top of page
Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Sò công suất là gì? Phân biệt các loại sò công suất hiện nay?

Updated: Nov 21, 2020


Sò công suất là một thiết bị vô cùng quan trọng trong amply. Vậy sò công suất là gì? Các loại sò công suất trên thị trường hiện nay như thế nào? Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề này thì hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời chính xác nhất nhé!

Bài viết liên quan >>

  1. Cách quấn biến áp nguồn amply đơn giản chính xác nhất

  2. Hướng dẫn chi tiết Cách chỉnh amply Arirang để hát karaoke

  3. Hướng dẫn kết nối và cách chỉnh Amply Paramax SA 999xp piano

  4. loa treo tường

  5. loa âm trần

  6. loa cột

  7. loa sân khấu

  8. Loa line array

Sò công suất là gì?


Sò công suất là gì?

Sò công suất là gì?

Sò công suất trong amply hoặc trong cục đẩy công suất thường được giới âm thanh gọi là Transistor, nó là một linh kiện điện tử bán dẫn kết hợp với IC và quyết định đến công suất của chiếc amply giúp khuếch đại tín hiệu một cách hoàn hảo nhất. Việc chúng ta hay gọi Transistor là sò là bởi vì ngày xưa hình dáng thiết kế bên ngoài của Transistor thường có hình tròn và lồi lên trông rất giống một con sò biển. Cho nên họ đã gọi tắt chúng là sò cho dù ngày nay kiểu dáng của những con Transistor đã được thay đổi khá nhiều.

Công dụng chính của các loại sò công suất chỉ giúp khuếch đại tín hiệu âm thanh. Vì thế nên không hề ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh hay hoặc dở của một thiết bị. Mà điều này được quyết định bởi các yếu tố khác trong amply hoặc cục đẩy như cấu tạo vi mạch, bộ lọc âm… bên trong thiết bị.

Phân loại các loại sò công suất


Phân loại các loại sò công suất

Phân loại các loại sò công suất

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sò công suất với mẫu mã, hình dáng khác nhau. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể phân loại chúng theo chức năng sử dụng như sau:

  1. Theo hình dáng: Cách phân loại này tương đối đơn giản, vì đa số các loại sò hiện nay đều được sản xuất thành 2 dạng: hình tròn lồi và hình vuông

  2. Theo công năng: Sò theo công năng gồm sò thường ( BJT ) và sò trường ( FET, MOSFET ). Trong mỗi loại sò lại gồm có sò ngược và sò thuận

  3. Theo màu sắc: Gồm có sò đen ( sò ngược ) và sò xanh ( sò xuôi )

  4. Theo kích thước: Gồm sò sắt nhỏ, sò sắt trung, sò sắt lớn

  5. Theo cấu tạo bên ngoài: Gồm sò sắt ( hoặc nhôm ) và sò than ( hoặc gốm, nhựa )

Phân biệt sò công suất và mosfet


Phân biệt sò công suất và Mosfet

Phân biệt sò công suất và Mosfet

Mosfet là gì?

Mosfet ( là tên viết tắt của “Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor” trong tiếng Anh ) là Transistor hiệu ứng trường, có cấu tạo và cơ chế hoạt động đặc biệt. Thông qua từ trường Mosfet sẽ tạo ra dòng điện, giúp sản phẩm có thể vận hành hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là linh kiện khuếch đại các nguồn tín hiệu yếu do có trở kháng đầu vào lớn.

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp  Mosfet trong các bộ nguồn xung và các mạch điều khiển điện áp cao. Vì có khả năng đóng nhanh với dòng điện cùng điện áp lớn nên nó được sử dụng rất nhiều trong các bộ dao động từ trường.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Mosfet tương đối giống sò công suất. Vậy hai sản phẩm này có sự khác biệt như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngày bên dưới đây nhé!

Phân biệt sò công suất amply và Mosfet

Với loại Transistor công suất người ta hay gọi là sò hoặc còng (tiếng lóng của cánh thợ), còn loại Mosfet/Fet là Transistor trường. Tùy theo cấu trúc của mạch amply mà lắp loại gì: 2, 4 hay 8, rồi sò hoặc fet mà gọi theo nó. Nhiều sò hay ít sò để ứng dụng theo tải (loa) nhiều sò thì có khả năng hạ trở kháng của loa xuống tới mức giới hạn 1 ohm. 

Tuy nhiên, dù là sò công suất hay Mosfet thì đều gồm các yếu tố như:

  1. Bộ nguồn phải đáp ứng đủ công suất  theo thiết kế của Sò hoặc Mosfet, toàn bộ mạch tiền âm tầng phải phối hợp logic có độ méo thấp nhất, khi thành sản phẩm nó sẽ sử dụng loại loa gì và bao nhiêu cái thì phù hợp.

  2. Tùy theo cấu trúc mạch amply, chất lượng linh kiện, …. yếu tố này quyết định phần hay/dở của thiết bị.

  3. Phụ thuộc vào khả năng thẩm âm của người nghe

  4. Phân biệt bằng lớp vỏ bên ngoài là: loại sò sắt hay sò than.

Ứng dụng của sò công suất


Ứng dụng thực tiễn của sò công suất

Ứng dụng thực tiễn của sò công suất

Các loại amply trên thị trường hiện nay thường sử dụng 4 sò, 8, sò, 12, sò,… cao nhất là 20 sò. Tuy nhiên với những cục công suất thì nhu cầu sử dụng sò sẽ tăng lên do nhu cầu xử lý cao

Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, những chiếc amply digital ngày nay được cải tiến và nâng cấp hiện đại hơn, cấu tạo các vi mạch cũng như nguyên lý hoạt động khác hẳn những amply analog trước đây. Chính vì thế kích thước của sò công suất cũng được thu gọn lại, thiết bị cũng bớt cồng kềnh hơn. Với dòng amply digital công suất lớn hay nhỏ không còn phụ thuộc vào số lượng sò được trang bị nữa mà phụ thuộc vào những yếu tố kỹ thuật khác

Mong rằng, qua những chia sẻ trên đây của sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sò công suất và các loại sò công suất trên thị trường hiện nay. Từ đó nâng cao hiểu biết cũng như chọn lựa cho mình những sản phẩm phù hợp nhất với dàn âm thanh nhà mình.

15 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments

Couldn’t Load Comments
It looks like there was a technical problem. Try reconnecting or refreshing the page.
bottom of page