top of page

Trở kháng là gì ? Vai trò của trở kháng trong dàn âm thanh

Writer's picture: Chuyên Âm ThanhChuyên Âm Thanh

Updated: Nov 21, 2020


Trong đời sống hàng ngày, hẳn là những dàn âm thanh đã không còn xa lạ với chúng ta. Với sự phát triển của công nghệ xã hội thì chất lượng đời sống cũng ngày càng được nâng cao, bên cạnh đó thì nhu cầu giải trí cũng là một trong những yếu tố rất được chú trọng. Bởi vậy mà số lượng gia đình sở hữu những dàn âm thanh tốt để phục vụ nhu cầu nghe nhạc hay xem phim ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, sử dụng là một chuyện, còn hiểu rõ về những thông số kỹ thuật và biết cách lựa chọn trở kháng của loa và amply phù hợp thì lại là chuyện khác, nó đòi hỏi bạn phải có sự tìm hiểu kĩ càng và có đam mê với âm thanh. Bởi vậy, để giúp các bạn trang bị được những kiến thức kiến thức về vấn đề này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem trở kháng là gì và nó có vai trò thế nào đối với amply và dàn âm thanh.

Trở kháng là gì?

Trở kháng được biết tới là một đại lượng vật lý đặc trưng biểu thị sự cản trở dòng điện trong một mạch điện khi ta đặt vào đó một hiệu điện thế. Trong lĩnh vực vật lý, trở kháng được kí hiệu là Z và có đơn vị đo là Ω (ohm). 

Có thể trước đây bạn từng biết tới điện trở cho dòng điện xoay chiều rồi thì trở kháng chính là khái niệm mở rộng của nó, chỉ là chứa thêm thông tin về độ lệch pha. Trở kháng còn được ứng dụng trong vật lý khi đi vào lĩnh vực nghiên cứu về các dao động điều hòa. Khái niệm về trở kháng lần đầu tiên được công bố là vào tháng 7 năm 1886 bởi nhà khoa học Oliver Heaviside.

Công thức tính trở kháng:

Công thức tổng quát tính trở kháng:   Z = R+X

Trong đó:  R – là điện trở (Resistance) 

                  X – là điện ứng (Reactance)

Ứng với mỗi loại mạch điện thì tổng trở kháng lại thay đổi khác nhau.

Dòng điện một chiều:

Khi xét trạng thái cân bằng của dòng điện một chiều thì ta sẽ có các thông số:

  1. Tụ điện sẽ có dạng là hai bản cách điện song song, có thể được xem như một đoạn mạch hở và có trở kháng hay điện trở rất lớn.

  2. Cuộn cảm (mô hình cuộn dây) lúc này sẽ có điện trở rất nhỏ gần như không đáng kể và được xem như một dây dẫn điện thông thường.

  3. Điện trở sẽ đạt giá trị bằng đúng thông số, là một số thực.

Dòng điện xoay chiều: 

Khi đặt vào hệ một hiệu điện thế là một hàm biến thiên điều hòa theo thời gian, hoặc là tổng các hàm điều hòa thì:

  1. Tụ điện làm cho dòng điện sớm hơn một pha π/2 so với hiệu điện thế.

  2. Cuộn cảm khi đó lại làm khiến dòng điện trễ pha đi π/2 so với điệu điện thế.

  3. Điện trở không gây ảnh hưởng đến pha của dòng điện.

Khi đó thì khái niệm về trở kháng nêu trên vẫn có ý nghĩa đối với mạch điện chứa tụ điện, điện trở và cuộn cảm trong các trạng thái chuyển tiếp, lúc mới đóng và ngắt mạch điện.

Giải đáp thắc mắc: Trở kháng là gì?

Giải đáp thắc mắc: Trở kháng là gì?


Tham khảo thêm >>

  1. Đặc điểm cấu tạo và ưu điểm vượt trội của bass loa Venura

  2. Hướng dẫn cách kết nối mixer với ampli đơn giản nhất hiện nay

  3. Top 5 sản phẩm Loa cầm tay Mini giá rẻ nhất hiện nay

  4. loa treo tường

  5. loa âm trần

  6. loa cột

  7. loa sân khấu

  8. Loa line array

Trở kháng của loa

Tầm quan trọng của trở kháng của loa

Đối với những người đang có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực loa đài hay các dàn âm thanh nói chung thì những kiến thức về trở kháng là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình lựa chọn, lắp đặt cũng như sử dụng loa. Nó sẽ giúp bạn sử dụng được các chức năng của hệ thống một cách tốt nhất và sở hữu được một hệ thống âm thanh hoàn hảo.

Khi chúng ta thực hiện kết nối với Amply thì lúc đó sẽ cần chú ý tới yếu tố Trở kháng bởi nó là một trong những thông số quan trọng bậc nhất và có tác động rất nhiều đến khả năng hoạt động của loa.

Tại sao có thể nói như vậy, các bạn có thể hiểu một cách đơn giản như sau: khi chúng ta sử dụng những loại loa mà để tổng trở của loa nhỏ hơn trở kháng của Amply thì sẽ bị hiện tượng amply bị rè, thậm chí dẫn đến hỏng hóc, cháy nổ cho dù bạn có tuân theo điều kiện kết nối là công suất Amply lớn hơn công suất bình thường của loa. Ngoài công suất thì bạn nên chú ý tới thông số trở kháng để không xảy ra điều đáng tiếc.

Các loại loa phân theo trở kháng

Trong thị trường hiện nay, loa chủ yếu được sản xuất theo hai loại là loại có trở kháng cao và trở kháng thấp. Trở kháng của loa thường được các nhà sản xuất lựa chọn ở các mức phổ biến là 4 Ω, 6 Ω hoặc 8 Ω. Ngoài ra cũng có hai cách ghép nối loa cơ bản là song song và nối tiếp.

Bởi trọng dàn âm thanh lớn, chuyên nghiệp thì tình trạng ghép nối nhiều loa với nhau là thường xảy ra, vì vậy mà bạn bắt buộc phải đấu nối nhiều loa vào cùng một kênh của Amply. Trong trường hợp như vậy thì cách mắc nối song song được ưa chuộng hơn bởi khi mắc theo mạch song song, trở kháng càng lớn thì loa càng dễ tương thích với amply hơn.

Công thức tính tổng trở

Ta có công thức tính tổng trở như sau:

Mạch nối tiếp:  tổng trở R = R1 + R2 + R3 +….+Rn

Mạch song song:  tổng trở R = 11R1+1R2+1R3+…+1Rn

Bởi vậy nên loa có trở kháng giá trị 8 Ω cho khả năng phối ghép tốt hơn loại 4 Ω.

Kết nối loa có trở kháng cao

Trong nhu cầu hàng ngày ở mức gia đình thì chúng ra gần như không sử dụng đến kiểu kết nối loa này bởi tính ứng dụng không cao. Tuy nhiên, dạng kết nối loa có trở kháng ở khoảng 70 – 100V lại được sử dụng khá nhiều trong các hệ thống loa phát thanh ở thành phố, trường học, siêu thị hay các khu công cộng…

Để có thể chia vùng phát tới những khu vực mong muốn thì việc này đòi hỏi dàn âm thành này phải có loa và amply đặc trưng đó chính là loa có biến áp, loại loa này cho phép điều chỉnh mức công suất loa theo từng mục đích sử dụng. Ưu điểm của loại loa này là cho phép kết nối ở khoảng cách xa mà không bị suy hao tín hiệu và không phải tính trở kháng phức tạp.

Kết nối loa trở kháng thấp:

Đây là dạng kết nối được áp dụng rộng rãi hơn bởi có tính ứng dụng cao. Nó thường được sử dụng cho các dàn âm thanh ở các dịp đám cưới, sự kiện hay trong các hệ thống âm nhạc, hội trường, sân khấu, karaoke,… và mức trở kháng thường thấy là ở mức 8 Ω, ngoài ra còn có thể trị  2 và 16 Ω.

Kết nối loa ở dạng này thường được dùng cho các loa có công suất lớn nhưng lại cần phải kết nối ở khoảng cách gần để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho loa. Khi đó, chúng ta chỉ cần lựa chọn Amply có mức công suất ở mức đủ hoặc dư ra một chút so với công suất loa ở cùng một mức trở kháng là đã có thể kết nối và đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng như hiện nay, một số loại amply cho phép hoạt động ở cả chế độ trở kháng cao và thấp đã được ra đời và sử dụng trên một số nơi trên thế giới, tuy nhiên vẫn chưa phổ biến.

Trở kháng của loa

Trở kháng của loa



Cách dùng trở kháng phù hợp nhất cho dàn âm thanh

Trong bất kì trường hợp nào thì chúng ta cũng cần phải lưu ý một điều rằng không được để tổng trở của loa nhỏ hơn trở kháng của Amply bởi nó sẽ dẫn đến tình trạng quá tải và cháy hỏng máy móc. Lý do có tình trạng như vậy bởi vì khi tổng trở của loa mà nhỏ hơn amply thì sẽ khiến công suất của loa bị tăng lên rất cao, khiến mất cân bằng trong hệ thống. Ta có công thức chứng minh như sau:

P = U2R (W)

Trong đó:  U – là hiệu điện thế không đổi. khi đó P sẽ tỉ lệ nghịch với R, khi R càng nhỏ thì P sẽ càng to.

Theo kinh nghiệm của chúng thôi thì bạn nên lựa chọn Amply có công suất gấp đôi công suất của loa, nếu không ít nhất vẫn nên lớn hơn công suất mặc định của loa. Từ đó sẽ loại bỏ được tình trạng méo mó âm thanh, cháy nổ thiết bị.

Cách dùng trở kháng phù hợp nhất cho dàn âm thanh

Cách dùng trở kháng phù hợp nhất cho dàn âm thanh


Trở kháng là gì? Từ đó đưa thêm vào từ điển của mình những tri thức hữu ích

7 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page