top of page

Tại sao phải dùng mạch bảo vệ loa cho thiết bị âm thanh

Writer's picture: Chuyên Âm ThanhChuyên Âm Thanh

Updated: Nov 21, 2020


Hiện nay, nhu cầu giải trí bằng những sản phẩm thiết bị âm thanh ngày càng được ưa chuộng. Hầu hết các gia đình đoàn thể đều sở hữu dàn loa cho riêng mình. Tuy nhiên có nhiều vấn đề về loa mà khách hàng còn thắc mắc. Tiêu biểu phải kể đến mạch bảo vệ loa Replay. Hôm nay cùng Lạc Việt đi tìm hiểu tại sao lại phải dùng mạch bảo vệ loa Replay nhé.

Tham khảo thêm >>

Tại sao lại phải dùng mạch bảo vệ loa?

Khi ghép nối, các thiết bị trong dàn âm thanh rất dễ bị cháy hay bị chập, mất tiếng,.. Những lúc như vậy bạn cảm thấy vô cùng khó chịu trong quá trình thư giãn của mình.

Vậy nên trang bị cho dàn âm thanh những sản phẩm nào để có thể bảo vệ an toàn. Đồng thời giúp cho các thiết bị âm thanh hoạt động một cách tốt nhất, có hiệu năng làm việc ổn định? Đó chính là sản phẩm mạch bảo vệ loa.

Đây là một bước cực kỳ quan trọng. Bởi nó giúp thiết bị loa của bạn có thể hoạt động nhanh nhạy, chất lượng và bền bỉ nhất,. Không chỉ có được khả năng bảo vệ thiết bị loa, chúng còn có thể bảo vệ toàn bộ các thiết bị khác của bạn. Nhằm đem đến những trải nghiệm âm thanh chất lượng và đặc sắc nhất.

Vậy mạch bảo vệ loa là gì? Tác dụng cũng như nguyên lý hoạt động của sản phẩm này là như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi. Các bạn hãy tìm hiểu thêm thông tin bên dưới này nhé.

Sơ đồ mạch bảo vệ loa siêu đơn giản - Mạch Replay

Sơ đồ mạch bảo vệ loa siêu đơn giản – Mạch Replay


Mach bảo vệ loa Replay

Giới thiệu mạch bảo vệ loa đơn giản Replay

Để bảo vệ loa trong dàn âm thanh ngta thường sử dụng mạch Replay. Trước tiên cần tìm hiểu nguyên nhân trước khi tính đến cách sử dụng mạch Replay để làm mạch bảo vệ loa đơn giản nhất. Thông thường bạn sẽ gặp 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Loa đang phát thì chập mạch

Lỗi này thường là do bị sát cốt hoặc chập tụ phân tần. Bởi vì nhiều loại mạch công suất có mạch hạn dòng. Khi bị chập thì mạch sẽ giới hạn công suất dòng điện cung cấp ra loa. Các loại mạch này sẽ thường tác động và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín hiệu của âm thanh nên trong rất nhiều dòng amply phổ thông người ta thường hay bỏ.

Một số bộ dàn âm thanh như của Panasonic, AIWA, Harman-Kardon thì khi xảy ra tình trạng chập dây loa hệ thống sẽ tự động tắt. Tuy nhiên, phải hệ thống âm thanh mức trung bình/ lớn thì hệ thống mạch này mới được lắp, nó thường được lắp cho các hệ thống loa /amp đồng bộ. Đối với các máy rời, thì người ta rất khó để có thể xác định giá trị của mạch, vì đơn giản là người thiết kế không thể biết người sử dụng phối ghép loa và ampli thế nào.

Trường hợp 2: Dây loa bị chập lúc đầu nối trước lúc bật ampli

Khi này tôi sẽ sử dụng một tiếp điểm thừa của dây loa, lúc trong trạng thái tắt thì dây loa sẽ được nối với mạch đo ôm. Lúc mở máy, mạch trong amply sẽ đo và kiểm soát trở kháng của loa. Nếu trở kháng trong dây loa lớn hơn 2 Ohms thì nó sẽ cho mạch bảo vệ loa hoạt động.

Mạch bảo vệ loa Replay đơn giản nhất giúp sử dụng loa an toàn hơn

Mạch bảo vệ loa Replay đơn giản nhất giúp sử dụng loa an toàn hơn


Cách sử dụng mạch bảo vệ loa đơn giản bằng mạch replay

Trước tiên, các anh em hãy cùng xem mạch bảo vệ mà tôi thường dùng cho các hệ thống âm thanh:

Mạch này sẽ tự động bảo vệ loa một cách vô cùng đơn giản phòng những chiếc amply đang hoạt động bình thường lại xảy ra tình trạng chập mạch. Mạch này rất nhỏ, không cần đến nguồn nuôi, có thể tích hợp luôn trong thùng loa.

Mạch bảo vệ loa này đặc biệt hữu dụng khi sử dụng cho các dòng amply karaoke thông thường có công suất 100W – 500W và loa thông thường từ 50 – 200W, nó không thật sự thích hợp nếu dùng cho các dòng loa hội trường hoặc nếu dùng thì anh em cần phải biết cách( tôi sẽ hướng dẫn đến các bạn trong bài tiếp theo).

Mạch bảo vệ loa Treble

Giới thiệu về mạch bảo vệ loa Treble

Cháy loa treble, loa trung là vấn đề xảy ra thường xuyên khi ampli hát lớn, bị hú… Để bảo vệ loa treble, loa trung không bao giờ bị cháy bởi các nguyên nhân trên, các bạn nên sử dụng hộp bảo vệ loa treble này để bảo vệ loa của mình.

Cấu hình mặc định của hộp bảo vệ loa treble là dùng để bảo vệ các loa treble lớn (hát nhạc sống, hội trường…). Nếu các bạn muốn bảo vệ loa treble nhỏ (karaoke gia đình), loa trung… Các bạn nhớ nói rõ loại loa khi mua để hộp bảo vệ được cấu hình cho thích hợp với loại loa của bạn.

Hướng dẫn sử dụng

  1. Đầu có đuôi đèn đưa ra thì kết nối với ampli, đầu còn lại thì nối vào loa treble.

  2. Không cần gắn tụ ở loa treble.

  3. Điện áp ra loa đã chỉnh khoảng 24 VAC (dùng cho loa treble 750, 790…)

  4. Ampli khi hát cực đại hoặc lúc điện thế tăng cao nhất là vào khoảng 70 đến 80 VAC. Nhờ có hộp bảo vệ này nên điện áp ở hai đầu loa được điều chỉnh vào khoảng 24 VAC.

  5. Lúc sử dụng, đèn sáng, điện trở bị nóng là không sao.

  6. Vỏ hộp không phải là mass do đó, khi hát nếu ta chạm vào vỏ hộp sẽ bị hơi tê.

  7. Khi lắp ráp, ta có thể bỏ vỏ chụp rồi bắt phần còn lại vào thùng loa.

  8. Dây màu đỏ là đầu cộng, dây còn lại là mass.

  9. Nếu thùng loa của các bạn có sử dụng mạch phân tần, các bạn có thể bỏ mạch phân tần này hoặc vẫn giữ lại. Trong trường hợp giữ lại mạch phần tần, nếu các bạn thấy loa nghe hơi nhỏ, các bạn nối tắc 2 đầu của con tụ màu vàng trong hộp bảo vệ lại với nhau.

Tham khảo thêm : Mạch bảo vệ loa Stereo

Có rất nhiều cách để bảo vệ loa stereo. Bên dưới là một sơ đồ bảo vệ loa stereo dễ ráp nhất nhưng cũng là cách hiệu quả nhất.

Nếu có tiếng rơle nhảy khi hát nhỏ vừa thì các bạn xem lại tụ 220 + 220. Các bạn có thể tăng nó lên 330 + 330.

Nguồn cấp có thể lấy +12v cho pre hoặc thêm ổn áp. Nếu các bạn lấy từ +Vcc của công suất thì thêm điện trở với tụ. Các bạn gia giảm điện trở sao cho ngỏ ra xê xích 12v để cho vừa cái rơle.

Mạch bảo vệ loa Stereo tham khảo
Mạch bảo vệ loa Stereo tham khảo 2

Mạch bảo vệ loa Stereo tham khảo


Hi vọng qua bài này, các bạn đã biết cách sử dụng mạch bảo vệ loa đơn giản và hiệu quả. Sử dụng hệ thống mạch replay này giúp loa của bạn hoạt động tốt và tránh được nhiều rủi ro. Chúc quý khách hàng thành công!

20 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page