Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng loudness trên amply, chúng ta cần phải đi nghiên cứu và giải thích định nghĩa về LOUDNESS. Vậy LOUDNESS là gì?
Đầu tiên phải khẳng định rằng bất kỳ ai nghe nhạc chắc chắn đều sẽ gặp 1 tình trạng đó là khi mở to nhạc thì thấy 3 dải bass, trung và treble rất cân và đều nhau (nên tham khảo bài 31 điều về loa bass và treble có thể bạn chưa biết), nhưng khi mở bé nhạc đi (ví dụ nghe nhạc buổi tối bạn không muốn mở to vì sợ ảnh hưởng gia đình) thì thấy tiếng bass và tiếng treble nó bị yếu đi rõ ràng luôn.
Năm 1930, Hãng Bell Labs của Mỹ có 2 ông kỹ sư là Harvey Fletcher và Wilden Munson đã thực hiện 1 thí nghiệm để kiếm chứng điều này. Có 300 tình nguyện viên tham gia, công việc của họ là cảm nhận độ to của các âm thanh ở những tần số khác nhau với các mức cường độ đo đạc khác nhau, tần số chuẩn được setup sẵn là 1.000Hz và cho âm thanh từ nhỏ đến to và đo đạc trong từng trường hợp này.
Để có thể hiểu hơn bản chất của thí nghiệm có 2 thứ bạn cần tìm hiểu:
Kết quả khi mở âm thanh bé, là toàn bộ dải trung âm (khoảng 300 – 6.000Hz) con người nghe rõ tiếng nhất, còn vùng tiếng tép và tiếng bát thì bé hơn rất nhiều, nhất là khi nghe càng nhỏ càng gần như mất tích. Tuy nhiên trong thực tế, khi kiểm tra mức cường độ âm của cả 3 dải mid, trung và treble thì cường độ vẫn “Ba dải đều nhau”. Kết quả nghiên cứu đó gọi là đường cong đẳng âm Fletcher-Munson.
Loudness: Khi nghe bé, tai người không còn cảm nhận tốt được dải bass và treble
Như biểu đồ trên ta có thể thấy, tai người nghe sẽ cảm thấy bị mất khoảng tần số thấp và tần số cao mà chỉ còn lại dải tần số mid mà thôi. Nếu như dàn karaoke nào mà có thể mở bé mà 3 tiếng bass, trung và treble vẫn tự động đều nhau mà không phải chỉnh Equalizer thì dàn đó thật sự rất đẳng cấp.
Hiểu sâu hơn về bản chất của LoudNess
Bỏ qua bản chất của sinh lý con người đó là tùy độ tuổi thì mà sẽ có khả năng nghe khác nhau, ta cùng phân tích sâu 1 chút để hiểu rõ bản chất của Loudness là gì?
Tạm bỏ vấn đề thính giác khác nhau, chỉ xét vè mặt kỹ thuật. Đồ thị pha các mọi người sẽ xem phía dưới đây thể hiện đáp tuyến tần số của người nghe trung bình. Mọi người có thể nhận thấy, độ nhạy của tai người trung bình nghe rõ nhất ở tần số khoảng 2 => 3kHz, rồi xuống, đến trên 10kHz thì xuống rất nhanh và đến tần 18kHz là không nghe thấy gì (rất ít người có thể nghe đến 20Hz). Về tần số thấp thì từ 400Hz đã xuống nhiều rồi, từ 100Hz thì như tuột dốc không phanh (vài chục dB).
Biểu đồ thể hiện rõ loudness của tai người nghe
Mỗi loại cường độ âm khác khau được biểu diễn bằng 4 đường bên trên, mỗi loại cách nhau 30dB (mỗi dòng ngang này bằng 10dB). Bạn có thể tự nhận thấy sự khác biệt khá rõ rệt giữa mỗi loại âm lượng. Có thể thấy rằng âm thanh càng lớn thì giải tần thấp nghe mạnh hơn, giải cao giảm xuống khá nhiều, âm thanh càng nhỏ thì ngược lại.
Và Loudness ra đời
Loudness ra đời chính là nhằm mục đích là giải quyết vấn đề thiếu tiếng bass và tiếng treble khi vặn âm thanh nhỏ. Các bạn chỉ cần ấn nút thì loudness sẽ làm nhiệm vụ cân bằng dải bass và dải treble cho các bạn.
Nút Loudness trong amply
Các nhà sản xuất amply mới chế ra cái nút Loudness, mục đích là khi bạn nghe nhỏ, gạt ON nó lên (hoặc có loại sẽ dùng xoay tròn), thì tiếng bass và treble được bù vào, được mạnh lên. Khi này, bạn nghe nhạc ban đêm (vặn nhỏ nhạc) thì tiếng bass, trung và treble khi phát ra loa vẫn hài hòa với nhau.
Về bản chất nút loudness trong amply nó là 1 dạng Equalizer cố định, vì bạn nhấn nút loudless thì nó sẽ tự động tăng dải bass và treble nên để cân bằng tiếng. Cơ bản loudness nó đã cố định 1 mức âm lượng cố định nên bạn sẽ không thể tùy chỉnh nhiều như vang số được.
Có nên sử dụng nút Loudness trên amply
Có nhiều bác từng nhận xét rằng, dùng nút loudness trên amply làm cho âm thanh khi xuất ra loa sẽ không còn hay nữa, như vậy là bản chất các bác đã hiểu sai vấn đề nên mới kết luận luôn như vậy.
Nút loudness trên amply
Như đã phân tích ở trên, nút loudness chỉ hoạt động tốt nhất và hiệu quả nhất khi bạn vặn nhỏ âm thanh mà muốn nghe cả 3 dải mid, bass và treble cân đối nhau, như vậy thì chỉ khi vặn nhỏ bạn hãng ấn nút loudness, còn âm thanh lớn rồi bạn ấn loudness sẽ làm vỡ tiếng ở dải bass và treble.
Bảng mạch điện tử và nguyên lý làm việc của nút Loudness trên amply
Phần này dành cho bác nào làm về điện tử để hiểu hơn nguyên lý của nút loudness này:
Bảng vẽ điện tử của loudness
Nguyên lý của loudness: tín hiệu âm thanh ví dụ từ đầu karaoke thường đi qua tiếp điểm của biến trở con chạy ( Volume – chiết áp ) vào phần khuếch đại công suất, tuy nhiên khi mở volume ở mức bé ( về ban đêm bạn không muốn làm ồn ) tức là một phần tín hiệu âm thanh bị trích xuống mass ( chủ yếu là phần tần số thấp vì mạch bán dẫn có trở kháng ) nên có cảm giác ampli chắc chắn bị thiếu tiếng bass, thế nên các kỹ sư âm thanh mới nghĩ ra cách khắc phục là trích ngay điểm giữa của biến trở volume để gửi một phần tín hiệu sẽ đi qua điện trở R vào luôn amply , cái công tắc để làm việc này chính là cái nút Lounness mà chúng ta phân tích ở phía trên, các bạn có thể thấy lúc mà văn volume lên trên mức giữa thì nút Loudness có bật về On ( đóng mạch ) cũng sẽ không còn tác dụng gì nữa vì tín nó sẽ đi qua tiếp điểm.
Như vậy là bài viết này mình đã giới thiệu rất chi tiết đến các bạn mọi thứ về loudness, bản chất, công dụng và bản mạch của loundness. Hi vọng các bạn đã nắm chắc được hết mọi vấn đề về loudness nhé!
Commentaires