top of page

Nhạc Thính Phòng Là Gì? Loại Hình Nhạc Thính Phòng Phổ Biến Tại Việt Nam

Writer's picture: Chuyên Âm ThanhChuyên Âm Thanh

Updated: Nov 27, 2020


Nhạc thính phòng là gì? Đây là loại hình âm nhạc phổ biến hiện nay. Nhạc thính phòng thường được tổ chức trong không gian nhỏ, mang đầy sự hấp dẫn người nghe.



Nhạc Thính Phòng Là Gì? Loại Hình Nhạc Thính Phòng Phổ Biến Tại Việt Nam


Nhạc thính phòng là gì? Ngay ở chính cái tên cũng đã khiến cho chúng ta hiểu rẳng loại hình âm nhạc này được tổ chức trong không gian nhỏ, chỉ phục vụ cho lượng người nghe nhất định. Nhạc thính phòng trải qua khá nhiều giai đoạn phát triển và cho đến ngày nay đã trở thành một loại hình khá phổ biến. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nhạc thính phòng có thể đọc ngay bài viết dưới đây. Audio chia sẻ cho bạn tất tần tật thông tin về loại hình âm nhạc này.



Nhạc thính phòng là gì?



Đầu tiên, các bạn cần phải hiểu “nhạc thính phòng” có ý nghĩa như thế nào. Nhạc thính phòng được biểu diễn trong một phạm vi không gian nhỏ, thường là phòng hòa nhạc. Điều này giúp bạn dễ dàng phân biệt nhạc thính phòng với nhạc giao hưởng, nhạc sân khấu.



Âm nhạc thính hòng có nguồn gốc ngôn ngữ từ Latinh. Thuật ngữ này bắt nguồn từ thời Trung Cổ, nhưng đến thời kỳ Phục Hưng mới dần dần trở nên phổ biến. Ban đầu loại hình này chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình. Sau đó mới tiếp tục hình thành các thành phần nhạc công khác. Từ việc độc tấu cho đến vài ba nhạc công để giúp cho việc biểu diễn tăng tính hấp dẫn cao hơn.



Nhạc thính phòng là gì


Hình 1: Nhạc thính phòng là gì



Đặc điểm của âm nhạc thính phòng chính là sự cân bằng giữa các giọng nhạc chứ không phân biệt bè chính và bè đệm. Từng giai điệu, ngữ điệu đều biểu hiện sự tinh tế và có tính chất cô đọng. Ưu thế của loại hình âm nhạc này là khả năng biểu hiện cảm xúc trữ tình giúp tác động sâu nhất đến tâm hồn con người.



Quá trình phát triển của nhạc thính phòng



Giữa thế kỉ 16, nhạc thính phòng được hình thành rõ ràng để phân biệt với nhạc nhà thờ. Tác phẩm đầu tiên của loại hình âm nhạc này được ra mắt năm 1555 với tên gọi là “L’antica musica ridotta alla moderna” của Nicolo Vitrentino.



Cuối thế kỉ 17 – đầu thế kỷ 18 là thời kỳ âm nhạc thính phòng phát triển một cách mạnh mẽ, có sự kết hợp với các nhạc cụ, hay còn gọi là khí nhạc. Giữa thế kỷ 18, sự phân biệt này ngày càng được thể hiện rõ nét sự sống động và tự do trong các ý tưởng âm nhạc. Thể loại cao nhất của nhạc thính phòng chính là tổ khúc sonate.



Quá trình phát triển của nhạc thính phòng


Hình 2: Nhạc thính phòng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển bắt đầu từ thế kỷ 16



Những tên tuổi thiên tài trong nhạc thính phòng như Mozart, Beethoven,… Đây là người hình thành lên âm nhạc thính phòng cổ điển, rồi độc tấu, song tấu, tam tấu,… Thể loại âm nhạc này hội tụ đủ các yếu tố cảm xúc, cùng nhiều hình tượng nghệ thuật phong phú. Sau những cái tên như Mozart, Beethoven thì còn một loạt tên các nhạc sĩ khác bao gồm Brahms, Dvorak, Smetana, Grieg, Franck, Borodin, Rachmaninov,….



Cho đến hiện nay, âm nhạc thính phòng đã ngày càng trở nên phổ biến. Sự hình thành của 2 khái niệm mới đó là dàn nhạc thính phòng và giao hưởng thính phòng. Tùy từng trường hợp khác nhau, người nghe sẽ lựa chọn 1 trong 2 loại hình.



Loại hình nhạc thính phòng phổ biến tại Việt Nam



Nhạc thính phòng phổ biến tại Việt Nam được chia thành 3 loại bao gồm:



Ca trù Bắc Bộ



Đây là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng thịnh hành tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, được biết đến với nhiều tên gọi như hát cô đầu, hát nhà trò. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng ca trong cung đình và được rất nhiều người yêu thích.



Ca trù Bắc Bộ


Hình 3: Ca trù Bắc Bộ là một loại hình nhạc thính phòng phổ biến tại nước ta



Cho đến năm 2009, ca trù được ghi vào danh sách di sản phi vật thể được UNESCO công nhận, chỉ xếp ngay sau “ả đào pansori” Hàn Quốc. Ca trù được biểu diễn từ nhiều thể loại văn chương như phú, truyện, ngâm, tuy nhiên phổ biến nhất là hát nói và hát kể.



Ca Huế Trung Bộ



Ca Huế Trung Bộ được bắt nguồn từ xứ Huế, được biểu diễn ở nhiều phương diện khác nhau, là sự kết hợp giữ dân gian bình dị và cung đình nhã nhạc. Bài bản ca Huế thường có cấu trúc chặt chẽ và nghiêm ngặt, sua thời gian phát triển lâu dài, ca Huế Trung Bộ đã hoàn chỉnh và chuyên nghiệp hơn.



Nguồn gốc hình thành của ca Huế đó là từ dòng nhạc dân gian và dòng nhạc cung đình. Bản chất của loại hình này biểu rõ nét hai dòng lớn điệu Nam và điệu Bắc. Thú nghe ca Huế tao nhã, yên bình và đầy sức quyến rũ.



Ca Huế Trung Bộ


Hình 4: Ca Huế Trung Bộ cũng được rất nhiều người yêu thích



Đờn ca tài tử Nam Bộ



Dòng nhạc này có ảnh hưởng lớn với 21 tỉnh thành phía Nam, được hình thành và phát triển cuối thế kỷ 19. Đờn ca tài tử có bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế. Loại hình nghệ thuật này mang đậm chất hương vị dân gian của vùng Nam Bộ.



Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, diễn tấu thường sử dụng đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu. Về sau còn có nhiều sự cách tân khác bằng đàn guitar.



Như vậy, các bạn đã biết thông tin hữu ích về nhạc thính phòng. Đây là loại hình âm nhạc được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Tại Việt Nam, nhạc thính phòng được chia thành nhiều loại phổ biến mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời và đầy hấp dẫn.


220 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page