Khi học các loại đàn theo lối đệm hát thì kiến thức đầu tiền mà mọi người cần học là hợp âm cũng như các quy luật, thế bấm và cách chuyển hợp âm. Và với loại nhạc cụ thông dụng như đàn organ thì việc ghi nhớ các hợp âm cũng hết sức quan trọng. Về cơ bản, hợp âm organ khá giống với hợp âm piano. Dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi về các hợp âm organ cùng cách vận dụng các hợp âm này vào các bài đệm hát.
Các loại hợp âm organ cơ bản
Hợp âm organ sẽ gồm 7 nốt chính là Đô, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si được ký hiệu lần lượt là C, D, E, F, G, A, B trong đó chia thành 4 loại chính:
Hợp âm trưởng/thứ: đây là những hợp âm thông dụng và hay dùng nhất, trong đó, hợp âm trưởng được ký hiệu bằng chữ in hoa, còn hợp âm thứ được ký hiệu bởi chữ in hoa và chữ “m” phía sau. Ví dụ: hợp âm đô trưởng là C, hợp âm đô thứ là Cm.
Hợp âm thăng/giáng: là các hợp âm trưởng/thứ có thêm các ký hiệu dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b). Ví dụ: hợp âm đô thăng trưởng là C#, đô giáng thứ là Cbm.
Các hợp âm trưởng/thứ có thêm ký hiệu khác, hoặc các chữ số: như M7, 7M, (+), (-), sus, aug, dim, (△),…. Ví dụ: CM7, Cm7, Fdim, Bsus,….
Các hợp âm có dấu xẹt ngang (/): là những hợp âm phức tappj, với các ký hiệu khác và dấu xẹt ngang. Ví dụ: C#m/Fb, Cbdim/9,….
Các quy luật hợp âm Organ
Cấu tạo nên các hợp âm sẽ gồm 3 nốt, và các hợp âm trưởng/thứ được bắt đầu bằng nốt gốc. Ví dụ, hợp âm đô trưởng/đô thứ sẽ bắt đầu bằng nốt đô (C). Các hợp âm thăng/giáng sẽ được tăng thêm/giảm đi 1/2 cung.
Mỗi nốt trong hợp âm cách nhau 1 phím trắng.
Ví dụ, hợp âm fa trưởng(F) được cấu tạo từ 3 nốt là F(fa) – A(la) – C(đô). Trong đó, nốt la cách nốt fa 1 phím trắng, nốt đô cách nốt la một phím trắng.
Hợp âm trưởng (1-5-4): Được ký hiệu bởi những chữ cái in hoa. Hợp âm trưởng cấu tạo gồm 3 nốt, nốt thứ nhất là nốt gốc của hợp âm, nốt thứ hai là nốt được đếm từ nốt thứ nhất lên 5 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau, nốt thứ ba là nốt được đếm từ nốt thứ hai lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau. Ví dụ, hợp âm Si gồm nốt gốc là Si và bắt đầu đếm từ nốt Si là số 1 đến nốt rê thăng là số 5 tức nốt thứ 2 và đếm tiếp đến 4 phím tiếp theo là fa thăng là nốt thứ 3.
C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol
D (rê trưởng): Rê – Fa# – La
E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si
F (fa trưởng): Fa – La – Đô
G (sol trưởng): Sol – Si – Rê
A (la trưởng): La – Đô# – Mi
B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#
Hợp âm piano thứ (1-4-5): Hợp âm piano thứ được kí hiệu thêm 1 chữ cái m phía sau những chữ cái in hoa. Tương tự cách giái thích của hợp âm piano trưởng, nốt thứ nhất là nốt gốc, nốt thứ hai cách nốt thứ nhất 4 phím đàn đen trắng liên tiếp, nốt thứ ba cách nốt thứ hai 5 phím đàn đen trắng liên tiếp.
Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
Dm (rê thứ): Rê – Fa – La
Em (mi thứ): Mi – Sol – Si
Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô
Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
Am (la thứ): La – Đô – Mi
Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#
Từ các hợp âm trưởng/thứ, chúng ta có thể dễ dàng suy ra được các hợp âm organ khác là hợp âm thăng và hợp âm giáng. Trong đó, hợp âm thăng là từ các hợp âm trưởng/thứ được nâng lên 1/2 cung. Ví dụ, hợp âm Đô trưởng thăng bao gồm Đô thăng – Fa- Son thăng.
Các hợp âm giáng từ từ các hợp âm trưởng/thứ giảm đi 1/2 cung.
Trên đây là những chia sẻ về các quy tắc hợp âm organ cũng cách bấm các hợp âm organ. Hi vọng với những chia sẻ này, các bạn sẽ dễ dàng hơn khi luyện ngón hay tập luyện loại nhạc cụ này.
Comments