top of page
Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Độ Nhạy Của Loa Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Độ Nhạy Của Loa


Bạn có biết độ nhạy của loa là gì? Độ nhạy của loa bao nhiêu thì tốt? Cùng tìm hiểu.



Độ Nhạy Của Loa Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Độ Nhạy Của Loa


Độ Nhạy Của Loa Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Độ Nhạy Của Loa



Độ nhạy của loa là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi có ý định mua sắm loa cho dàn âm thành. Vậy độ nhạy của loa là gì? Bạn hãy cùng Vfun.vn tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé.



Độ nhạy của loa là gì



Độ nhạy của loa là sự phản ánh thông số kỹ thuật của âm thanh mà loa phát ra. Độ nhạy của loa sẽ được đo bằng đơn vị decibel (dB). Nếu hiểu một cách đơn giản thì độ nhạy của loa sẽ được xác định khả năng kêu to đến đâu của loa với cùng một mức điện áp đầu vào, trong một môi trường kiểm định tiêu chuẩn.



Độ nhạy của loa là gì


Hình 1: Độ nhạy của loa là gì



Như vậy, độ nhạy của loa càng cao thì đồng nghĩa với việc âm thanh được phát ra ngoài càng lớn. Cùng với đó cũng có thể khả định để loa phát ra âm thanh to hơn thì bạn cần tăng công suất đầu vào. Và độ nhạy của loa được nhận xét ở các mức sẽ lần lượt đó là:



  1. Độ nhạy tốt: Trung bình sẽ dao động từ 92dB trở lên

  2. Độ nhạy trung bình: Thường dao động từ 88dB

  3. Độ nhạy kém: Mức độ dao động trong khoảng 84 dB



Vai trò của độ nhạy của loa



Khi đã hiểu được độ nhạy của loa là gì thì bạn đã biết được độ nhạy của loa sẽ không phản ánh chất lượng âm thanh mà loa tạo ra, nhưng lại có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm thanh với mức độ lớn bao nhiêu. Cũng có nghĩa là nếu độ nhạy càng lớn, tức là loa cũng có khả năng phát ra âm lượng lớn hơn (Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào ampli đi kèm).



Hầu hết các loa hiện nay thường có độ nhạy âm thanh trong mức từ 80-90 dB và mức trung bình sẽ là 87 dB. Mặc dù khoảng cách giữa 80dB và 90 dB không lớn lắm nhưng thực tế cho thấy loa có độ nhạy 90dB sẽ có âm lượng gấp đôi âm lượng mà loa 80dB đạt được.



Vai trò của độ nhạy của loa


Hình 2: Vai trò của độ nhạy của loa



Cùng với đó còn có một mối liên hệ giữa ampli và loa, cũng là thể hiện được vai trò của độ nhạy của loa. Cụ thể là, khi loa có độ nhạy càng cao thì amli chỉ cần có công suất nhỏ và ngược lại nếu loa có độ nhạy thấp thì cần có ampli có công suất cao hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu nghe nhạc của người dùng.



Nhìn chung, thông số độ nhạy của loa được xác định không dùng để đánh giá chính xác về chất lượng loa được, đặc biệt là ở các sản phẩm loa karaoke. Độ nhạy chỉ có thể xác định rằng loa này có độ từ thông cao, hay màng nhún dễ cộng hưởng với tần số 1KHz. Có nghĩa là nó chỉ nói lên loa có kêu to hay không (ở 1kHz), chứ không thể khẳng định loa có hay hay dở.



Cách nhận biết độ nhạy của loa



Hiện nay, có rất nhiều cách để biết được độ nhạy của loa. Và trong đó đơn giản nhất đã được các nhà sản xuất loa thống nhất với nhau để nắm được thông số này: Đặt loa tại một môi trường tiêu chuẩn. Điều kiện là: ở trong môi trường đó phải có khả năng tiêu âm hoàn toàn. Công việc tiếp theo là đặt Micro ở phía trước và cách loa 1-2m và chú ý nên giữ khoảng cách giữa các loa và Micro bằng nhau.



Cách nhận biết độ nhạy của loa


Hình 3: Cách nhận biết độ nhạy của loa



Cùng với đó, vị trí đặt Micro cũng cần phải được đảm bảo độ chính xác cao. Có thể lấy ví dụ như: Trường hợp loa sử dụng 3 đường tiếng và bạn đặt Micro ở giữa loa Tweeter và loa Mid và với loa 2 đường tiếng thì cần phải đặt giữa loa Tweeter và loa Mid hoặc Woofer. Có đặt như vậy mới có thể xác định được chính xác độ nhạy loa.



Để xác định với tỷ lệ tối đa người ta sẽ đem so sánh độ lớn của Micro thu được với giá trị tham chiếu. Trong đó, cường độ âm thanh được quy định chính là đơn vị của áp suất âm thanh tối thiểu. Và chỉ số này thông thường sẽ là 0.0002 /cm2. Đây chính là áp xuất âm thanh ở 0 dB.



Lý giải tại sao độ nhạy của loa không được tăng cao nhất



Như vậy, bạn đã có thể biết, việc tăng độ nhạy của loa không phải là điều dễ dàng. Mỗi một thiết bị đều được tạo nên từ những yếu tố khác nhau và các yếu tố này đều có liên quan với nhau. Vì vậy, nếu như tăng độ nhạy sẽ làm ảnh hưởng đến các yếu tố khác. Hoặc hiểu một cách đơn giản hơn là loa trong thiết bị loa siêu trầm có thể được làm nhẹ hơn để cải thiện độ nhạy nhưng sẽ làm cho màng loa linh động và khiến âm thanh dễ dàng bị méo dạng, đôi khi khó nghe.



Độ nhạy của loa được xác định là còn quyết định đến khả năng phối ghép với Amply vào cục đẩy. Vì vậy, nếu loa có độ nhạy cao thì chỉ cần phối ghép với Amply có công suất nhỏ và ngược lại là đã ổn.



Lý giải tại sao độ nhạy của loa không được tăng cao nhất


Hình 4: Tại sao độ nhạy của loa không được tăng cao nhất



Trên đây là những giải đáp chi tiết của Vfun.vn về độ nhạy của loa là gì. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn nắm rõ hơn về khái niệm này và và có cho mình  những kiến thức để có thể lựa chọn được dòng loa phù hợp nhất. Để được tư vấn về âm thanh hoặc bạn đang có nhu cầu mua thiết bị âm thanh hãy liên hệ ngay với Vfun.vn để có thể tận hưởng chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ hàng đầu.





» Xem Thêm: Loa Karaoke


5 / 5 ( 1 bình chọn )

2 views0 comments

Recent Posts

See All

Commentaires


bottom of page