top of page

Nhạc Kịch Là Gì? Nhạc Kịch Giống Và Khác Opera Như Thế Nào

Writer's picture: Chuyên Âm ThanhChuyên Âm Thanh

Updated: Nov 27, 2020




Nhạc kịch là gì? Thể loại âm nhạc này xuất hiện từ thế kỷ 17 tại Châu Âu. Cho đến nay, loại hình này đã phổ biến trên toàn thế giới, được nhiều người yêu thích.



nhạc kịch là gì


Chắc hẳn các bạn đã từng nghe nhắc đến nhạc kịch rất nhiều lần. Tuy nhiên, đối với lớp trẻ chúng ta, nhạc kịch không quá phổ biến và được quảng bá rộng rãi. Hơn nữa, hình thức âm nhạc này không tạo được sự cuốn hút đối với mỗi chúng ta. Vì vậy, nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về nhạc kịch, khái niệm nhạc kịch là gì hãy đọc ngay bài viết dưới đây. Audio chia sẻ cho bạn tất cả những thông tin hữu ích về loại hình âm nhạc này nhé!



Nhạc kịch là gì?



Nhạc kịch là gì? Đây là loại hình sân khấu, nhằm biểu đạt một câu chuyện thành âm nhạc, lời thoại, sự diễn xuất của các diễn viên, có kết hợp thêm các động tác nhảy múa. Theo đó, câu chuyện được truyền tải sẽ dễ được mọi người ghi nhớ một cách dễ dàng hơn.



Cùng với đó, kết hợp với bối cảnh sân khấu, ngôn ngữ hình thể thành một khối thống nhất, đầy cảm xúc của người xem lên đến cao trào. Trên thực tế, nhạc kịch không hấp dẫn giới trẻ như các loại hình âm nhạc hiện đại. Ngược lại, nó lại cực kỳ hấp dẫn với người trung tuổi, người già vì tính truyền cảm cao.



Nhạc kịch là gì?


Hình 1: Nhạc kịch là gì



Nếu bạn đang muốn thử một cảm giác mới thay vì ngồi trong rạp chiếu phim xem một bộ phim nào đó hãy thử thưởng thức một vở nhạc kịch. Tất cả đều chân thật, từ diễn xuất của diễn viên cho đến âm nhạc. Chắc chắn mang đến cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời khó thể nào quên.



Hầu hết các vở nhạc kịch, phần âm nhạc đều xuất sắc và quan trọng hơn so với ngôn ngữ hình thể. Rất nhiều tác phẩm nhạc kịch đã lấy được nước mắt của hàng triệu người xem, kích thích mạch cảm xúc.



Sự ra đời của nhạc kịch



Nhạc kịch có bắt nguồn từ Châu Âu, với tên gọi Opera Buffa. Nghệ thuật nhạc kịch ra đời lần đầu tiên ở Ý, đầu thế kỷ 17. Các trí thức phục hưng Ý thời bấy giờ chính là những người đã sáng tạo ra nhạc kịch. Cho đến bây giờ, chúng ta cần đặc biệt biết ơn V.Galilei, O.Rinutrini, J.Peri. Đây là những nhà soạn kịch nổi tiếng đời đầu và hoàn chỉnh tất cả mọi thứ có liên quan đến loại hình nghệ thuộc này dưới cái tên Opera Seria.



Sự ra đời của nhạc kịch


Hình 2: Nhạc kịch ra đời TK XVII, được gọi là nhạc kịch Phục Hưng



Opera Seria mang theo tinh thần “Nghệ thuật mới thời kỳ Phục Hưng” đã làm tròn sứ mệnh của nó, mang đến cho người xem những vở nhạc kịch ấn tượng. Đa phần nhạc kịch thời kỳ này sẽ được tái tạo nghệ thuật từ những giá trị có sẵn của văn minh Hy Lạp cổ. Từ những áng thi ca bất hủ, truyền thuyết, thần thoại cho đến những câu chuyện lịch sử nổi tiếng.



Người xem sẽ có cảm giác sống lại trong nhưng thời kỳ hào hùng đó. Tuy nhiên, cho đến nửa đầu thế kỷ 18, nhạc kịch Phục Hưng bắt đầu bước vào thoái trào. Các sản phẩm dường như không bắt kịp với xu hướng của thời đại. Hơn nữa, với sự thay đổi chế độ xã hội, nhạc kịch Phục Hưng đã phải nhường bước cho nhạc kịch hiện thực phát triển.



Các vở nhạc kịch không còn mang nặng tính lịch sử, thần thoại mà thay vào đó là những câu chuyện đời thường. Tuy nhiên, những nhân vật lịch sử vẫn được lồng ghép trong đó, tạo nên sức hấp dẫn. Sự ra đời của nhạc kịch hiện thực như một cuộc cách mạng trong nghệ thuật âm nhật, gắn liền với yếu tố dân tộc, dân chủ.



Nhạc kịch hiện thực là bước tiến mới sau nhạc kịch phục hưng


Hình 3: Nhạc kịch hiện thực là bước tiến mới sau nhạc kịch phục hưng



Nhạc kịch giống và khác opera như thế nào



Vậy nhạc kịch giống và khác opera như thế nào? Trên thực tế, cả hai loại hình âm nhạc này đều là những câu chuyện được kể lại bằng âm nhạc, bài hát. Hình thức trông thì khá giống nhau nhưng lại có sự khác biệt cơ bản như sau:



Địa điểm trình diễn



Các vở nhạc kịch thường được trình diễn tại nhạc hát hoặc có thể quay phim, phát sóng trực tiếp chương trình truyền hình. Ngược lại, các vở opera được trình diễn trong nhà hát opera. Đa phần sẽ biểu diễn trực tiếp, hiếm khi diễn gián tiếp. Khi thực hiện các vở opera cần phải có sự kết hợp với dàn nhạc sống.



Địa điểm trình diễn


Hình 4: Nhạc kịch hấp dẫn hơn Opera



Nhạc kịch hướng đến sự đối thoại, opera trọng tâm là hát



Với các vở nhạc kịch, vấn đề trọng tâm được hướng đến chính là sự đối thoại. Người đầu tiên biểu diễn là diễn viên, sau đó sẽ có sự phối hợp của ca sĩ, vũ công. Ngược lại, các vở opera trọng tâm chính là hát. Người biển diễn sẽ là những ca sĩ cổ điển.



Đương nhiên, cũng có sự ngoại lệ khi nhạc kịch trọng tâm hát và opera là những cuộc đối thoại. Tuy nhiên, ngoại lệ này thường không có nhiều.



Bên cạnh đó, nhạc kịch sẽ được hát bằng các ngôn ngữ khiến khán giả dễ hiểu, dễ nhớ. Cho dù câu chuyện được viết bằng 1 ngôn ngữ khác thì khi hát lại nhạc kịch sẽ sử dụng thứ tiếng quen thuộc. Còn về các bản opera sẽ được hát bằng ngôn ngữ đúng như câu chuyện gốc.



Như vậy, Audio đã chia sẻ cho bạn nhạc kịch là gì, sự ra đời của nhạc kịch và điểm khác so với opera. Đây là một loại hình âm nhạc rất phổ biến tại Châu Âu, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Nhạc kịch phản ánh chân thực đời sống, gửi gắm những triết lý nhân văn đến với tất cả người xem.


510 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page