Piano là bộ môn nhiều người nghĩ tới đầu tiên khi muốn học một bộ môn nhạc cụ nào đó, và quả thật âm thanh mê huyễn của piano là thứ âm thanh khiến con người ta bị mị hoặc, có khao khát chinh phục được nó. Nhưng với cuộc sống bận rộn, rất nhiều bạn trẻ không có thời gian để đến lớp học, hoặc do một số lý do như nhà quá xa trung tâm dạy nhạc, hay rất nhiều lý do khác nhau….
Lúc này việc tự học piano tại nhà dường như là giải pháp tối ưu, bạn chỉ cần tìm kiếm trên internet vài giây kết quả trả về cho từ khóa tự học piano dễ hay khó sẽ ra hàng loạt câu trả lời, học piano ở nhà không khó.
Thực sự học piano tại nhà không khó, chỉ quá khó khăn với lòng kiên trì, nỗ lực tìm tòi sáng tạo mà thôi. Bài viết dưới đây cho bạn 5 gợi ý để hỗ trợ bạn tự học piano thành công.
Chọn phương pháp tự học đúng
Khi bạn được học với một thầy giáo nhiều kinh nghiệm, phương pháp học sẽ là một chuyện nhỏ, vì dựa vào khả năng người học thầy giáo sẽ hướng dẫn bài học và các bài tập thích hợp. Trong một vài trường hợp, người hướng dẫn sẽ bắt buộc bạn quay lại những bài học đã qua nếu thấy bạn có những sai sót chưa hoàn thiện. Nhưng khi tự học, bạn phải tự nhắc nhở bản thân giờ tập luyện, phải tự kiểm tra các sai sót để tự hoàn thiện. Riêng việc này đã cần bạn phải nỗ lực hơn rất nhiều lần so với những người đi học tại lớp.
Hơn nữa học một bộ môn nhạc cụ bạn đừng nghĩ sẽ học quá nhanh, hãy luyện tập thật nhuần nhuyễn những bài dễ trước, việc này nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho việc học những bài khó. Nếu bạn chuyển nhanh qua các bài khó sẽ dễ nản khi gặp những bài mình không có khả năng. Hãy đi từ từ, mà vững chắc. Một giáo trình tự học piano không thể tập nhanh hơn thời gian tối thiểu là 2 năm được.
Cần cẩn thận với các hình minh họa tư thế tay
Thầy dạy Piano thường mất khá nhiều thời gian để chỉnh đúng tư thế tay cho học viên, nhất là những học viên lớn tuổi, vì khi này khớp tay đã cứng, thói quen sử dụng ngón tay đã hình thành cố hữu. Khi tự học bạn phải cẩn thận, tìm hiểu đúng tư thế, đây là kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều thế kỷ từ khi piano xuất hiện. Các tư thế tay này tạo cho tay bạn khéo léo, đáp ứng được các kỹ thuật khó ở những bài khó sau này.
Bạn cần đọc đi đọc lại những phần quan trọng, tập đi tập lại các tư thế tay được nhấn mạnh.
Nhạc lý là phần không thể thiếu
Học bất cứ nhạc cụ nào bạn cũng nhất định cần biết nhạc lý. Việc thị tấu để bạn hiểu được bản nhạc trước khi bắt đầu chơi. Thứ hai để bạn có thêm hứng thú, đọc và hiểu nhanh tác phẩm, và có thể hòa tấu với người khác.
Cần học thuộc bản nhạc
Để chơi được bản nhạc một cách trơn tru, bạn cần học thuộc bản nhạc. Việc học thuộc cho phép bạn kiểm soát các ngón tay cho chúng đứng thẳng trên phím mà không cần phân tâm khi biểu diễn.
Khi nào cần học thuộc bản nhạc
Vì nhớ một bản nhạc giúp người đàn chơi dễ dàng nên nhiều người rơi vào bẫy này bằng cách học thuộc ngay khi mới bắt đầu tập. Chẳng hạn, lần đầu tiên xem bản nhạc, họ bắt đầu học nhịp và nốt của một hoặc hai ô nhịp rồi tập bàn tay trái cho đến khi thạo. Sau đó lại thêm vài ô nhịp kế tiếp. Sự tai hại ở đây gấp đôi. Thứ nhất không nắm được toàn bộ bản nhạc để biết tính liên tục từ đoạn này đến đoạn kia ra sau. Thứ hai, phần nhạc bị bỏ qua nhanh đến nỗi không hình dung được bản nhạc, vì thế các nốt trở nên vô nghĩa và người học cách này không thể trở lại với phần nhạc khi đột nhiên bị ngắt quãng. Lúc đó bản nhạc như hoàn toàn mới.
Vì thế, học chơi bản nhạc từ lúc khởi đầu cho đến lúc chấm dứt, với các ngón tay hoàn toàn chính xác và chơi một cách liên tục dù chậm trước khi thuộc nó.
Luyện tập hàng ngày
Mỗi ngày phải tập luyện, tập luyện và tập luyện. Kỹ năng chơi đàn chỉ có tiến lên hoặc lùi lại chứ không đứng yên một chỗ.
Hiện tại nếu bạn không tiện đến lớp piano có thể đăng ký học online tại Việt Thương Music School. Còn nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ học piano tốt, chất lượng thì có thể đến hệ thống các chi nhánh của Trường nhạc Việt Thương để đăng ký học.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1800 6715.
Comments