Giọng gió là gì? Đây là tông giọng được nhiều ca sĩ sử dụng hiện nay trong ca hát. Giọng gió mang sức lôi cuốn từng bài nhạc. tạo cho người nghe sự thích thú.
Bên cạnh các tông giọng trầm ấm, giọng cao vút,… thì giọng gió là tông giọng quan trọng giúp bạn sở hữu được giọng ca hay và thể hiện bài hát theo đúng như mong muốn. Vậy giọng gió là gì? Có thể luyện tập để hát giọng gió trở nên tốt hơn hay không? Chắc chắn có rất nhiều bạn đều thắc mắc về vấn đề này. Hãy cùng Audio tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Giọng gió là gì
Trong phiên âm nước ngoài, giọng gió được phiên âm là Falsetto. Đây là một kỹ thuật khá phổ biến cho những người luyện tập thanh nhạc. Nếu so sánh với giọng hát thật thì giọng gió có sự khác biệt khá lớn, khiến người ta dễ dàng phân biệt được. Những người hát giọng gió thường phát ra âm thanh mỏng, nhẹ và không tạo cảm giác vang xa.
Hình 1: Giọng gió là gì
Việc sở hữu giọng gió giúp cho người hát dễ dàng lên được tông cao khi mà câu hát vẫn mượt mà, bay bổng thậm chí có phần khá nhẹ nhàng. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng thấy được có rất nhiều ca sĩ sử dụng hát giọng gió để lên tông
Ưu nhược điểm khi hát giọng gió
Vậy khi hát bằng giọng gió sẽ có ưu nhược điểm như thế nào? Rất nhiều người thường hiểu nhầm việc sử dụng giọng gió sẽ không tốt cho ca hát. Tuy nhiên, trên thực tế, có những giai điệu bài hát nhất định phải hát bằng giọng gió mới hay và làm nổi bật được cả bài nhạc. Ưu và nhược điểm khi hát bằng giọng gió như sau:
Ưu điểm
Việc sử dụng giọng gió sẽ giúp giọng hát của bạn trở nên nhẹ nhàng và bay bổng hơn rất nhiều. Điều này giúp bạn thu hút sự chú ý của người nghe. Không chỉ vậy, việc sử dụng giọng gió giúp bạn dễ dàng hát lên được các nốt cao. Những giọng hát trầm thường không làm được điều này.
Hầu hết các ca sĩ hiện nay đều có sử dụng cả giọng gió và giọng thường khi hát. Tuy nhiên, đà chuyển giọng sẽ tốt hơn mang đến cho người nghe âm lượng tốt hơn rất nhiều.
Hình 2: Hát bằng giọng gió giúp bài hát có sức lôi cuốn hơn rất nhiều
Nhược điểm khi hát giọng gió
Bên cạnh những ưu điểm mang lại, giọng gió cũng có những nhược điểm nhất định. Đầu tiên, phải kể đến đó là thiếu đi sự cộng hưởng. Nhìn chung, khi hát giọng gió, khó ai có thể theo bè cùng với ca sĩ đó.
Không chỉ vậy, bài hát sử dụng giọng gió cũng mất đi màu sắc đặc trưng, ngân rung tự nhiên và thiếu độ dày,… Hơn nữa, hát giọng gió nếu không biết cách giữ gìn sẽ rất gây hại cho thanh quản của bạn.
Kỹ thuật hát giọng gió cho bạn mới bắt đầu
Với những người mới bắt đầu, kỹ thuật luyện hát giọng gió rất quan trọng. Bạn có thể luyện tập và đặc biệt chú ý đến những vấn đề sau:
Luyện phát âm rõ ràng
Để hát giọng gió, trước hết, bạn phải luyện tập phát âm một cách rõ ràng, chính xác từng con chữ. Audio khuyên bạn tốt nhất nên tập đọc sách thật nhiều, dần dần sẽ quen với việc phát âm một cách chính xác từng chữ.
Khi nói chuyện với người khác, nếu bạn vẫn chưa nói được tròn chữ, rõ ràng thì hãy tiếp tục tập luyện. Trong quá trình nói chuyện, bạn không nên quá vội vàng, hãy cứ chậm rãi nói chuyện.
Hình 3: Luyện tập thường xuyên sẽ giúp chất giọng của bạn được cải thiện
Làm chủ tốc độ nói
Làm chủ tốc độ nói của chính mình sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình luyện tập giọng gió. Không nên nói một cách đều đều từ đầu đến cuối, cũng không nên nói mà không có nhấn nhá gì cả. Hãy tự tạo cho câu nói sự luyến láy, nhịp độ nói phải có lúc nhanh, lúc chậm tùy vào lượng thông tin bạn muốn truyền tải.
Tuyệt đối tránh việc nói quá nhanh hay nói quá chậm. Điều này sẽ tạo sự nhàm chán cho người nghe và khiến cho câu chuyện của bạn thiếu đi sự hấp dẫn.
Kiểm soát âm lượng giọng nói
Hãy tự khống chế âm lượng giọng nói của mình và nói nhả chữ một cách rành rọt. Bạn có thể luyện tập âm lượng giọng bạn ở trước gương, đồng thời luyện thêm cả ngôn ngữ cơ thể. Bên cạnh đó, hãy tập thêm cách nói chuyện thì thầm, tỉ tê để tạo sự lôi cuốn đối với người nghe.
Hình 4: Chủ động kiểm soát âm lượng của mình rất quan trọng
Khi bạn đã làm chủ được âm lượng giọng nói của mình, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh được âm lượng hát cho phù hợp. Theo đó, người nghe mới bị cuốn hút theo điều đó.
Ngoài ra, ngữ điệu khi hát giọng gió cũng rất quan trọng. Một số người lại bỏ qua vấn đề này. Khi luyện tập giọng gió, bạn cần nhớ kết hợp giọng trầm và giọng bổng với nhau. Để đảm bảo mình đã làm chủ được ngữ điệu, bạn hãy ghi âm lại quá trình luyện tập giọng gió. Sau đó, bạn nghe lại và tiến hành kiểm tra ngữ điệu của mình xem có sự thiếu sót gì không để tiếp tục sửa lại cho hoàn thiện hơn.
Như vậy, Audio đã chia sẻ cho bạn biết giọng gió là gì. Đây là một chất giọng không thể thiếu đối với các ca sĩ biểu diễn ca khúc. Giọng gió mang đến cho người nghe những trải nghiệm tuyệt vời hơn về âm thanh.
Comments