Hertz là gì và cách điều chỉnh Hertz trong micro không dây ra sao, vai trò như thế nào trong cuộc sống? Đâu là cách điều chỉnh tần số phù hợp cho các thiết bị micro không dây?
Hertz Là Gì? Và Cách Điều Chỉnh Hertz Trong Micro Không Dây
Yếu tố quan trọng nhất đối với chất lượng âm thanh thường là tần số hay còn gọi là Hertz. Điều chỉnh tần số càng chính xác, việc ca hát càng trở nên nhẹ nhàng, rõ ràng, ấm áp và chân thực. Trong khi đó, nếu tần số giữa loa và micro quá sai khác có thể gây nhiễu âm thanh, tạo tiếng hú, rít inh ỏi. Hãy cùng VFUN tìm hiểu ngay Hertz là gì và cách điều chỉnh Hertz phù hợp cho micro trong nội dung bài viết sau.
Khái quát về Hertz
Hertz là gì?
1 Hertz là đơn vị được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Hertz hay Hz được đọc theo tiếng Việt là Héc là đơn vị dùng để đo tần số và được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức Heinrich Rudolf Hertz. Ông đã tìm ra trong quá trình nghiên cứu phát sóng và nhận sóng radio. Nói một cách dễ hiểu, tần số là số lần lặp đi lặp lại của một hiện tượng hay là tốc độ thay đổi hướng hiện tại trên giây. Trong quy tắc dòng điện, tần số được tính là một chu kỳ âm dương, người ta tính tần số là dao động xảy ra trong 1 giây và đặt đơn vị chung là Hz.
Đặc điểm của Hertz là gì?
Tần số là cách để nhận biết một hiện tượng lặp đi lặp lại liên tục trên một đơn vị thời gian. Như vậy, để tính toán được tần số, chúng ta chỉ cần đếm số lần lặp lại sau đó chia cho khoảng thời gian nhất định đã chọn. Thông thường, trong sóng âm vật lý, mỗi 1 kHz = 1000 Hz, khi Hz càng tăng âm thanh phát ra càng cao, càng chói tai và ngược lại.
Có thể nói, Hertz là tham số quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, Hz còn được dùng để xác định tốc độ dao động và trong tín hiệu âm thanh đây lại càng là thông số có ý nghĩa to lớn. Một số tần số theo dạng âm thanh phổ biến hay gặp là:
Từ 16 Hz đến 32 Hz: Khoảng tần số chúng ta không thể nghe rõ
Từ 32 Hz đến 512 Hz: Khoảng tần số chúng ta nghe ở những người có giọng nói trầm
Từ 512 Hz đến 2048 Hz: Khoảng tần số phổ biến nhất, chúng ta có thể dễ dàng nghe được tiếng của nhau
Từ 2048 Hz đến 8192 Hz: Khoảng tần số có thể nghe được giọng nói
Từ 8192 Hz đến 16384 Hz: Khoảng tần số bắt đầu gây khó chịu, và không thích hợp để nghe thường xuyên
Từ 16384 Hz đến 32768 Hz: Khoảng tần số chúng ta không thể chịu được, gây chói tai, đau đầu, khó chịu.
Micro có tần số bao nhiêu là thích hợp?
2 Micro càng có dải tần số âm thanh rộng càng chất lượng
Thông thường, các sản phẩm micro luôn được chú thích các con số tần số giới hạn như: 30Hz – 3KHz hay 20Hz – 2KHz, 50Hz-5 KHz. Tuy nhiên, là một người không chuyên, chúng ta thường khá mơ hồ và không biết được ý nghĩa thực sự. Trên thực tế, đây là thông số cho biết dải tần âm thanh mà micro có thể thu và phát trong quá trình sử dụng. Trong đó, số đầu là tín hiệu âm thanh thấp nhất mà máy thu phát và số cuối là tín hiệu âm thanh cao nhất mà máy thu phát. Vượt qua ngưỡng cho phép, micro thường hú inh ỏi hoặc không hoạt động được như ban đầu.
Nói một cách khác, để biết được dải tần âm thanh của micro, chúng ta cần dựa vào thông số này. Micro có dải tần càng rộng càng cho phép người sử dụng thể hiện tốt hơn, mang đến chất lượng bass sâu, trầm, ấm áp và mượt mà hơn. Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng chung của sản phẩm micro, chúng ta còn cần phải xác định dựa vào nhiều yếu tố khác.
Cách điều chỉnh tần số của micro không dây
3 Khi tần số micro sai lệch đầu thu sẽ gây ra tiếng hú
Đối với các thiết bị micro không dây, việc sai lệch tần số gây nhiễu sóng là điều rất phổ biến và nó có thể khiến tạo ra tiếng hú khó chịu. Trong trường hợp này, chỉ có thể điều chỉnh đúng tần số thì micro mới có thể hoạt động lại bình thường. Và may mắn thay chúng ta có thể tự thực hiện các bước điều chỉnh tại nhà bằng những thao tác đơn giản mà không cần nhờ đến thợ chỉnh sửa.
Dấu hiệu micro sai tần số
Cụ thể, micro bị sai tần số thường cho thấy một số dấu hiệu sau:
Micro không thu tiếng khi nói hoặc hát dù đang bật nguồn, trái lại hiện thông báo “MUTE” trên màn hình led nhỏ.
Đầu thu tín hiệu micro và micro biểu hiện hai mức tần số khác nhau
RF hay AF trên đầu thu không hiện vạch.
Thiết lập tần số micro không dây
Nhấn “Set” trên đầu thu để cho phép dò tìm mức tần số phù hợp với micro
Điều chỉnh dò bằng các nút mũi tên lên, xuống (“UP” và “DOWN”)
Khi tần số của đầu thu tín hiệu và micro khớp nhau, màn hình LED sẽ hiển thị vạch sóng cân bằng và bạn có thể tiếp tục sử dụng.
Lời kết
Nói tóm lại, sau khi tìm hiểu Hertz là gì chúng ta biết được công dụng thực tế của nó cũng như vai trò của Hertz trong cuộc sống. Bên cạnh đó, trong thiết bị micro, Hz chính là dải tần âm thanh quyết định chất lượng của âm thanh phát ra. Dải âm tần càng rộng âm thanh càng hay, ấm, rõ ràng và mượt mà. Tham khảo ngay những thiết bị micro chất lượng cao tại VFUN!
5 / 5 ( 1 bình chọn )
Comments