Sóng UHF là một trong những dải tần số vô tuyến quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của loại hình này. Để tìm hiểu sâu hơn, chúng ta hãy cùng Audio theo dõi ngay bài viết bên dưới để có cho mình câu trả lời chính xác nhé
Sóng UHF được sử dụng rất nhiều trên các dòng micro cao cấp như: King EW 300, King EW 500
Sóng UHF là tần số sóng siêu cao hay tần số sóng cực cao là dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng 300 MHz tới 3GHz (3000MHz) còn được gọi là băng tần decimet hay sóng decimet do bước sóng của UHF nằm trong khoảng 1 tới 10 decimet (10cm tới 1m).
Sóng vô tuyến UHF lan truyền chủ yếu theo đường ngắm; chúng bị chặn bởi những ngọn đồi và các tòa nhà lớn mặc dù việc truyền qua các bức tường của tòa nhà đủ mạnh để tiếp nhận trong nhà. Chúng được sử dụng để phát sóng truyền hình, điện thoại di động , thông tin vệ tinh vô cùng đa dạng
Đặc điểm truyền dẫn của sóng UHF
Đặc điểm truyền dẫn của sóng UHF
Sóng vô tuyến trong băng tần UHF truyền gần như hoàn toàn bằng phương pháp truyền ánh sáng (LOS) và phản xạ mặt đất. Tuy nhiên, chúng thường bị chặn bởi các ngọn đồi và không thể truyền ra ngoài đường chân trời, nhưng có thể xuyên qua tán lá và các tòa nhà để giúp người dùng tiếp nhận. Đây cũng là lý do, ở vùng đồi núi, sóng UHF bị giảm đi đáng kể.
Do các bước sóng của sóng UHF tương đương với kích thước của các tòa nhà, cây cối, xe cộ và các vật thể thông thường khác, sự phản xạ và nhiễu xạ từ các vật thể này có thể gây phai màu do lan truyền đa đường, đặc biệt là trong các khu đô thị xây dựng. Độ ẩm của khí quyển làm giảm độ mạnh của tín hiệu UHF trong khoảng cách xa và độ suy giảm có thể tăng theo tần số. Tín hiệu TV UHF thường bị suy giảm độ ẩm hơn so với các băng tần thấp hơn, chẳng hạn như tín hiệu TV VHF.
Ứng dụng của sóng UHF
Sự ra đời của sóng UHF đã có tác động rất lớn đến đời sống con người, không chỉ là các ngành công nghệ thông tin mà nó còn ứng dụng trực tiếp vào các vật dụng hàng ngày
Sóng UHF trên micro không dây
Sóng UHF trên micro không dây
Sóng UHF trên micro có khả năng nhận và truyền tín hiệu ở tần số rất cao, trên phạm vi 100m, với các bước sóng nhỏ hơn VHF. Băng tần được sử dụng trong các micro UHF có nhiều khoảng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của người dùng. Các khoảng phổ biến được ưa chuộng nhất là 470 – 698 Mhz, 698 – 806 Mhz và 902 – 928 Mhz.
Ưu điểm khi sử dụng micro không dây sóng UHF
Việc sử dụng UHF trên micro không dây đã mang đến bước đột phá mới trong hệ thống âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp, khắc phục tối đa yếu điểm mà các tần số khác không làm được:
Vì đặc tính rộng, cao của tần số này nên nó được sử dụng cho các loại micro không dây vô cùng tiện lợi, người dùng có thể dễ dàng di chuyển mà không lo vướng víu. Đồng thời, dải tần số lớn, đa dạng, giúp hạn chế tối đa tình trạng bị hú, rè, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
Khác với các dải tần số khác, UHF có phạm vi sử dụng rộng, ngay cả trong không gian có nhiều vật cản nên micro sẽ mang tính ổn định, linh hoạt hơn
Dài tần số đa dạng cũng là một trong những lý do giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng nhiều thiết bị cùng một lúc mà không lo trùng bước sóng
Nhược điểm khi sử dụng micro không dây có sóng UHF
Mặc dù mang nhiều đặc điểm nổi trội nhưng micro không dây sử dụng sóng UHF vẫn còn tồn tại một số yếu điểm nhất định. Cụ thể phải kể đến:
Micro sử dụng rất nhiều năng lượng nên gây hao tốn pin. Vì vậy, để đảm bảo việc hoạt động liên tục, kéo dài thì người dùng cần thường xuyên dự trữ pin. Đồng thời, sử dụng các loại pin có chất lượng tốt, tránh tình trạng cháy nổ, nguy hại đến người dùng và tài sản
Giá thành cho một chiếc micro không dây sử dụng sóng UHF tương đối cao. Tuy nhiên, so với tính năng mà nó mang lại thì có lẽ đây là điều hiển nhiên
Vì vậy, nếu bạn đang muốn sắm cho mình một chiếc micro không dây ổn định sử dụng trong hệ thống âm thanh hội trường, âm thanh sân khấu chuyên nghiệp, các chương trình truyền hình, các buổi hòa nhạc lớn thì micro sử dụng sóng UHF là một lựa chọn lý tưởng
Sóng UHF trên bộ đàm
Sóng UHF trên bộ đàm
Sóng UHF được tích hợp trên bộ đàm vô cùng hiệu quả, giúp giảm thiểu tối đa kích thước của anten. Vì bước sóng UHF nhỏ, nên kích thước anten có thể so sánh được với bước sóng. Các anten nhỏ hơn có thể được dùng cho các băng tần cao hơn. Tất miên sóng UHF thì sẽ chỉ có thể sử dụng được trên micro không dây, micro có dây nó sử dụng tín hiệu analog thì khác hoàn toàn.
Xem thêm nhiều tin tức âm thanh hay tại đây:
Nhờ vậy, sóng UHF được sử dụng được sử dụng rộng rãi trong điện thoại không dây cùng hệ thống vô tuyến hữu tuyến có anten thu phát gần nhau. Các hệ thống này không có khả năng truyền đi xa nên không nhiễu đối với các hệ thống cục bộ khác. Tuy nhiên, do khả năng xuyên vật cản tốt, nên được sử dụng rộng rãi trong hệ thống nhà cao tầng, rừng rậm, các công trình xây dựng,…
Việc sử dụng sóng UHF trong bộ đàm sẽ mang lại những ưu điểm nhất định:
Cước liên lạc không bị mất
Không quá phụ thuộc vào hệ thống viễn thông công cộng
Liên lạc nhanh chóng, dễ dàng chỉ với một nút nhấn, đặc biệt cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp, thường xuyên trao đổi
Có thể liên lạc với nhiều máy cùng một lúc, hoặc tách rời bằng cách điều chỉnh số kênh
Là thiết bị quan trong trong cứu nạn, cứu hộ, mưa bão , điều kiện liên lạc hạn chế hoặc những nơi không có sóng
Vì những ưu điểm vượt trội như vậy mà ngày nay, việc sử dụng bộ đàm UHF đã trở nên rất phổ biến, trong các nhà hàng, khách sạn, công ty dịch vụ bảo vệ, thậm chí là trong hệ thống an ninh quốc phòng,…
Các ứng dụng khác của sóng UHF
Ngoài hai thiết bị kể trên thì sóng UHF còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:
Phát sóng truyền hình UHF đáp ứng nhu cầu về các kênh truyền hình không dây bổ sung trong khu vực thành thị. Ngày nay, phần lớn băng thông đã được phân bổ lại để sử dụng điện thoại di động, radio trung kế và điện thoại di động. Các kênh UHF vẫn được sử dụng cho truyền hình kỹ thuật số.
Kể từ khi ở sóng UHF anten phát đủ nhỏ để cài đặt trên các thiết bị di động, sóng UHF đã được sử dụng trên toàn thế giới cho hệ thống vô tuyến lưu động mặt đất, radio hai chiều sử dụng cho thông tin liên lạc bằng giọng nói cho thương mại, công nghiệp, an toàn công cộng, và các mục đích quân sự. Ví dụ về các dịch vụ vô tuyến cá nhân là: GMRS, PMR446 và UHF CB. Một số mạng máy tính không dây sử dụng sóng UHF. Các mạng di động GSM và UMTS được sử dụng rộng rãi sử dụng tần số di động UHF.
Các nhà cung cấp viễn thông lớn đã triển khai các mạng di động thoại và dữ liệu trong phạm vi UHF / VHF. Điều này cho phép điện thoại di động và thiết bị điện toán di động được kết nối với mạng điện thoại chuyển mạch công cộng và Internet công cộng.
Mong rằng, với những chia sẻ của Lạc Việt Audio trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất về sóng UHF. Từ đó, bổ sung vào kho tàng kiến thức của bản thân những thông tin cần thiết
Comments