Nếu bạn là người thích âm thanh đặc biệt là tìm hiểu về loa và các thiết bị hỗ trợ hoặc đã từng đi hát karaoke thì chắc chắn rằng không còn lạ gì với từ khóa “tone”. Đặc biệt các dòng đầu karaoke cao cấp sẽ có chỗ chỉnh tone bài hát. Sẽ có người bảo rằng bạn nên tăng tone lên 1 tone hoặc giảm đi 1 tone thì bài hát sẽ hay hơn, vậy thật sự tone là gì và việc bạn nâng tone hoặc hạ tone có (đã) chuẩn không? Tone là từ chính xác của chuyên nghành, còn đối với nhiều người thì thường sử dụng từ thuần việt là “tông”. Bài này mình sẽ kết hợp cả 2 từ này, các bạn tự hiểu nhé!
Để hiểu được định nghĩa tone nhạc là gì? thì Lạc Việt audio xin giới thiệu đến các bạn 1 định nghĩa mới đó là bảng tuần hoàn tone nhạc, nhìn vào bảng tuần hoàn tone nhạc bạn sẽ nắm được định nghĩa và cách vận dụng tone nhạc vào bài hát tốt hơn.
Bảng tuần hoàn tone nhạc cơ bản
“Tone” là chính xác là một từ tiếng anh, khi dịch sang tiếng việt trong lĩnh vực âm nhạc, âm nhạc thì nó có nghĩa là “Giọng”. Vậy có thể hiểu “tone nhạc” là giọng của bản nhạc. Vậy giọng của bản nhạc (tone nhạc) là gì? Giọng của bản nhạc được quy ước là độ cao của một điệu thức cụ thể nào đó. Người ta quy ước có 30 loại giọng khác nhau được xếp theo từng cặp giọng thứ và giọng trưởng song song, bao gồm:
Đô Trưởng (C) và La thứ (Am)
Sol Trưởng (G) và Mi thứ (Em)
Rê Trưởng (D) và Si thứ (Bm)
La Trưởng (A) và Fa (thăng) thứ (F#m)
Mi Trưởng (E) và Đô (thăng) thứ (C#m)
Si Trưởng (B) và Sol (thăng) thứ (G#m)
Fa (thăng) trưởng (F#) và Rê (thăng) thứ (D#m)
Đô (thăng) Trưởng (C#) và La (thăng) thứ (A#m)
Fa Trưởng (F) và Rê thứ (Dm)
Si (giáng) Trưởng (Bb) và Sol thứ (Gm)
Mi (giáng) Trưởng (Eb) và Đô thứ (Cm)
La (giáng) Trưởng (Ab) và Fa thứ (Fm)
Rê (giáng) Trưởng (Db) và Si (giáng) thứ (Bbm)
Sol (giáng) Trưởng (Gb) và Mi (giáng) thứ (Ebm)
Đô (giáng) Trưởng (Cb) và La (giáng) thứ (Abm)
Lưu ý: Thứ tự các dấu hóa xuất hiện trên khuông nhạc lần lượt là:
Thăng (#): Fa – Đô – Sol – Rê – La – Mi – Si
Giáng (b): Si – Mi – La – Rê – Sol – Đô – Fa
Định nghĩa là như vậy nhưng làm thế nào để xác định được “tone” của một bài hát, chúng ta cùng đi xuống phần bên dưới.
Cách xác định tone nhạc của một bài hát
Việc xác định tone nhạc trong một bài hát sẽ giúp các bạn lựa chọn được đúng “tone” giọng khi hát, như vậy thì khi hát ở các dàn karaoke chuyên nghiệp thì bạn sẽ hát hay hơn, có thể gần như là ca sĩ.
Bạn phải hiểu việc xác định tone nhạc của 1 bài hát là bạn chọn ra nốt chính trong toàn bộ ca khúc cùng thuộc một giai điệu âm thanh để việc đệm hát dễ dàng hơn và hay hơn. Các bước làm như sau:
Nhìn vào số dấu hóa của bài hát để xác định cặp giọng song song có thể là “tone” của bài hát.
Ví dụ:
Bản nhạc không có dấu hóa nào thì giọng của nó có thể là Đô Trường (C) hoặc La thứ (Am). Còn bản nhạc có 4 dấu giáng (b) thì giọng của nó có thể là La (giáng) Trưởng (Ab) hoặc Fa thứ (Fm).
Kế tiếp đó, để xác định giọng của bài hát chuẩn nhất, chúng ta sẽ cần chú ý tới một vài yếu tố sau:
Các dấu hóa bất thường xuất hiện trong bài hát.
Ô nhịp mở đầu (không tính nhịp lấy đà) và ô nhịp kết thúc của bản nhạc.Thường thì, các ô nhịp này chính là âm chính của giọng trong bài hát.
Nếu bài hát đã có sẵn các hợp âm để đệm hát thì sẽ rất dễ xác định giọng hơn, vì trong hầu hết các trường hợp, tác phẩm đều được kết thúc bằng hợp âm chủ.
Nếu để ý, thì bạn sẽ rất hay gặp ca sĩ hay nhạc công thường nói đến giọng La thứ, Son trưởng,… thì đây chính là giọng chính của bài hát đó.
Đối với những người chuyên nghiệp việc xác định Tone rất dễ họ thường lắng nghe âm giai và tìm những nốt nhạc tương ứng với âm giai rồi suy ra hợp âm chủ của bài và cứ như vậy đánh theo quy luật vòng hòa âm.
Một cách phổ biến nhất là nghe những nốt nhạc cuối cùng của bài hát đó. Nốt cuối cùng của bài hát là nốt gì, và ta sẽ suy ra bài hát đó sẽ chơi ở giọng trưởng hoặc thứ mang tên nốt đó.
Nếu sau khóa nhạc có các dấu thăng, ta lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên một bậc sẽ có giọng Trưởng, từ đó suy ra được giọng thứ song song.
Các ví dụ cụ thể cho từng trường hợp để xác định được tone của một bài hát
Ví dụ 1:
Trường hợp bản nhạc có 3 dấu thăng, vậy nếu trường hợp dấu thăng thứ ba là Sol, cộng thêm một bậc thành La, vậy thì bản nhạc có giọng Trưởng là La Trưởng (A), suy ra giọng thứ song song của bài hát này sẽ bắt buộc là Fa (thăng) thứ (F#m).
Nếu trong trường hợp sau khóa nhạc có dấu giáng, thì ta phải xác định ngay giọng của bản nhạc,các bạn chỉ cần xem tên của dấu giáng đứng thứ hai từ cuối lên để làm giọng trưởng chính của bài và khi này đương nhiên bạn có thể tìm ra giọng thứ song song của bài hát. Nếu bạn biết thêm định nghĩa về cổng AUX của thiết bị âm thanh thì đọc bài này sẽ dễ hiểu hơn đó.
Cách xác định tone nhạc của một bài hát
Ví dụ 2:
Giả sử trường hợp bản nhạc có 6 dấu giáng thì dấu giáng thứ 2 từ cuối lên là Sol, thì ta sẽ xác định giọng Trưởng của bài chắc chắn là Sol (giáng) Trưởng, vì vậy suy ra giọng thứ song song là Mi (giáng) thứ (Ebm)
Ví dụ 3:
Nếu sau khóa nhạc không có dấu hóa thì chắc chắn bản nhạc đang được chơi ở giọng Đô trưởng (C) hoặc có thể là La thứ (Am) nhưng thường sẽ là Đô trưởng đến 90%. Khi kết hợp với dấu hiệu với nốt nhạc cuối cùng là đô hay La, bạn sẽ chắc chắn được bản nhạc chơi ở giọng Đô trưởng hay La thứ.
Hóa sau khóa nhạc là dấu thăng: Các bạn chỉ cần lấy dấu thăng cuối cùng +1, thì sẽ có được giọng trưởng chính của bài. (*)
Nếu dấu hóa sau khóa nhạc là dấu giáng. Các bạn chỉ cần lấy tên của dấu giáng đứng trước dấu giáng cuối cùng làm giọng trưởng chính của bài (**)
(*) Ví dụ: Đầu khuông nhạc có 2 dấu thăng, thì nó sẽ tương ứng với thứ tự bên trên sẽ là Fa và Do, khi này thì bạn chỉ cần lấy dấu thăng cuối cùng là Do + 1. bài bài hát sẽ có giọng Rê trưởng. Ví dụ khác: 3 dấu thăng, ngầm hiểu là Fa – Do – Sol. Chắc chắn giọng chính của bài sẽ là La trưởng (A) do dấu thăng cuối cùng là Sol + 1 = La (**) Ví dụ 1: Hai dấu giáng, bạn ngầm hiểu trình tự 2 dấu giáng là Si – Mi. Các bạn lấy tên của dấu giáng đứng ngay trước dấu giáng cuối cùng là Mi làm giọng trưởng chính. Các bạn sẽ có được giọng Si giáng trưởng. Ví dụ 2: Ba dấu giáng, tức là Si – Mi – La. Áp dụng cách hướng dẫn trên, giọng chính của bài này sẽ là Mi giáng trưởng.
Thật ra việc xác định tone của một bài hát không quá khó, chỉ cần bạn chú ý một số định nghĩa và vận dụng thì có thể thành thạo vấn đề xác định tone của một bài hát ngay. Vạy sau khi đi qua định nghĩa và biết cách xác định tone của một bài hát thì ta cùng đi đến các ứng dụng và cách vận dụng kiến thức đó:
Cách nâng, hạ tone nhạc
Việc nâng hạ tone nhạc là việc cực kỳ quan trọng giúp bài hát dễ hát hơn với mọi người vì mỗi người có giọng hát và mỗi bài hát lại có nhiều nhạc cụ và giai điệu khác nhau.
Vì sao phải nâng hạ tone nhạc, bài hát?
Đầu tiên phải đặt câu hỏi tại sao phải nâng hạ tone một bài hát khi mà nhạc sĩ đã gần như cố định tone của một bài hát rồi? Đây là câu trả lời: Bình thường thì mỗi người thổi sáo sẽ có đầy đủ tất cả các bộ sáo cơ bản các tone như Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si, Sib,…. để có thể khớp với beat của từng bài, giọng của từng bài.
Nếu không có cả bộ sáo này thì đương nhiên chúng ta cần phải sắm cho mình những tone cơ bản nhất như Đô, Sib, La. Tiếp đó cần sử dụng phần mềm chuyên nâng tone và hạ tone nhạc là mp3 KeyShifter để nâng hạ tone beat bài hát sao cho khớp với tone cây sáo của bạn đang sử dụng. Khi này khi thổi sáo sẽ khớp với beat, không bị chênh hay phô làm cho mọi thứ từ giọng hát đến nhạc cụ đều hòa vào nhau chứ không có cái nào quá nổi trội. Tương tự vậy với người hát, ca sĩ mỗi người sẽ có một giọng cao thấp khác nhau.
Phần mềm chuyên dụng để nâng hạ tone nhạc
Cách hạ tone nhạc cơ bản bạn sẽ phải sử dụng các phần mềm chuyên dụng để hạ tone nhạc, một số phần mềm có thể kể đến như: MP3 KeyShifter,.. tính năng cơ bản của các phần mềm nâng, hạ tone nhạc này có thể kể đến như:
Beat nhạc khi qua phần mềm có thể được điều chỉnh : nâng hạ tone nhạc.
Thay đổi mức độ nhanh chậm của beat nhạc
Lưu thành các file dễ sử dụng như: mp3, mp4, flac,..
Tính tùy biến cao phù hợp với từng loại nhạc cụ theo ý muốn, ví dụ như Sáo Trúc, kèn, hát ….
Đặc biệt phần mềm MP3 KeyShifter này có thể dùng với cả bài hát, bài nhạc analog hoặc kỹ thuật số (digital)
Nâng hạ tone nhạc online
Bên trên là khi bạn sử dụng phần mềm để nâng hạ tone bài hát nhưng đôi khi máy tính của bạn cấu hình yếu sẽ không thể cài được phần mềm thì việc sử dụng các ứng dụng online để nâng hạ nhạc sẽ vô cùng hiệu quả và chất lượng. Về cơ bản chứng năng của các phần mềm nâng hạ tone online này thì chức năng nó chỉ kém của phần mềm cài ở máy 1 chút nhưng mà tiện dụng hơn rất nhiều và nhẹ máy. Các bạn có thể vào trang này để covert, nâng hạ tone bài hát online nhé: https://transposr.com/
Việc hạ tone nhạc trực tuyến này có thể sẽ mang lại cho bạn những bất ngờ mà bạn chưa từng biết vì tính đa dạng và sự linh hoạt của nó.
Như vậy là trong bài viết này, Lạc Việt audio đã giới thiệu đến các bạn những định nghĩa và công dụng cách sử dụng tone nhạc sao cho phù hợp, mọi ý kiến đóng góp các bạn cứ để dưới comment chúng ta cùng trao đổi nhé!
Comments