Không như các dòng loa sub, loa karaoke,…loa toàn dải là một cái tên khá xa lạ đối với những người không hiểu nhiều về các thiết bị âm thanh. Vậy loa toàn dải là gì? Chúng có cấu tạo khác gì so với những dòng loa phổ biến? Ưu nhược điểm của loa toàn dải là gì? Cùng Phượng Xồ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tham khảo thêm:
Loa toàn dải là gì
Loa toàn dải là gì?
Loa toàn dải hay còn gọi là loa fullrange (loa full) là loại loa có cấu tạo chỉ một thùng loa duy nhất, thùng loa này giữ vai trò tái tạo lại tất cả các dải âm thanh từ âm trầm, âm trung và âm cao. Tức là loa có khả năng đáp ứng dải tần số từ 20Hz đến 20kHz. Do vậy chất lượng âm thanh đầu ra của loa toàn dải thường ổn nhất so với các dòng loa khác.
Loa toàn dải thường được sử dụng trong các thiết bị như radio, cassette, một số loại loa nghe nhạc, nhất là các dạng loa di động sử dụng thẻ nhớ để phát nhạc. Ngoài ra loa toàn dải còn được ứng dụng trong nhiều thiết bị khác.
Cấu tạo loa toàn dải
Cấu tạo loa toàn dải gồm 6 bộ phận chính đó là:
Màng loa
Nhện loa
Côn loa
Khe từ
Cuộn dây
Nam châm
Câu hỏi đặt ra là công dụng từng bộ phận của loa toàn dải là gì? Cùng đi vào tìm hiểu chi tiết nhé!
1. Màng loa
Màng loa toàn dải thường được làm từ những loại giấy rất nhẹ và được chế tạo rất đặc biệt. Hãng loa nổi tiếng của vương quốc Anh – Lowther đã cắt và dán giấy cuộn cực nhẹ thủ công lên màng loa thay vì sử dụng kỹ thuật dập màng thông thường. Hãng sản xuất thiết bị âm thanh lớn như Fostex còn sử dụng sợi của thân cây chuối để chế tạo màng loa tạo nên sự ổn định bề mặt cực kỳ tốt.
Một số ít loa toàn dải có màng làm từ nhựa, sợi thủ công hay kim loại giống với các loại loa thông thường. Tuy nhiên những dòng loa toàn dải này rất ít, chủ yếu vẫn là loại có màng loa từ giấy.
Cấu tạo loa toàn dải
2. Thùng loa
Thùng loa là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi chiếc loa. Đối với dòng loa toàn dải, thùng loa thường được thiết kế theo 3 dạng phổ biến nhất là:
Thùng hở: Là kiểu thùng có thể phản hồi tiếng trầm ở tần số thấp.
Thùng phản hồi tiếng trầm: Là loại thùng được thiết kế đơn giản, kích thước vừa phải. Chức năng của loại thùng này là tăng tiếng bass nhờ chế độ phản xạ âm trầm trong thùng loa có lỗ thông hơi. Đây là loại thùng loa toàn dải phổi biến nhất hiện nay.
Thùng kèn sau: Loại thùng này được thiết kế theo nguyên lý giống với loa kèn, chúng có chức năng tăng độ nhạy của loa cũng như tăng khả năng tái tạo âm trầm của loa toàn dải. Thùng kèn sau thường có kích thước khá lớn để đảm bảo được chiều dài của kèn thích hợp với cả những tần số thấp (tần số thấp thì bước sóng càng dài nên cần đáp ứng được yêu cầu về chiều dài).
Mỗi dạng thùng loa sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Chẳng hạn như thùng loa toàn dải nhỏ sẽ tiết kiệm được chi phí nhưng lại bị hạn chế về độ nhạy cũng như tiếng bass trầm. Còn với thùng loa toàn dải to như dòng thùng kèn sau thì sẽ yên tâm về tiếng trầm và độ nhạy nhưng chúng lại có giá thành cao, khó sản xuất gia công, khi để thì chiếm khá nhiều diện tích.
3. Nam châm
Nam châm trong loa toàn dải thường có kích thước rất lớn và từ lực mạnh. Tiêu biểu như nam châm của hãng loa toàn dải Lowther có từ lực lên tới 20.000 gauss, gấp đôi từ lực của các dòng loa thông thường.
Cũng chính vì lý do này mà để chế tạo được chiếc loa toàn dải cần những kỹ thuật chế tạo rất phức tạp và giá thành của nó được xếp vào hàng đắt đỏ. Chỉ có những ông lớn trong ngành mới có đủ khả năng để sản xuất chúng. Một số hãng chế tạo loa toàn dải tiêu biểu phải kể đến đó là: Lowther, JBL (Mỹ), Goodman, Jordan (Anh), Fostex, Diaton (Nhật Bản), Telefuken (Đức),… Trong đó hai gương mặt mạnh nhất và có các dòng loa toàn dải bán chạy nhất là Fostex và Lowther.
Đặc điểm âm thanh của loa toàn dải
Đặc điểm âm thanh của loa toàn dải
Sau khi biết loa toàn dải là loa gì, chắc các bạn cũng đoán được những thế mạnh trong âm thanh của dòng loa này.
Loa toàn dải có khả năng thể hiện âm trung rất tốt mà không dòng loa nào có thể theo được. Nếu bạn có giọng hát không được khỏe thì cũng không cần lo lắng vì loa toàn dải sẽ giúp khắc phục điều này và cho ra chất lượng âm thanh cực tốt. Đối với những nhạc cụ hòa tấu bình thường hơi khó để nghe cũng sẽ được làm nổi bật hẳn lên.
Một điểm nữa là loa toàn dải có độ nhạy cao nên các bản nhạc phát ra sẽ đem tới cảm giác chân thực sống động tới từng chi tiết. Những âm thanh nhạc cụ khác trong bài nhạc cũng sẽ được tái hiện một cách rõ ràng hơn. Người nghe sẽ cảm thấy rất thú vị khi nghe hát từ các dòng loa toàn dải.
Với thế mạnh về các dải trung tần, tiếng treble mảnh và mềm mại, tiếng bass nhanh và nhẹ, người nghe sẽ không thấy mệ hay đau đầu khi nghe nhạc từ loa toàn dải. Đặc biệt khi được phối ghép với những amply đèn SET, âm thanh mà loa toàn dải mang lại sẽ rất có nhạc tính, truyền tải tinh thần bản nhạc tới người nghe.
Một số dòng nhạc phù hợp với loa toàn dải như Jazz, Acoustic,… đặc biệt là hòa tấu, thính phòng. Còn với các bản nhạc sôi động như rock, pop thì không thực sự phù hợp để nghe do hạn chế về dải âm trầm của dòng loa toàn dải này.
Ưu, nhược điểm của loa toàn dải là gì?
Từ những kiến thức về cấu tạo cũng như đặc điểm âm thanh của loa toàn dải, chắc hẳn bạn cũng đoán được một phần ưu nhược điểm của loa toàn dải là gì rồi! Thứ nhất về ưu điểm:
Ưu điểm của loa toàn dải
Với màng loa được thiết kế từ giấy rất nhẹ nên độ nhạy của loa toàn dải rất cao. Không sử dụng linh kiện LCR nên tín hiệu không bị suy giảm.
Do các dải tần được kết nối liền mạch nên khi âm thanh phát ra sẽ không có cảm giác rời rạc như một số dòng loa cột hay các dòng loa khác.
Ưu thế vượt bậc về dải âm trung tần có khả năng khiến người nghe thấy độ mở không gian hơn hẳn các dòng loa khác. Nếu biết các phối hợp loa toàn dải với ván hở sẽ đem tới âm thanh tự nhiên nhất. Bạn nên tránh bỏ loa toàn dải vào thùng kèn hay bất cứ thùng nào khác vì sẽ có cảm giác như ca sĩ vừa chui vào trong thùng để hát vậy đó.
Thêm vào đó, do loa toàn dải hoạt động theo nguyên lý Point Source nên chất âm phát ra sẽ tốt hơn rất nhiều. Nếu thiết kế dàn âm thanh chuẩn chuyên nghiệp, sử dụng loa toàn dải còn giúp cho căn phòng có âm thanh nổi, dù không thấy loa đâu nhưng vẫn có âm thanh.
Cuối cùng là khả năng phối hợp với Amply đèn single end của loa toàn dải. Bạn sẽ được trải nghiệm thưởng thức chất âm tinh tế của các dòng đèn.
Ưu, nhược điểm của loa toàn dải là gì?
Nhược điểm của loa toàn dải
Dải tần hẹp: Do loa toàn dải chỉ sử dụng màng giấy làm màng loa nên chúng chỉ thích hợp nghe những bản nhạc bình thường, giọng hát tốt, kèn tốt, bộ dây tốt những nếu nghe những bản nhạc mạnh mẽ thì loa toàn dải không thể đáp ứng được.
Méo biên độ – tần số khá trầm trọng: Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do phát âm chung một nón loa. Có thể giải quyết tình trạng này bằng cách lắp thêm LCR nhưng nó sẽ khiến độ nhạy của loa toàn dải bị giảm xuống.
Kén amply: Bạn hoàn toàn có thể chọn được amply đạt công suất nhưng để tìm phối một chiếc amply với loa toàn dải cho âm thanh hay thì không phải việc dễ dàng gì.
Không phải loa toàn dải nào cũng hay nên khi mua bạn cần phải lựa chọn rất kỹ càng cũng như tham khảo giá cả của nhiều nơi để mua được loa với giá hợp lý nhất.
>>> Xem thêm: Loa bass 20, 30, 40 có công suất bao nhiêu ?
Loa toàn dải nghe nhạc gì hay?
Khi đã đánh giá được ưu và nhược điểm của loa toàn dải thì câu hỏi loa toàn dải nghe nhạc gì hay không còn khó để trả lời.
Với chất âm được đánh giá rất cao, âm thanh có khả năng tái được tái hiện một cách chân thực tới từng chi tiết, dải âm. Bên cạnh đó là thế mạnh về âm trung to, rõ ràng, âm treble cực trong sáng, mượt mà. Nên có thể nói, loa toàn dải là sự lựa chọn số một cho các bản nhạc Jazz, acoustic, hay nhạc thính phòng, hòa tấu. Bạn sẽ cảm nhận được từng thớ nhạc khi nghe.
Loa toàn dải nghe nhạc gì hay?
Cách phối ghép loa toàn dải chuẩn
Loa toàn dải tuy hay nhưng lại cực khó phối ghép với các thiết bị khác. Nó là một dòng rất “kén” thiết bị.
Ví dụ khi phối với amply, nên chọn amply đèn điện tử ba cực – SET với độ nhạy từ 90-99dB, loa toàn dải có thể dễ dàng điểu khiển bởi những ampli SET chạy bóng 2A3, 300B có công suất từ 3 đến 7W, hay thậm chí amply dùng bóng 45 có công suất chỉ 1,5W. Nếu biết cách kết hợp hai loại này, bạn sẽ khai thác được hết những ưu điểm của chiếc loa toàn dải, bạn sẽ rất bất ngời về kết quả đấy.
Với trường hợp bạn muốn có âm trầm mạnh mẽ hơn, bạn cũng có thể ghép loa toàn dải với những amply đẩy – kéo có công suất trên 10W. Nhưng bạn phải chấp nhận rằng âm trung và âm cao của loa toàn dải sẽ mất đi phần nào sự tinh tế vốn có của nó. Tuy vậy Amply này chạy mạch class A, không dùng hồi tiếp âm có công suất ra loa là 10W nên cũng là một sự thay thế khá tốt amply đèn SET nếu không có đủ khả năng về kinh tế.
Một số dòng loa toàn dải hay nhất hiện nay
Một số dòng loa toàn dải hay nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo đó là:
Loa toàn dải Nexo PS15 full bass 40 cm
Loa toàn dải Martin F12 full 4 tấc
Loa toàn dải JBL 715 full bass 40cm
Loa hội trường Nexo PS12 full 4 tấc
Loa hội trường JBL PRX425 full bass 40 cm
Mua loa toàn dải chính hãng ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp loa toàn dải, tuy nhiên để mua được một chiếc loa toàn dải chính hãng, giá tốt bạn cần phải lưu ý tới:
Nhà cung cấp toa toàn dải có uy tín, đáng tin cậy và được nhiều người lựa chọn hay không
Giá loa toàn dải có hợp lý so với mặt bằng chung của thị trường hay không
Các chính sách lắp đặt, bảo hành của nhà cung cấp
Audio với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị âm thanh, chúng tôi đã cung cấp tới tay rất nhiều khác hàng các dòng loa toàn dải, loa karaoke, loa hội trường giá rẻ,… Chúng tôi tự tin cung cấp cho bạn những chiếc loa toàn dải chính hãng, chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh nhất thị trường.
Trên đây là bài chia sẻ toàn bộ kiến thức cơ bản về loa toàn dải. Mong rằng với những gì Lạc Việt Audio cung cấp, bạn đã hiểu loa toàn dải là gì cũng như những ưu nhược điểm của nó để quyết định lựa chọn loại loa phù hợp với nhu cầu của bản thân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay có nhu cầu mua loa toàn dải, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kịp thời nhé!
Comentários