top of page
  • Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Main công suất, cục đẩy công suất Class D là gì?

Updated: Nov 26, 2020


Việc phân chia class các thiết bị khuếch đại âm thanh giúp người dùng phân biệt những thông số, đặc tính hay cách thức hoạt động của sản phẩm. Giới âm thanh chia thành các mạch công suất khác nhau như class A, B, AB, C, D, F, G, I, S, T. Mỗi một dòng class khác nhau sẽ có những mức công suất và hiệu suất khác nhau. Tại bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cục đẩy công suất class D, những ưu, nhược điểm của chúng nhé.

Kiến thức âm thanh các bạn cần biết:


Cục đẩy công suất class D là một trong những dòng cục đẩy được nhiều người dùng tin tưởng sử dụng nhất, nó ra đời từ những năm 90 của thế kỷ trước và vẫn phát triển rất mạnh cho đến những thời gian gian gần đây. Dòng cục đẩy công suất Class D thường được dùng để kết hợp với các cục đẩy công suất 4 kênh vì nó sẽ mang đến cho cục đẩy khả năng và hiệu suất làm việc cực kỳ cao, đúng như những gì mà nhà thiết kế muốn làm với một sản phẩm cục đẩy 4 kênh nhỏ gọn và có công suất lớn.

Về thuật ngữ Class, bạn có thể hiểu đơn giản nó biểu thị khả năng làm việc và tỷ lệ giữa công suất Input và công suất Output của cục đẩy. Về cơ bản, nếu như tỷ lệ giữa input và output càng cao, thì hiệu suất làm việc của cục đẩy càng lớn, tuy nhiên chất lượng âm thanh thì lại đi tỷ lệ nghịch với độ lớn.

Cục đẩy 4 kênh TK 4800 sử dụng class D

Cục đẩy công suất Class D TK 4800


Ưu điểm của cục đẩy công suất class D

Cục đẩy công suất Class D – Là một thiết kế amplifier switching phi tuyến tính (hay amplifier PWM). Hiện thời điểm này, Amply Class D là loại Class được sử dụng phổ biến nhất trong các ứng dụng di động. Nguyên do là bởi dòng amply này có ưu điểm là hiệu suất cao làm việc cực cao, mức tiêu thụ điện năng rất thấp.

Main công suất class D sử dụng kỹ thuật điều chế, mạch của nó được thiết kế rất nhỏ gọn. Bóng bán dẫn trong mạch luôn chỉ ở một trong hai trạng thái đóng (0) hoặc mở (1) trong một chuỗi xung. Đây là nguyên do mà amply class D đạt được mức hiệu suất cực cao. So với các dòng Amply khác, hiệu suất của nó là 80%, đỉnh điểm còn có thể đạt tới 97%. Dù kích thước nhỏ gọn nhưng công suất mà dòng amply này đạt được lại rất lớn, cỡ 100Wx2.

Do lượng nhiệt năng tỏa ra không nhiều, do hầu như năng lượng đầu vào đều được chuyển thành đầu ra, nên main công suất class D đặc biệt không cần mạch tản nhiệt quá lớn, vì bản thân dòng cục đẩy này đã rất mát rồi.

Những chất thải điện được giảm thiểu do vậy kích thước và trọng lượng của các thiết bị khuếch đại âm thanh này cũng nhỏ hơn tạo nên sự thuận tiện và thẩm mỹ hơn cho người sử dụng.

Hiệu suất chuyển đổi công suất của các thiết bị cũng được nâng cao so với 1/4 mức công suất tối đa của bộ khuếch đại. Về cơ bản, với hiệu suất làm việc cực kỳ ấn tượng như vậy, dòng cục đẩy công suất Class D thích hợp nhất để dùng cho các dòng loa sân khấu giá rẻ.

Tuy nhiên, thiết bị âm thanh này cũng gặp một số vấn đề nhỏ về tín hiệu âm thanh. Các chương trình của class D đều là dạng nhị phân do đó không thể tái tạo được hết tín hiệu âm thanh nguyên bản. Chất lượng âm thanh phát ra từ đó sẽ có cảm giác thô và thiếu cảm xúc hơn.

Trên đây là một vài kiến thức về cục đẩy công suất class D, mỗi class khác nhau đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do vậy các bạn nên tìm hiểu và xác định mục đích sử dụng của mình để có những sự lựa chọn tốt nhất cho dàn âm thanh.

5 views0 comments
Post: Blog2_Post
bottom of page