năng điều khiển cơ bản của EQ


FREQ (frequency): là thao tác đầu tiên khi sử dụng EQ. Thao tác này cho phép bạn lựa chọn vùng tần số mà bạn muốn tác động. GAIN: sau khi lựa chọn được dải tần bạn muốn can thiệp, GAIN sẽ làm công việc điều chỉnh cường độ của từng tần số (tăng hoặc giảm cường độ)

Các chức năng điều khiển căn bản của EQ gồm có: FREQ, GAIN và Q(band)

Các chức năng điều khiển căn bản của EQ gồm có: FREQ, GAIN và Q(band)


Q (bandwidth): Q là thông số phản ánh sự tác động của GAIN đối với tác tần số xung quanh vùng tần số được chọn FREQ. Khi Q càng lớn thì nó sẽ kéo theo các tần số xung quanh mạnh mẽ, và ngược lại.

Các thuật ngữ cần biết khi sử dụng EQ

BAND: Band là khu vực (hay vùng) tần số được chọn để tiếp nhận sự tác động của EQ. Mỗi vùng tác động được gọi là 1 EQ band.

High pass-Low pass filter

Lọc bỏ tần số cao hay lọc bỏ tần số thấp là hai chức năng thường xuyên được sử dụng trong EQ. EQ sẽ tinh chỉnh chậm rãi trong các khoảng -6dB hay -12dB thậm chí lên đến -18dB.

High pass-Low pass filter

High pass-Low pass filter


  1. High pass filter (còn gọi là Low-cut filter – lọc cắt đi các tần thấp) thông số này điều chỉnh các tần số thấp hơn điểm được chọn (mức tần số được chỉ định) sẽ bị loại bỏ. Chỉ các dải tần lớn hơn hoặc bằng điểm chọn được đi qua.

  2. Low pass filter (còn gọi là High-cut filter – lọc cắt đi các tần cao) ngược lại với High pass filter, đây là núm điều chỉnh dùng để lọc bỏ đi các tần số cao, chỉ để các tần số thấp đi qua tại điểm được chọn (gọi là điểm cut-off).

Shelving filter (Lọc đa tầng)

Lọc đa tầng có chức năng chỉnh đồng thời trong một  lúc nhiều dải tần xung quanh điểm chọn. Shelving filter làm tăng hoặc giảm cường độ tín hiệu của tần số ở phạm vi rộng. Khác  với High pass-Low pass filter ở trên, lọc đa tầng không cắt đi các tần số dư mà điều chỉnh tăng nhiều dải tần cùng lúc.

Cơ chế hoạt động của lọc đa tầng Shelving filter là từ từ điều chỉnh tăng dải tần cho đến khi phù hợp  với yêu cầu người dùng rồi biến chúng thành đường thẳng.

Lọc đa tầng sẽ biến đổi tần số âm thanh rồi đưa chúng về dạng đường thẳng

Lọc đa tầng sẽ biến đổi tần số âm thanh rồi đưa chúng về dạng đường thẳng


  1. Shelving Low: tất cả dãy tần bên phải điểm được chọn (dãy tần trầm) sẽ tăng/ giảm cường độ.

  2. Shelving high:tất cả dãy tần bên trái điểm được chọn (dãy tần cao) sẽ tăng/ giảm cường độ.

Peaking  filter

Tùy chỉnh này can thiệp trực tiếp vào dải tần được chọn (điểm chọn) mà ít tác động tới các tần số xung quanh. Peaking filter căn chỉnh (tăng/giảm) cường độ tín hiệu một cách chi tiết và  chính xác theo dạng đỉnh. Do peaking filter chỉ tác động theo dạng đỉnh trên một điểm chọn nên phạm vi ảnh hưởng là khá hẹp.

Peaking filter can thiệp chi tiết vào từng dải tần số được chọn

Peaking filter can thiệp chi tiết vào từng dải tần số được chọn


Bộ lọc Peaking filter có 2 nút, một để chọn một tần số trung tâm nào đó, và nút kia để chỉnh tăng giảm tín hiệu. Đây là nút tùy chỉnh thường dùng khi cần xử lý chính xác tần số cụ thể không mong muốn như tiếng ồn, tiếng huýt, tiếng vo ve…

Band pass filter và Notch filter. 

  1. Band pass filter là  dạng đặc biệt của bộ lọc peaking filter, tùy chỉnh này có tác dụng tăng các tần số ở phạm vi rộng. Do nguyên lý hoạt động giống với peaking filter (tách tần số và chọn điểm để can thiệp) nhưng cách thức hoạt động không phải c


Band pass filter và Notch filter. 

Band pass filter và Notch filter.


an thiệp dạng đỉnh.

  1. Notch filter cũng giống như Band pass filter, Notch filter sử dụng chủ yếu để cắt bỏ/ cắt giảm  tần số.

Các loại Equalize có mặt trên thị trường

Fixed Equalizer

Đây là loại EQ có kết cấu và cách  sử dụng đơn giản nhất do chỉ có vài núm vặn. Tác dụng chủ yếu là điều chỉnh trực tiếp, nhanh chóng các dải tần số thường thấy trên các loại amply hay guitar thùng…….

Fixed EQ- cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng

Fixed EQ- cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng


Graphic Equalizer

Graphic Equalizer là thiết bị điều chỉnh bằng nút gạt. Số lượng nút gạt ít hay nhiều tùy thuộc vào mỗi thiết bị và từ đó ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh được tinh chỉnh. Điều này nghĩa là càng nhiều nút gạt điều chỉnh thì khả năng can thiệp vào các dải tần càng chi tiết, từ đó đưa ra âm thanh có chất lượng cao và ngược lại. Thường các filter (bộ lọc) của Graphic Equalizer là Peaking Filter với Q (bandwidth) được cố định để hạn chế ảnh hưởng tần số các nút gạt xung quanh.

Được điều chỉnh bởi các núm gạt- đem lại sự trực quan cho người dùng

Được điều chỉnh bởi các núm gạt- đem lại sự trực quan cho người dùng


Paragraphic Equalizer

Về cơ bản đây là một dạng nâng cấp đặc biệt của Graphic EQ nói trên. Paragraphic Equalizer dùng để điều chỉnh dải tần trung trong mỗi band. Một số khác còn trang bị thêm thông số Q (bandwidth) vào bảng điều chỉnh. Về mặt chức năng và cách hoạt động thì có vẻ như lai giữa Graphic Equalizer và Parametric Equalizer

Hình ảnh minh họa về Paragraphic EQ

Hình ảnh minh họa về Paragraphic EQ


Parametric Equalizer:

Là thiết bị EQ hiển thị tần số một cách tối ưu, có nhiều tùy chỉnh đa dạng như FREQ, GAIN, Q (bandwidth) hay thậm chí còn có thể tùy chỉnh các Filter (bộ lọc) cho mỗi EQ band như High-Pass, Low-Pass, Peaking, Shelving, Notch Filter.

Nhược điểm duy nhất của Parametric Equalizer chính là mức độ yêu cầu người dùng

Nhược điểm duy nhất của Parametric Equalizer chính là mức độ yêu cầu người dùng


Nên chọn mua EQ ở đâu cho tốt?

Đây là câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được từ bạn đọc. Biết về EQ không  đơn giản, hiểu và nắm bắt được cách sử dụng của EQ là một vấn đề khác. Và sau đó, làm sao để lựa chọn EQ  tốt, phù hợp với nhu cầu bản thân lại là vấn đề làm  bạn đau đầu.

Đừng lo, nếu bạn đang  phân vân chưa biết nên mua thiết bị Equualizer nào cho dàn âm thanh của mình thì hãy đến với Chúng tôi. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm với đủ các loại EQ chính hãng. Bạn sẽ được tư vấn kỹ càng và sở hữu một chiếc EQ theo đúng mon g muốn với giá cả phải chăng nhất

126 views0 comments

Recent Posts

See All

Vocalist và cách phân biệt các vocalist khác nhau

Các ca sĩ tại Việt Nam và trên thế giới đều được gọi chung là vocalist. Trong danh mục của vocalist còn chia ra nhiều loại giọng khác nhau, và phân vai trò riêng biệt như main vocal, lead vocal hay ba

Post: Blog2_Post
bottom of page