top of page
  • Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Nguyên nhân, cách sửa amply không đóng rơle chuẩn nhất

Updated: Nov 12, 2020

Chi tiết bài viết

  1. Vai trò của rơle trong amply

  2. Nguyên nhân rơle amply không đóng, rơle amply đóng mở liên tục, amply nhảy rơle

  3. Cách sửa amply không đóng rơle trong các trường hợp cụ thể

  4. 1. Cách sửa amply không đóng rơle do nguồn cấp

  5. 2. Cách sửa amply không đóng rơle do bị quá tải

  6. 3. Cách sửa amply không đóng rơle do vấn đề bo mạch công suất

  7. 4. Sửa rơle amply đóng mở liên tục

  8. Một số câu hỏi về tình trạng amply không đóng rơle

  9. 1. Amply không đóng rơle có thể do chân linh kiện bị lỏng không?

  10. 2. Thời tiết có gây ra hiện tượng rơle amply không đóng không?

  11. 3. Sửa amply arirang bị nhảy rơle khi chỉnh âm thanh như thế nào?

Amply là một trong những thiết bị âm thanh được sử dụng phổ biến trong các dàn karaoke hiện nay. Do hoạt động thường xuyên trong thời gian dài nên những chiếc amply khó tránh khỏi hiện tượng bị lỗi, hỏng hóc. Một trong những lỗi hỏng mà được rất nhiều bạn hỏi đó là amply không đóng rơle. Hôm nay Lạc Việt Audio sẽ chỉ ra các nguyên nhân rơle amply không đóng cũng như cách sửa amply không đóng rơle đơn giản nhất của các hãng như Arirang, Denon, Sunsui,…tại bài viết này. Các bạn cùng theo dõi nhé!


Nguyên nhân, cách sửa amply không đóng rơle chuẩn nhất

Nguyên nhân, cách sửa amply không đóng rơle chuẩn nhất


Vai trò của rơle trong amply

Amply  là thiết bị có chức năng điều chỉnh âm thanh giúp cho âm thanh phát ra hay hơn, trong trẻo và mềm mại hơn. Để chiếc amply hoạt động được thì rơle trong amply cần được đóng lại. Khi rơle đóng lại, dòng điện trong amply được truyền đi, lúc này chiếc rơle sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ điều khiển mạch chuyển bằng dòng điện. Khi có dòng điện chạy qua rơle, một từ trường sẽ được tạo ra và khiến sắt non bị hút giúp chuyển mạch.

Như vậy nếu gặp bất kỳ một trục trặc gì khiến amply không đóng rơle lại được sẽ khiến mạch của amply bị ngắt đồng nghĩa với việc amply sẽ không hoạt động được. Hoặc đôi khi ta gặp tình trạng rơ le amply đóng mở liên tục khiến amply hoạt động mất ổn định. Những điều này đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ của chiếc amply. Vì vậy mà nếu gặp hiện tượng amply không đóng rơle hoặc rơle amply đóng mở liên tục thì cần tiến hành sửa chữa ngay.

Mạch rơle trong amply

Mạch rơle trong amply


Nguyên nhân rơle amply không đóng, rơle amply đóng mở liên tục, amply nhảy rơle

Ở trạng thái amply hoạt động bình thường, chiếc rơle giữ vai trò bảo vệ độ an toàn của mạch điện giúp amply và các thiết bị khác trong dàn âm thanh hoạt động một cách tốt nhất. Tuy nhiên khi xảy ra các hiện tượng rơle amply không đóng, đóng mở liên tục sẽ khiến DC bị rò ra loa và làm loa bị cháy. Một số nguyên nhân thường gặp khiến rơle amply không đóng như:

  1. Nguồn điện cấp không ổn định: Ở một số khu vực điện áp không ổn định, nếu không sử dụng ổn áp sẽ khiến nguồn cấp điện cho amply bị chập chờn, công suất cung cấp cho amply không đủ để chúng hoạt động. Khi đó chắc chắn sẽ gây ra hiện tượng amply không đóng rơle và chiếc amply sẽ không thể hoạt động được.

  2. Amply quá nóng: Khi sử dụng amply trong khoảng thời gian dài liên tục sẽ  gây ra hiện tượng amply bị nóng lên, nhất là trong thời tiết mùa hè thì hiện tượng này càng dễ xảy ra. Amply bị nóng quá mức sẽ khiến rơle amply bị đóng lại và dĩ nhiên lúc đó chiếc amply không thể nào hoạt động được rồi.

  3. Bo mạch công suất gặp vấn đề: Nếu không phải do hai nguyên nhân phí trên thì hiện tượng amply không đóng rơle chắc chắn do bo mạch công suất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các hiện tượng như rơle amply đóng mở liên tục, amply rơle bị nhảy.

Cách sửa amply không đóng rơle trong các trường hợp cụ thể

Cách sửa amply không đóng rơle trong các trường hợp cụ thể


Cách sửa amply không đóng rơle trong các trường hợp cụ thể

1. Cách sửa amply không đóng rơle do nguồn cấp

Để sửa amply không đóng rơle do nguồn cấp không ổn định thì trước hết bạn hãy kiểm tra nguồn điện đầu vào cấp cho amply. Thật ra nếu nguồn cấp chập chờn bạn có thể nhận thấy rõ thông qua việc quan sát LIOA (điện không ổn định thì kim chỉ vôn của LIOA sẽ chạy liên tục) hoặc các thiết bị ở gia đình, quan sát các bóng đèn là dễ nhất vì nếu nguồn chập chờn thì bóng đèn sẽ lúc sáng mạnh và lúc sáng yếu.

Chưa kể tới khả năng một số amply hàng xách tay Mỹ yêu cầu điện áp 117V/60Hz mà chúng ta lại sử dụng nguồn 100V/50Hz thành ra áp không đủ để amply nhảy rờ le.

Hãy trang bị ổn áp cho hệ thống điện nhà bạn nếu phát hiện ra nguồn cấp điện không ổn định. Điều này không chỉ giúp sửa được lỗi amply không đóng rơle mà còn có ý nghĩa bảo vệ toàn bộ các thiết bị trong gia đình bạn.

2. Cách sửa amply không đóng rơle do bị quá tải

Khi amply bị quá tải công suất, nóng lên quá mức thì để khắc phục tình trạng rơle amply không đóng chỉ có cách duy nhất là bạn hãy tắt amply đi, để chúng nghỉ ngơi, có thể dùng quạt giúp chúng hạ nhiệt nhanh hơn trong mùa hè. Tốt hơn là bạn hãy tắt nguồn điện của amply đi để nó được nghỉ hoàn toàn.

3. Cách sửa amply không đóng rơle do vấn đề bo mạch công suất

Để sửa amply không đóng rơle do bo mạch thì trước hết bạn cần kiểm tra tầng bo công suất của amply. Dùng đồng hồ điện tử có độ nhạy cao để đo nhé. Nếu thấy tầng công suất của DC lệch một chút khoảng 1-2V thì bạn có thể tự sửa bằng cách điều chỉnh chiết áp ofset DC. Nếu bạn thấy tầng công suất của DC lệch tới 5V thì lúc này tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh sửa chữa gì cả. Hãy mang chiếc amply của mình ra đại chỉ chuyên sửa chữa amply uy tín để họ xử lý giúp.

Cách sửa amply không đóng rơle do vấn đề bo mạch công suất

Cách sửa amply không đóng rơle do vấn đề bo mạch công suất


4. Sửa rơle amply đóng mở liên tục

Một số dòng amply như Arirang, Sansui,… xảy ra hiện tượng rơle đóng mở liên tục hay nói cách khác là amply nhảy rơle liên tục. Với những trường hợp này thì bạn có thể kiểm tra và áp dụng một trong số các sửa amply không đóng rơle sau:

  1. Tháo amply ra và vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn phía trong, lưu ý là dùng chổi nhỏ khô để vệ sinh, tránh tuyệt đối dùng khăn ướt lau nhé! Với các thiết bị điện tử mà bạn dùng khăn ướt để vệ sinh là hỏng hết.

  2. Nếu kiểm tra linh kiện không thấy hư hại thì hiện tượng rơle đóng mở liên tục rất có thể do ngõ ra bị rò điện + hoặc – .

  3. Nếu bạn đã áp dụng những cách sửa trên mà vẫn bị chập chờn, rơle không đóng thì hãy thay mấy con tụ nhỏ xung quanh rơle, trong đó có một con tụ định thời gian trễ mạch, nếu bị rò hoặc hỏng thì điện không bao giờ được nạp đầy, lúc đó transitor sẽ không cấp điện được cho rơle nên dẫn tới tình trạng amply không đóng rơle.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kết nối amply với loa đơn giản , dễ dàng nhất

Một số câu hỏi về tình trạng amply không đóng rơle

Một số câu hỏi về tình trạng amply không đóng rơle


Một số câu hỏi về tình trạng amply không đóng rơle

1. Amply không đóng rơle có thể do chân linh kiện bị lỏng không?

Rất có khả năng xảy ra, nhiều khi không phải do linh kiện phía trong hỏng hóc cần thay thế sửa chữa đâu mà do các chân hàn linh kiện sau một thời gian sử dụng bị lỏng, chập chờn. Vì vậy mà bạn có thể sửa amply không đóng rơle theo cách này.

2. Thời tiết có gây ra hiện tượng rơle amply không đóng không?

Rơle amply không đóng hoặc bị đóng mở liên cũng có thể do thời tiết ẩm ướt hoặc bạn đặt amply ở nơi ẩm thấp. Điều này sẽ khiến các linh kiện bị ẩm chập trong hệ thống mạch. Để khắc phục tình trạng này, trước hết hãy tháo amply ra và sử dụng máy sấy sấy khô các linh kiện bên trong, lắp ráp lại và đặt amply lên cao hơn, tránh những nơi độ ẩm cao.

3. Sửa amply arirang bị nhảy rơle khi chỉnh âm thanh như thế nào?

Đầu tiên hãy dùng 2 con tụ hóa 47uf/50v đấu 2 đầu trừ lại, để thành ra tụ 23,5uf/100v Nonpolar. Nối vào 2 tiếp điểm rơle loa, tức là khi rơle ngắt thì dòng qua tụ ra loa. Nếu khi nghe rơle nhảy cái cạch (tức nhả ra) mà nghe hát bình thường thì là hư mạch rơle. Nếu nghe “hù” là hư mạch công suất. Bạn cũng có thể dùng đồng hồ đo volt, thang đo 10vdc, kẹp masse và đo ngõ ra loa (ngay trên sò chân E). Nếu rơle OFF mà thấy không có volt DC trên đồng hồ thì hư là do phần mạch rơle. Còn khi rơle OFF mà đo có volt DC (trừ hoặc cộng) thì hư là do mạch công suất. Những trục trặc mạch này thì tốt nhất mang ra cửa hàng chuyên sửa chữa amply để họ giúp.

Amply không đóng rơle là một trong những lỗi thường gặp khiến amply không hoạt động được, ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Nếu bạn không thể tự khắc phục được hãy mang chúng ra địa chỉ sửa chữa amply uy tín để đảm bảo an toàn cho bạn và thiết bị nhé!

Trên đây là bài viết đề cập tới những nguyên nhân khiến rơle amply không đóng cũng như cách sửa amply không đóng rơle cơ bản. Mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp bạn có thể tự khắc phục được lỗi này ngay tại nhà. Theo dõi chúng tôi để có thêm những thông tin bổ ích nhé! Hẹn gặp các bạn vào các bài viết sau nhé!

6 views0 comments

Recent Posts

See All

Vocalist và cách phân biệt các vocalist khác nhau

Các ca sĩ tại Việt Nam và trên thế giới đều được gọi chung là vocalist. Trong danh mục của vocalist còn chia ra nhiều loại giọng khác nhau, và phân vai trò riêng biệt như main vocal, lead vocal hay ba

Post: Blog2_Post
bottom of page