top of page
Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Delay Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Delay Trong Âm Thanh

Updated: Nov 26, 2020


Bạn có biết Delay trong âm thanh là gì? Lịch sử ra đời và công dụng của Delay như thế nào? Cùng tìm hiểu.



Delay Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Delay Trong Âm Thanh


Delay Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Delay Trong Âm Thanh



Nếu bạn là người mới biết đến âm nhạc thì Delay sẽ là thuật ngữ khiến bạn cảm thấy hoang mang không hiểu rõ. Bài viết này, sẽ gửi đến bạn những thông tin về Delay là gì một cách chi tiết nhất. Cùng tham khảo nhé.





Delay là gì? Chắc chắn bạn đã bắt gặp Delay trong tiếng anh và nó có nghĩa là sự chậm trễ, sự trì hoãn. Cũng có thể hiểu theo cách đơn giản, Delay được áp dụng cho mọi việc trong cuộc sống ý thể hiện một việc gì đó bị lùi lại thời gian so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên thực tế thì Delay thường được dùng nhiều trong âm thanh hơn.




Delay là gì


Hình 1: Delay là khái niệm được sử dụng nhiều trong âm thanh



Delay trong âm thanh là gì



Delay trong âm thanh được hiểu là thời gian giữa tín hiệu gốc và tín hiệu delay phát lại.



Thông thường, nếu bạn sử dụng một hiệu ứng Delay, thì thời gian delay của tín hiệu gốc sẽ hoàn toàn là giống nhau từ đầu tới cuối. Tuy nhiên, trong thực tế một số trường hợp người ta sẽ dùng nhiều kiểu Delay khác nhau cho một tín hiệu sẽ làm cho Delay trở nên khác biệt và không theo một quy luật nào cả.



Delay thường được tính bằng mili giây, nhưng trong phần mềm, người ta thường quy ước dựa trên tốc độ bài hát, hay còn gọi là tempo (tức là beat per second) và độ dài của nốt nhạc để có thể tính toán.



Khái niệm Delay được sử dụng từ khi nào



Thật ra Delay là khái niệm có từ rất sớm, từ khi xuất hiện đài radio mạng dây điện thoại có thể phát ra một tín hiệu tới một khoảng cách khá xa rồi từ tín hiệu đó sẽ trở lại và để tạo ra độ trễ vài mili giây đối với hiệu gốc, sau đó họ sẽ mix tín hiệu trễ này với tín hiệu gốc để giúp âm thanh của họ nghe được rõ hơn.



Đến đầu những năm 60, khi mà băng từ lên ngôi, các kỹ sư âm thanh đã tiến hành thử nghiệm việc tạo ra Delay dựa trên một hệ thống ghi trễ lên băng từ. Với cách này, họ sẽ viết một đoạn âm thanh ở trên một chiếc băng từ, rồi sau đó sẽ phát chiếc băng đó trong một chiếc máy mà có rất nhiều đầu đọc cách nhau. Nhờ vậy sẽ dẫn việc đọc trễ hơn với nhau ở các đầu, chính sự chênh lệch này sẽ tạo ra Delay.



Khái niệm Delay được sử dụng từ khi nào


Hình 2: Khái niệm Delay được sử dụng từ khi nào



Một phát minh khác cũng được coi là sự kiện đánh dấu sự ra đời của Delay là việc viết một đoạn âm thanh trên đoạn băng sau đó phát những âm thanh này ngược lại vào đầu ghi và ghi đè lên những đoạn viết cũ, tất nhiên đoạn viết mới này cũng sẽ trễ hơn so với âm thanh gốc ban đầu nên điều này sẽ giúp tạo ra nhiều Delay lặp lại hơn.



Công dụng của Delay trong âm thanh



Công dụng của Delay không giống nhau khi cách sử dụng khác nhau cho các hiệu Delay. Dưới đây là một số công dụng phổ biến nhất:



Snapback Delay



Snapback Delay chính là 1 dạng Delay rất ngắn, thường chỉ với 1 lần Delay mà thôi. Snapback Delay thường sẽ được sử dụng trong nhạc blues và guitar đồng quê, nhạc đỏ và nhạc vàng. Hiện nay, cũng rất nhiều giọng ca cũng sử dụng hiệu ứng phong cách snapback, tuy nhiên, một trong những người nổi tiếng nhất hiện nay ưa chuộng là Đàm Vĩnh Hưng.



Công dụng của Delay trong âm thanh


Hình 3: Ca sĩ thường sử dụng Delay



Doubling Delay



Một trong những công dụng hữu ích nhất của Delay là tăng gấp đôi giọng hát của người hát. Vậy nên Delay thường trở thành cứu cánh cho những người có giọng hát không được cao và khỏe nếu như giọng hát của bạn không được hay.



Longer delays



Đúng như tên gọi của nó, Longer Delay là cách có thể kéo dài độ Delay của bài hát hoặc giọng của ca sĩ, giúp ca sĩ hát mượt mà hơn so với bản gốc.



Ping-pong delay



Với công dụng đặc trưng phù hợp với không gian rộng nên Ping-pong Delay thường được sử dụng trong các hệ thống âm thanh của hội trường và nhà xưởng. Cụ thể Delay sẽ được cài đặt 2 kênh trái phải trong một lần lặp lại với Delay time khác nhau cho mỗi kênh nên sẽ tạo cảm giác âm thanh chạy từ phải sang trái hoặc từ trái sang phải.



Ping-pong delay


Hình 4: Ping-pong Delay có đặc trưng phù hợp sử dụng trong dàn âm thanh hội trường



Cách làm việc với Delay



Để có thể làm việc với Delay hiệu quả, bạn đừng bỏ qua những lưu ý sau:



  1. Đừng quên sử dụng thời gian trễ dưới 50 mili giây sẽ tạo ra hiệu ứng âm thanh xung quanh âm thanh. Đây được coi là mẹo cực kỳ hữu dùng khi bạn chỉnh các dòng vang số cao cấp hiện có tại Việt Nam

  2. Nếu bạn muốn sử dụng hiệu ứng Delay một cách sáng tạo hơn, hãy chú ý thử hiệu ứng Dub Delay để có thể tự động hóa thời gian Delay. Điều này được đánh giá là sẽ tự động giới thiệu cho bạn các hiệu ứng chuyển độ cao Delay rất đặc biệt.

  3. Nên cài đặt trước sẽ là một điểm khởi đầu tuyệt vời cho tâm trí sáng tạo của bạn.

  4. Cần phải sử dụng Delay khoảng 12ms và xoay cả tín hiệu khô và ướt cứng trái và cứng phải để có thể tạo ra hiệu ứng âm thanh nổi.

  5. Nếu bản phối của bạn nghe đang có vẻ tối vì sử dụng quá nhiều tiếng reverb thì bạn hãy thử tăng thêm 1 chút Delay time cũng là mẹo hay

  6. Nếu bạn cần phải nhấn mạnh một số phần trong bản ghi âm, bạn hãy nên thử tự động hóa thông số khô / ướt.



311 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page