top of page
  • Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Những nhà soạn nhạc vĩ đại của thế giới trong nhóm bất tử và kiệt xuất

Sự xoay vần của tạo hóa luôn sản sinh ra những vĩ nhân trong mọi ngành nghề để thúc đẩy những ngành nghề đó lên một tầm cao mới. Âm nhạc có từ thủa sơ khai cùng với sự xuất hiện của loài người, nhưng phải đến những năm tháng sau này, vào giai đoạn phục hưng thì các lĩnh vực nghệ thuật, toán học, vật lý, thiên văn học… mới nở rộ vô cùng nhiều đóa hoa kiệt xuất, một trong số đó là lĩnh vực âm nhạc. Nhiều nhà soạn nhạc trong số đó được những nhà phê bình, đánh giá thế hệ sau đưa vào danh sách bất tử và kiệt xuất vì có những đóng góp to lớn, các tác phẩm, sự sáng tạo của họ dẫn lối ảnh hưởng xuyên suốt từ cổ điển, cho đến hiện tại và cả tương lai. 

Các nhà soạn nhạc thuộc nhóm Bất tử

  1. Johann Sebastian Bach (1685-1750) – Chàng khổng lồ của nghệ thuật âm nhạc phương Tây

Johann Sebastian Bach là nhà soạn nhạc người Đức, được hậu thế coi là một thiên tài âm nhạc lớn lao nhất trong thời đại Baroque. Giống như các loại nghệ thuật khác của thời đại này, âm nhạc Baroque nhấn mạnh vào giòng nhạc liên tục. 

Trong các sáng tác âm nhạc, J.S. Bach đã đưa các kỹ thuật âm nhạc như đối điểm (counterpoint) và tẩu khúc (fugue) lên các trình độ cao nhất. Đối điểm là cách trình diễn hai hay nhiều tiết điệu (melodies) đồng thời với nhau còn tẩu khúc là cách sáng tác trong đó các nhạc cụ khác nhau lặp lại cùng một tiết điệu với một chút biến  đổi (variations).

J.S. Bach là một nhạc sĩ kiêm nhạc trưởng, đã sáng tác hàng trăm bản nhạc gồm cả 300 hợp khúc thanh nhạc có tính tôn giáo và thế tục, được gọi tên là cantatas.

  1. Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) – Thiên tài âm nhạc siêu nhiên

Wolfgang Amadeus Mozart là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc Piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và Opera. 

Các tác phẩm của ông như: Laudate Dominum, Piano concerto no.15, chương 3, Minuet từ Divertimento…  đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều cuộc hoà nhạc sau này.

  1. Ludwig van Beethoven (1770-1827) – Thần sấm bất tử của cảm xúc và sức mạnh

Ludwig van Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. 

Có thể coi Beethoven là người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh Hùng Ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định Mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng Quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm Vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các bản Sonata Bi Tráng (Pathétique), Ánh Trăng (Moonlight)…

Các nhà soạn nhạc nhóm kiệt xuất

  1. Franz Schubert (1797-1828) – Thiên tài về giai điệu và piano trữ tình, lãng mạn và cổ điển; “Vua ca khúc Đức”

Franz Schubert  là một nhà soạn nhạc người Áo. Ông đã sáng tác 600 Lieder, 9 bản giao hưởng trong đó có bản giao hưởng nổi tiếng “Unfinished Symphony” cùng các thể loại nhạc nghi lễ, nhạc thính phòng và solo piano. 

Ông được biết đến với các tác phẩm có giai điệu nhẹ nhàng và du dương. Schubert là người đầu tiên đưa bài hát đến tầm khái quát cao, đồng thời giữ được vẻ tự nhiên ban đầu của nó. Ngày nay, Schubert được ngưỡng mộ như là một trong số những nhà soạn nhạc của thời kỳ đầu lãng mạn trong âm nhạc và ông vẫn là một trong những nhà soạn nhạc biểu diễn thường xuyên nhất.

  1. Johannes Brahms (1833-1897) – Nhà soạn nhạc giao hưởng thuần khiết nhất và nhạc sĩ viết ca khúc hàng đầu của Đức

Johannes Brahms là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm và chỉ huy dàn nhạc người Đức. Các sáng tác của Brahms bao hàm cả những chất liệu truyền thống lẫn những chất liệu mới đầy sáng tạo. Âm nhạc của Brahms có cấu trúc và kỹ thuật vững chắc với vẻ đẹp hình thức hoàn hảo và sự dung dị sâu sắc của tâm hồn. 

Brahms sáng tác cho Piano, nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng, nhạc kịch và hợp xướng. Các tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm: String Sextet in B-flat Major, Piano Concerto No 1 in D Minor, Một bản nhạc cầu hồn Đức, Vũ khúc Hungary…

  1. Richard Wagner (1813-1883) – Nhà soạn nhạc bi kịch vĩ đại nhất

Richard Wagner không chỉ biết đến với tư cách là một nhà soạn nhạc với 13 vở opera nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu sắc đối với âm nhạc hiện đại mà còn là một nhân vật lớn của văn hóa và lịch sử Đức thế kỷ 19 và 20. 

Wilhelm Richard Wagner là nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng, đạo diễn kịch và nhà lý luận âm nhạc người Đức nổi tiếng bởi các tác phẩm Nhạc kịch. Không như nhiều soạn gia lớn khác, ông tự viết lời lẫn phân cảnh cho các tác phẩm của mình. 

Ông là người tiên phong dùng những kĩ thuật rất khó trong âm nhạc như chất nửa cung nghiêm ngặt, chuyển đổi âm vực rất nhanh và do đó đã tạo ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền âm nhạc cổ điển tại châu Âu. Các tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm: Der fliegende Hollander, Tannhãuser, Lohengrin…

  1. Robert Schumann (1810-1856) – Tinh hoa của nền âm nhạc lãng mạn, bậc thầy của ca khúc, nhạc cho piano, và giao hưởng

Robert Schumann, nhà soạn và phê bình âm nhạc nổi tiếng của Đức, một trong những đại diện thuần khiết nhất của âm nhạc lãng mạn thế kỉ 19. Là một nhạc sĩ cách tân, Schumann kế tục khuynh hướng dân chủ của âm nhạc lãng mạn Đức. Những đặc tính của âm nhạc Schumann là tác phẩm có tiêu đề, sự bộc bạch tâm lý sâu sắc những tình cảm con người kết hợp với sự say mê sôi nổi, bồng bột và mơ mộng lãng mạn. 

Trong các tác phẩm của ông, nổi bật nhất là các bài ca, đặc trưng cho âm nhạc thời lãng mạn và các tiểu phẩm cho dương cầm, trong đó nổi bật nhất là sonat và etudes. Ông còn sáng tác nhiều giao hưởng, concerto, oratoria và cả opera. Schumann còn là một nhà phê bình âm nhạc lớn. Các bài viết của ông về âm nhạc xuất hiện chủ yếu trên “Die neue Zeitschrift für Musik” (Tạp chí mới cho âm nhạc), một tạp chí ở Leipzig mà Schumann đồng sáng lập năm 1836.

Trong danh sách này còn gồm có các nhà soạn nhạc nhóm thiên tài, nhóm ưu tú và tất cả các nhạc sĩ được điểm danh đều đã cống hiến, đã sống hết mình với việc sáng tác, làm đẹp cho mình, làm đẹp cho người và làm đẹp cho đời. 

134 views0 comments

Recent Posts

See All

Vocalist và cách phân biệt các vocalist khác nhau

Các ca sĩ tại Việt Nam và trên thế giới đều được gọi chung là vocalist. Trong danh mục của vocalist còn chia ra nhiều loại giọng khác nhau, và phân vai trò riêng biệt như main vocal, lead vocal hay ba

Post: Blog2_Post
bottom of page