top of page
Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Loa bass là gì? Cấu tạo, bộ phận tạo nên loa bass

Updated: Nov 21, 2020


Đối với các dòng loa thì bass loa là một thiết bị vô cùng quan trọng. Những ai yêu âm thanh có lẽ đã không còn quá xa lạ khi nhắc đến bộ phận này, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo của chúng. Vậy Loa là gì? Các bộ phận tạo nên loa bass? Hãy cùng audio đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Các bộ phận cấu tạo nên loa bass

Các bộ phận cấu tạo nên loa bass


Bass loa là gì?

Xem thêm tin tức âm thanh :

Bass loa là thiết bị không thể thiết ở bất cứ dòng loa nào dù là loa karaoke hay loa hội trường, chúng được thiết kế ở phía bên trong loa. Bass loa đảm nhiệm chức năng tái tạo những âm trầm (âm bass), âm có dải tần thấp mang lại chất âm dày dặn, khỏe khoắn đến tai người nghe. Một chiếc bass chất lượng sẽ quyết định đến hiệu quả âm thanh và độ bền bỉ của loa nói riêng và hệ thống dàn âm thanh nói chung.

Loa bass là gì? Cấu tạo, bộ phận tạo nên loa bass

Loa bass là gì? Cấu tạo, bộ phận tạo nên loa bass


Trong âm thanh, tiếng bass là dãy âm tần dễ dàng nhận ra nhất nhưng lại bị đánh giá sai về chất âm nhiều nhất, theo phân loại chuẩn dải tần số bass có 3 dòng phổ biến, gồm:

  1. Bass sâu( Deep Bass): ~ 20Hz – 80Hz

  2. Bass trung( Midbass):  ~ 80Hz – 320Hz

  3. Bass cao( upper Bass): ~ 320Hz – 500Hz

Cấu tạo của bass loa

Ít ai biết rằng, các chất liệu cấu tạo lên bass loa luôn được lựa chọn kỹ càng và chọn lọc nhất có thể bởi chúng ảnh hưởng đến hiệu suất âm thanh. Hãy cùng tìm hiểu về chúng ở ngay phần dưới đây!

hình ảnh loa bass thường gặp

hình ảnh loa bass thường gặp


Khung bass

Chức năng chính của khung bass là kết nối các thành phần lại với nhau đồng thời là giá đỡ bảo vệ các bộ phận bên trong. Tuy nhiên, phần khung này sẽ không ảnh hưởng đến hiệu ứng âm thanh.

Khung của loa bass thường làm bằng kim loại có độ cứng cao

Khung của loa bass thường làm bằng kim loại có độ cứng cao


Khung bass được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, tùy vào chất liệu thiết kế mà giá loa có sự chênh lệch. Chất liệu hay được sử dụng làm khung loa hiện nay là kim loại, tuy nhiên để giảm giá thành của bass loa nhiều hãng chọn làm bằng chất liệu nhựa. Tùy loại loa bas là mà phần đằng sau có thể bịt kín hoặc để hở và có thể thiết kế đa dạng tùy theo nhà sản xuất, phần này là phần ghi điểm của rất nhiều nhà sản xuất.

Viền nhún 

Viền nhún còn có tên gọi khác là vân loa. Viền nhún có vai trò giữ hơi và tạo ra độ mềm dẻo cho màng loa. Đối với những chiếc loa bass chuyên nghiệp, chúng ta có thể đánh giá chất âm của chúng khi kiểm tra viền nhún.

Thông thường viền nhún được làm từ chất liệu giấy, mút mềm hoặc cao su. Màng bass mềm và có độ dẻo sẽ cho ra chất âm ổn định, mượt hơn. Ở các dòng loa sub viền nhún được thiết kế dày dặn hơn so với các dòng loa khác.

Coil loa

Coil hay còn được gọi là côn loa, bộ phận này được đặt trong một từ trường cực mạnh của nam châm. Côn loa thực chất là một ống hình trụ và có các vòng dây quấn xung quanh. Chất liệu thường thấy nhất của dây quấn thường sẽ là đồng, hoặc có thể là nhôm phủ lớp đồng bên ngoài. Một số loại loa rời cao cấp sẽ có dây quấn làm bằng bạc. Màng loa chịu tác động của côn loa tạo thành những sóng âm truyền đến tai người nghe.

Coil loa hay tên tường gọi là côn loa

Coil loa hay tên tường gọi là côn loa


Khi có dòng điện xuất hiện, cuộn dây sẽ sinh ra suất điện động cảm ứng gây ra hiện tượng đẩy- hút rồi tiếp tục tương tác với cục nam châm. Chính lực đẩy- hút này đã tạo ra dao động ở màng loa.

Nam châm 

Nam châm có dạng hình tròn, được đặt cố định ngay phía sau cùng đầu nhọn của loa. Nam châm sẽ kết hợp cùng với các bộ phận khác tạo ra những xung động âm thanh từ các dòng điện từ di chuyển liên tục. Nam châm tương tác với côn loa tạo ra lực hút và lực đẩy.

Nam châm tạo ra từ trường làm dao động màng loa

Nam châm tạo ra từ trường làm dao động màng loa


Dòng nam châm được dùng phổ biến nhất hiện nay là Neodymium. Neodymium được xem là dòng nam châm vĩnh cửu. Ưu điểm lớn nhất cho dòng nam chân vĩnh cửa này đó là cho từ tính mạnh và trọng lượng nhẹ do đó rất thuận tiện cho việc di chuyển.  Những chiếc loa làm từ nam châm Neodymium còn có tên gọi là loa từ Neo. Neodymium có một đặc tính là độ nhạy cao mang lại những phút giây trải nghiệm tuyệt vời với dàn âm thanh.

Màng nhện

Màng nhện hay còn gọi là nhện loa, như một cái lò xo trong củ loa rời. Khi nhận được tín hiệu, màng nhện di chuyển nhanh và ngay sau đó quay về vị trí cân bằng để thực hiện những tín hiệu tiếp theo. Ví dụ như khi loa rung lên, màng nhện sẽ giữ cố định loa. Hoạt động của màng nhện quyết định đến chất lượng âm thanh cũng như độ bền củ loa bass rời.

Màng nhện làm màng loa trở lại vị trí cân bằng

Màng nhện làm màng loa trở lại vị trí cân bằng


Màng loa

Đây là phần quan trọng nhất trong cấu tạo của bass loa, đây cũng là thành phần dao động chính trong quá trình tạo ra âm thanh. Âm thanh sẽ được tạo ra bởi các loa con khi rung màng loa. Nó sẽ quyết định loa của bạn phát ra âm thanh hay hoặc dở tùy theo chất lượng màng loa. Chất liệu làm màng loa ảnh hưởng trực tiếp đến âm thanh bởi tại đây sẽ chịu lực đập trực tiếp của sóng âm, các chất liệu được sử dụng nhiều nhất là: giấy, nhựa, kim loại aminaum, titan, thậm chí cả gỗ và cao su. Một điều đặc biệt ở đây là các chất liệu, vật liệu làm màng loa khác nhau sẽ đem lại âm thanh khác nhau.

Màng loa dao động tạo ra âm thanh

Màng loa dao động tạo ra âm thanh


Màng loa bass lớn hơn đồng nghĩa áp lực, ma sát từ màng loa vào không khí sẽ lớn hơn. Nếu màng loa bass lớn mà coil loa nhỏ thì bass đánh sẽ rất yếu. Và ngược lại nếu màng loa bass nhỏ nhưng coil loa quá lớn sẽ dẫn đến chất âm tổng thể của loa bị ì. Màng loa phải gánh chịu áp lực lớn nên ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền của loa.

Cấu tạo của bass loa ảnh hưởng thế nào đến chất lượng âm thanh?

Khi dòng điện được dẫn vào loa, cuộn dây đồng sẽ tạo ra từ trường và hút đẩy nam châm. Do nam châm đã được cố định nên cuộn đồng sẽ được di chuyển làm rung màng loa và tạo ra sóng âm truyền đến tai người nghe. Dòng điện sẽ đổi chiều liên tục với tần số thay đổi sẽ tạo ra âm trầm, âm bổng khác nhau. Chính vì nguyên hoạt động này mà chúng có thể lựa chọn cách bố trí loa trong dàn âm thanh hay dần âm thanh karaoke theo cách phù hợp nhất.



Âm thanh được hình thành dựa trên sự chuyển động nên kích thước của màng cũng bị ảnh hưởng bởi tần số âm thanh. Đối với màng loa có kích thước lớn có thể làm chuyển động nhiều không khí nhưng lại không thể chuyển động nhanh được, vì thế những nó này thường được dùng để tái tạo âm trầm. Còn với những dòng loa nhỏ, tuy màng loa chuyển động ít không khí hơn nhưng nó có thể làm chuyển động rất nhanh nên thường sử dụng để tái tạo âm bổng.

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa cường độ của tiếng bass và độ sâu của chúng. Thực tế, khi chúng ta nghe và cảm nhận âm thanh từ những dàn nhạc có âm lượng lớn không những không tốt và còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của thiết bị. Một chiếc loa sub bass được đánh giá là hay khi chúng có khả năng tái tạo âm thanh ở những tần số thấp ngay khi ở mức âm lượng nhỏ.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích về loa bass là gì cũng như cấu tạo của bass loa. Nếu có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng!

18 views0 comments

Comments


bottom of page