top of page

Nhạc Vàng Là Gì? Sự Phát Triển Của Nhạc Vàng Sau Năm 1975

Writer's picture: Chuyên Âm ThanhChuyên Âm Thanh

Nhạc Vàng Là Gì? Sự Phát Triển Của Nhạc Vàng Sau Năm 1975



Nhạc Vàng là gì? Đây là dòng nhạc trữ tình, xuất hiện năm 1946 tại miền Bắc. Sau đó, dòng nhạc này lan rộng cả nước và nhận sự đón nhận đông đảo của người dân.



Nhạc Vàng Là Gì? Sự Phát Triển Của Nhạc Vàng Sau Năm 1975


Cũng giống như nhạc Đỏ, nhạc Vàng nằm trong số các dòng nhạc truyền thống tại Việt Nam được rất nhiều người yêu thích và thưởng thức, đa phần là những người trung niên. Dòng nhạc này phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đất nước kháng chiến. Tuy nhiên, chắc hẳn có rất nhiều người chưa biết nhạc Vàng là gì và các thông tin hữu ích về dòng nhạc này đúng không? Hãy cùng Vfun Audio tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tất về thể loại nhạc Vàng.





Nhạc Vàng là gì



Nếu nhạc Đỏ là dòng nhạc cách mạng thì nhạc Vàng là dòng nhạc trữ tình Miền Bắc, được biết từ chính những người dân. Dòng nhạc này mang khuynh hướng lãng mạn trong từng lời ca, câu hát ra đời vào những năm 1946. Nửa đầu thập niên những năm 50, nhạc Vàng bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ và nhanh chóng trở thành dòng nhạc đỉnh cao.



Đặc trưng tiêu biểu của nhạc Vàng chính là sử dụng lời ca trữ tình bình dân, gần gũi kết hợp với giai điệu trầm buồn, mang âm hưởng da diết. Đôi khi, nhạc Vàng còn sử dụng để hát các bài hát tiền chiến hay một số bài hát đậm chất dân gian. Đa phần các bài nhạc Vàng sẽ chứa đựng nỗi buồn của 1 bộ phận nào đó, đặc biệt là người dân nghèo. Một trong những ca sĩ thành công nhất của nhạc vàng phải nói đến là Chế Linh



Nhạc Vàng là gì


Hình 1: Nhạc Vàng là dòng nhạc trữ tình



Nhạc Vàng giản dị, dễ nghe chứ không kén khán thính giả như nhạc giao hưởng. Điều này khiến dòng nhạc này được rất nhiều người yêu thích.



Các thể loại nhạc Vàng



Nhạc Vàng được chia thành nhiều thể loại nhạc khác nhau để phân biệt với các giai điệu nhạc trữ tình, nhạc tiền chiến. Cụ thể như sau:



Nhạc quê hương



Đây là dòng nhạc khá đặc trưng, chịu sự ảnh hưởng nhiều từ tiết tấu ngũ cung và dân ca Nam Bộ. Các bản nhạc quê hương đa phần là mượn 1 số giai điệu nhạc cổ xưa để có thể thành bài hát hoàn chỉnh. Giới bình dân rất yêu thích và đón nhận thể loại nhạc này.



Một số bài hát tiêu biểu của dòng nhạc này phải kể đến đó là Hình bóng quê nhà, Trăng về Thôn Dã, Hành trình trên quê hương,… Ngày nay, nhạc quê hương đã có nhiều sự thay đổi nhưng vẫn giữ được chất riêng của mình.



Nhạc quê hương


Nhạc than thân trách phận



Chỉ nghe tên thôi cũng biết các bản nhạc này thường mang tính chất than thân. Các bài hát thường có ca từ đơn giản, có nội dung gần gũi với công chúng thể hiện những khó khăn, vất vả mà dân chúng phải chịu được.



Nhạc than thân trách phận


Hình 2: Nhạc Vàng nhận được sự yêu thích của đông đảo người nghe



Thể loại nhạc này có chịu sự ảnh hưởng của nhạc dân ca Miền Nam. Tuy nhiên, các bài hát theo thể loại này lại không được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật. Giới nhạc sĩ cho rằng những bài hát này sáo rỗng, không truyền tải được nội dung, thông điệp ý nghĩa. Vì vậy, nó được biết đến với một cái tên khác là Nhạc Thời Trang.



Nhạc Lính



Mang âm hưởng của nhạc cách mạng, nhạc lính là những bài ca ca ngợi đời lính, tình đồng chí đồng đội của những người lính. Đôi khi, các bài hát này còn dùng để ca ngợi riêng từng người lính đã không may bị tử trận trên chiến trường.



Các bài nhạc lính thường mang sự tự hào, âm hưởng hào hùng. Tuy nhiên, cũng có khi là các bài hát chan chứa nỗi buồn man mác.



Nhạc Lính


Sự phát triển của dòng nhạc Vàng sau năm 1975



Nhạc Vàng có bắt nguồn từ Miền Bắc và nhanh chóng lan rộng ra cả nước, nhận được sự đón nhận của đông đảo người dân. Thời gian trước năm 1975 là thời kỳ phát triển vàng kim của thể loại nhạc này. Đi đến bất cứ đâu bạn cũng có thể nghe được những bản nhạc vàng.



Sự phát triển của dòng nhạc Vàng sau năm 1975


Hình 3: Nhạc vàng từng rơi vào suy thoái đến năm 2010 bắt đầu phát triển trở lại



Tuy nhiên, sau năm 1975, nhạc Vàng bước qua thời kỳ rực rỡ. Số phận của dòng nhạc này cũng nổi trôi theo vận nước. Những năm sau kháng chiến chống Pháp, nhạc Vàng bị cấm hoàn toàn, thậm chí là bị miệt thị và đổi tên thành nhạc sến. Không chỉ vậy, thể loại nhạc này còn bị quy chụp là nhạc phản động.



Cơn khát nhạc Vàng của người dân Việt không cách nào có thể giải tỏa được hết. Người dân ngày càng mong muốn được nghe, được thả hồn vào những bản nhạc trữ tình này.



Thời gian năm 2000 – 2010 là thời kỳ phục hưng của nhạc Vàng. Lúc này, sự trỗi dậy của nhạc trẻ trong nước khiến người ta dần quên lãng đi nhạc trữ tình. Cho đến năm 2010, nhạc Vàng mới chính thức quay trở lại. Tuy nhiên, thay vì cái tên Nhạc Vàng xưa cũ, người ta gọi chúng bằng 1 cái tên khác sang trọng hơn, bóng bẩy hơn đó là Nhạc Xưa.



Sau gần nửa thế kỷ, nhạc Vàng vẫn có vị trí vững chắc trong lòng người hâm mộ


Hình 4; Sau gần nửa thế kỷ, nhạc Vàng vẫn có vị trí vững chắc trong lòng người hâm mộ



Sau năm 2015, các ca sĩ phát hành rất nhiều album Nhạc Vàng và xem nó như tấm vé thông hành để bước vào đất Sài Gòn hoa lệ. Cùng lúc đó, người miền Bắc cũng ồ ạt kéo nhau đến các sân khấu lớn để nghe nhạc Vàng.



Mặc dù trải qua thăng trầm nhưng nhạc Vàng vẫn có được vị trí vốn dĩ thuộc về nó. Dòng nhạc mang âm hưởng trữ tình, nhẹ nhàng luôn có một vị trí vững chắc trong lòng người yêu âm nhạc. Nửa thế kỷ trôi qua, nhạc Vàng đang không ngừng phát triển và thay đổi phù hợp với xu hướng thị trường.





»Xem Thêm : Loa Karaoke


5 / 5 ( 1 bình chọn )

3 views0 comments

Recent Posts

See All

Comentarios


bottom of page