top of page
Writer's pictureChuyên Âm Thanh

Tone là gì? Cách xác định tone nhạc của bài hát và của từng người

Updated: Nov 25, 2020


Tone là 1 khái niệm quan trọng trong âm nhạc. Bạn vẫn thường nghe nói đến các từ như “tone cao” ,”tone thấp”, “hạ tone”,.. Nhưng bạn vẫn chưa hiểu rõ Tone là gì? Các xác định Tone như thế nào? Vì thế hôm nay, Lạc Việt Audio sẽ chia sẻ các bạn chính xác Tone nhạc là gì? Đồng thời hướng dẫn các bạn cách xác định tone của bài hát cũng như của 1 người đơn giản nhất.


Tham khảo thêm >>


Định nghĩa Tone là gì?




Tone là một từ được lấy từ tiếng anh. Nó được dịch sang tiếng việt trong lĩnh vực âm nhạc gọi là giọng. Hay hiểu đơn giản là tone là giọng của bạn nhạc. Giọng của bản nhạc được là độ cao của một giai điệu cụ thể nào đó.


Tone la gi - Tone nhạc là gì - Cách xác định tone nhạc cho bài hát

Tone la gi? Tone nhạc là gì? Cách xác định tone nhạc cho bài hát

Quy ước

Người ta quy ước có 30 thể giọng khác nhau. Chúng được xếp theo từng cặp giọng trưởng và giọng thứ song song. Bao gồm:

  1. Đô Trưởng (C) và La thứ (Am)

  2. Sol Trưởng (G) và Mi thứ (Em)

  3. Rê Trưởng (D) và Si thứ (Bm)

  4. La Trưởng (A) và Fa (thăng) thứ (F#m)

  5. Mi Trưởng (E) và Đô (thăng) thứ (C#m)

  6. Si Trưởng (B) và Sol (thăng) thứ (G#m)

  7. Fa (thăng) trưởng (F#) và Rê (thăng) thứ (D#m)

  8. Đô (thăng) Trưởng (C#) và La (thăng) thứ (A#m)

  9. Fa Trưởng (F) và Rê thứ (Dm)

  10. Si (giáng) Trưởng (Bb) và Sol thứ (Gm)

  11. Mi (giáng) Trưởng (Eb) và Đô thứ (Cm)

  12. La (giáng) Trưởng (Ab) và Fa thứ (Fm)

  13. Rê (giáng) Trưởng (Db) và Si (giáng) thứ (Bbm)

  14. Sol (giáng) Trưởng (Gb) và Mi (giáng) thứ (Ebm)

  15. Đô (giáng) Trưởng (Cb) và La (giáng) thứ (Abm)

Trong đó:

Thứ tự các dấu hóa xuất hiện trên khuông nhạc lần lượt là:

  1. Thăng (#): Fa – Đô – Sol – Rê – La – Mi – Si

  2. Giáng (b): Si – Mi – La – Rê – Sol – Đô – Fa

Lạc Tone là gì?

Lạc tone là một vấn đề mà rất nhiều ca sĩ hay những người yêu ca hát nói chung rất hay gặp phải. Chúng khiến cho người hát trở nên thiếu tự tin, mặc cảm khi hát trước đám đông và trở thành một nỗi lo sợ. Vậy lạc tone là gì? từ đâu mà xảy ra hiện tượng này hay làm thế nào để giải quyết hiện tượng lạc tone. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa Lạc tone là gì?

Để hiểu rõ được khái niệm lạc tone là gì, trước hết chúng ta cần bắt đầu với nguồn gốc của hiện tượng này là tone. Tone tức là giọng, là giọng của bản nhạc mà được quy ước theo độ cao của một điệu thức cụ thể nào đó. Thông thường, người ta tìm ra được 30 loại tone khác nhau đi theo cặp gồm một giọng trưởng và một giọng thứ.

Vậy lạc tone hay lệch tone cũng tương đương với việc bạn không thể đạt đến cao độ của bài hát. Hoặc chệch khỏi cao độ chung hoặc hát không đúng loại tone và cặp giọng của một bài hát nào đó. Chúng khiến cho các nốt nhạc không được trình bày chính xác. Vì thế mà âm điệu cũng trở nên thiếu tinh tế, tiếng hát không còn đẹp nữa.


Lạc Tone là gì - Nguyên nhân và cách khắc phục Lạc Tone

Lạc Tone là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục Lạc Tone

Nguyên nhân và cách khắc phục lạc tone

Vậy xuất phát từ đâu mà tình trạng này lại có thể xảy ra khi trình bày một ca khúc. Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan có thể dẫn đến tình trạng lạc tone ở cả những ca sĩ chuyên nghiệp cho đến những người hát nhạc không chuyên.

Nguyên nhân dẫn tới lạc tone

Đầu tiên, có thể kể đến việc bạn lựa chọn bài hát không phù hợp với âm vực của mình, chúng rộng hơn hoặc cao hơn, thấp hơn so với khả năng lên tone của bạn, khiến bạn không thể hát đến những đoạn nhạc có tone độ khác biệt.

Trong một vài trường hợp, cũng có thể giọng của bạn khỏe nhưng âm sắc lại không đẹp do yếu kém về mặt kĩ thuật dẫn đến việc bạn xử lí các nốt thấp hay nốt cao đều bị phô và không nhuần nhuyễn. Thêm vào đó cũng có nhiều người có âm vực không được rộng, giọng mỏng và dễ bị lạc tone khi hát những bài khó đồng thời họ chưa biết sử dụng giọng từ cổ, mũi,…một cách chính xác và tốt nhất.


Cách khắc phục lỗi lạc tone

Để chữa những lỗi lạc tone giúp bạn tự tin hơn trong quá trình thể hiện các ca khúc ưa thích của mình, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây. Trước hết, bạn nên xác định được âm vựa và khả năng thanh nhạc của mình. Bạn nên chọn những bài có âm vực tương đương để bạn có thể xuống được nốt trầm và lên được nốt cao một cách tự nhiên nhất, và tất nhiên bạn cần thử hát trước để nhận biết được điều này.


Bạn cần thoải mái tự tin tránh hồi hộp mới có thể hát đúng tone bài hát

Bạn cần thoải mái tự tin tránh hồi hộp mới có thể hát đúng tone bài hát

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý một số phương pháp chuẩn bị trước khi há. Nhằm để bắt đầu bản nhạc tốt hơn và được đúng tone. Bạn cần có được khả năng cảm thụ âm nhạc tốt để biết rằng khi bắt đầu bạn nên hát với tone nào.

Bạn cũng không nên uống những thức uống có cồn hoặc gas. Bởi vì chúng sẽ ảnh hưởng đến chất giọng của bạn, dễ gây tình trạng lạc tone. Thay vào đó là uống nước lọc để âm thanh phát ra được trong trẻo. Khi hát, bạn cũng nên ở trong trạng thái thoải mái nhất, tự tin và tránh gồng mình. Nhằm để không bị phân tâm hay khó chịu dẫn đến âm thanh phát ra không đúng tone.


Cách xác định Tone của bản nhạc


Xác định “tone” hay “giọng” của một bản nhạc là ta đi chọn ra những nốt nhạc chính trong toàn bộ bài hát cùng thuộc giai điệu để việc đệm hát dễ dàng hơn và hay hơn.

Vậy làm thế nào để xác định được tone/giọng của một bài hát! Rất đơn giản, ta làm như sau:

Bước 1

Nhìn vào số dấu hóa của bài hát để xác định cặp giọng song song có thể là “tone” của bài hát.

Ví dụ:

Bản nhạc không có dấu hóa nào thì giọng của nó có thể là Đô Trường (C) hoặc La thứ (Am). Còn bản nhạc có 4 dấu giáng (b) thì giọng của nó có thể là La (giáng) Trưởng (Ab) hoặc Fa thứ (Fm).


Dấu hóa trong một bản nhạc

Dấu hóa trong một bản nhạc

Bước 2

Tiếp theo, để xác định giọng của bài hát chuẩn nhất, chúng ta sẽ cần chú ý tới một vài yếu tố sau:

  1. Các dấu hóa bất thường xuất hiện trong bài hát.

  2. Ô nhịp mở đầu (không tính nhịp lấy đà) và ô nhịp kết thúc của bản nhạc. Thông thường, các ô nhịp này chính là âm chủ của giọng trong bài hát.

  3. Nếu bài hát đã có sẵn các hợp âm để đệm hát thì sẽ dễ xác định giọng hơn, vì trong hầu hết các trường hợp, tác phẩm đều được kết thúc bằng hợp âm chủ.

Lưu ý:

Để xác định được hai giọng Trường và thứ song song từ số dấu hóa có trên khuông nhạc một cách dễ dàng hơn bằng cách ghi nhớ 2 quy luật sau đây:

Bước 3

Nếu sau khóa nhạc có các dấu thăng, ta lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên một bậc sẽ có giọng Trưởng, từ đó suy ra được giọng thứ song song.

Ví dụ:

Bản nhạc có 3 dấu thăng, vậy dấu thăng thứ ba là Sol, cộng thêm một bậc thành La, vậy bản nhạc có giọng Trưởng là La Trưởng (A). Suy ra giọng thứ song song là Fa (thăng) thứ (F#m).

Trường hợp sau khóa nhạc có các dấu giáng, ta xác định giọng của bản nhạc, bạn chỉ cần lấy tên của dấu giáng đứng thứ hai từ cuối lên để làm giọng trưởng chính của bài và từ đó suy ra giọng thứ song song.

Ví dụ:

Bản nhạc có 6 dấu giáng thì dấu giáng thứ 2 từ cuối lên là Sol, ta xác định giọng Trưởng của bài là Sol (giáng) Trưởng, suy ra giọng thứ song song là Mi (giáng) thứ (Ebm)

Cách xác định tone giọng của mỗi người

Chúng ta đều biết rằng giọng hát của mỗi người không giống nhau, có những người hát được những bài hát rất cao, trong giới nghệ sĩ có thể kể đến một số ca sĩ gây ấn tượng với khán giả bởi chất giọng cao vút như: Bùi Anh Tuấn, Trung Quân, Tùng Dương, Văn Mai Hương,… Bên cạnh đó, có những người lại xuống được các nốt rất trầm, cho âm thanh mượt mà, ấm áp như: Quang Lê, Lệ Quyên, Đan Nguyên, vì vậy họ thường chọn những ca khúc nhạc trữ tình nhẹ nhàng, dễ nghe, rất dễ đi sâu vào lòng người.

Mỗi ca sĩ sẽ theo đuổi những dòng nhạc khác nhau, tùy thuộc vào âm vực và chất giọng tự nhiên của mình. Chúng ta dù không phải là nghệ sĩ nổi tiếng nhưng tùy vào từng tone giọng khác nhau cũng sẽ chọn được những ca khúc phù hợp để thể hiện một cách trọn vẹn và hoàn hảo nhất. Vì thế để có một màn trình diễn thật chất lượng và gây tượng ấn tượng với người nghe, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định đúng tone giọng của mình và chọn ra những bài hát phù hợp nhất.


Cách xác định tone giọng của mỗi người

Cách xác định tone giọng của mỗi người

Vậy xác định tone giọng như thế nào?

Tương tự như cách xác định tone giọng của một bài hát, phương pháp xác định tone giọng của một người cũng khá đơn giản.

  1. Đầu tiên bạn cần có một nhạc cụ với các âm có cao độ chuẩn như piano, organ, guitar…

  2. Sau đó bắt đầu hát từ những nốt có cao độ trung bình. Tăng dần lên cho đến nốt cao nhất mà bạn có thể hát được mà vẫn tròn, đẹp, đó chính là âm vực trên của bạn.

  3. Để xác định âm vực dưới, bạn làm tương tự nhưng theo chiều ngược lại. Hát thấp dần đến nốt trầm nhất mà bạn vẫn có thể nghe rõ được âm thanh, tiếng vẫn tròn và chắc thì đó là âm trầm nhất mà bạn có thể hát được. Bằng cách thực hiện như trên, bạn đã xác định được âm vực của mình nằm giữa nốt cao nhất và nốt thấp nhất vừa tìm được.

  4. Từ đó, bạn có thể tìm những bài hát sử dụng các nốt nhạc nằm trong khoảng âm vực để luôn có thể hát đẹp từng câu chữ trong bài.

Cách điều chỉnh tone bài hát

Nhiều người có âm vực hẹp lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn bài hát cho riêng mình. Hoặc có nhiều bài hát mà chúng ta muốn thể hiện nhưng có quá nhiều nốt nhạc cao hoặc hơn, nằm ngoài âm vực giọng của mình, vậy phải làm thế nào? Chúng tôi sẽ mách bạn một cách vô cùng nhanh chóng và hiệu quả! Đó chính là điều chỉnh “tone” của bài hát.

Nếu bạn sử dụng các thiết bị âm thanh hoặc các nhạc cụ điện tử hiện đại thì có thể trực tiếp sử dụng tùy chọn tăng/ hạ tone của bài hát. Còn nếu nhạc cụ hoặc dàn karaoke của bạn không thể chỉnh tone được thì bạn cần phải dịch giọng từ bản nhạc gốc của ca khúc. Nguyên tắc dịch giọng rất đơn giản, bạn xác định nốt cao nhất của bạn nhạc và dịch nó về nốt cao nhất trong âm vực của mình.

Lưu ý là khi dịch giọng, bạn tăng hoặc hạ một nốt lên hoặc xuống bao nhiêu bậc. Thì tất cả các nốt còn lại cũng phải được tăng hoặc hạ số bậc tương ứng. Có thể bạn sẽ thấy hơi khó hiểu, để chúng tôi lấy một ví dụ cụ thể cho bạn hình dung cách làm rõ ràng hơn nhé!

Ví dụ:

  1. Nốt cao nhất bạn có thể hát được là nốt Đô.

  2. Nốt cao nhất của bài bạn muốn hát là nốt Rê.

Vậy qua bài viết này các bạn đã hiểu được khái niệm Tone là gì? Cách xác định tone của bài hát rồi chứ. Ngoài ra để có được một bài hát chất lượng thì bạn cũng phải đầu tư một bộ dàn âm thanh chuẩn để có thể truyền tải đến người nghe những giai điệu hay nhất. Đơn vị chúng tôi chuyên cung cấp và lắp đặt dàn âm thanh hội trường sân khấu cao cấp, dàn âm thanh karaoke chính hãng số 1 tại Việt Nam hiện nay. Đảm bảo 100% thiết bị âm thanh được nhập khẩu và được bảo hành lên tới 36 tháng tại đây.

2 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page