Nội dung
Có một sự thật là việc hát Karaoke hay không chỉ phụ thuộc vào chất giọng của bạn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc căn chỉnh các thiết bị xử lý âm thanh trong có amply karaoke. Hiện nay, có nhiều người đã chuyển dùng amply sang sử dụng vang số và cục đẩy công suất. Tuy nhiên, amply vẫn thể hiện được khả năng và công dụng của mình trong bộ dàn. Chính vì thế hôm nay Lạc Việt Audio muốn chia sẻ với các bạn làm thế nào có thể biết cách chỉnh Amply trong dàn Karaoke gia đình.
cách chỉnh Amply trong dàn Karaoke gia đình không quá khó
Giới thiệu cấu tạo của amply Karaoke
Amply có rất nhiều loại từ: amply Ariang, amply Jarguar,… mỗi loại lại có cách bố trí nút khác nhau những chung quy lại thì cấu tạo của một chiếc amply cơ bản vẫn bao gồm:
Mặt trước của amply
Mặt trước là các nút điều chỉnh âm sắc của Micro, chỉnh độ vang, chỉnh nhạc và chỉnh tổng thế. Cụ thế hơn:
Bao gồm 2 mic: mic 1 và mic 2 dùng để chỉnh độ to nhỏ của âm lượng micro, các hiệu ứng của micro. (hàng ngang đầu tiên và hàng ngang thứ 2)
Nút điếu chỉnh độ vang (echo) – hàng ngang thứ 3 đây là nút quan trọng trong việc biết cách chỉnh Amply
Nút điều chỉnh nhạc, chỉnh âm lượng, các hiệu ứng phát nhạc – hàng ngang thứ 4 (Music)
Nút chỉnh tổng – hàng ngang thứ 4 ở góc bên phải (Master channel)
Amply Jarguar 203N Gold là sản phẩm rất dễ để học cách chỉnh Amply
Trên hình là amply mà Lạc Việt Audio lấy ví dụ của hãng Jarguar, nếu bạn đang sở hữu một sản phẩm đến từ hãng khách ví dụ như Ariang thì cũng hoàn toàn có thể đọc vì việc cách chỉnh amply Ariang cũng gần như vậy.
Mặt sau của amply
Đường vào nhạc:
Đường vào nhạc 1 (AUX1).
Đường vào nhạc 2 (AUX2).
Đường ra :
Đường ra 1 (Output Record).
Đường ra 2 (Output Line Out).
Đường ra tiếng micro (Mic Output).
Môt số cổng khác:
Cầu loa để cắm Equalize và thực hiện một số chức năng khác
Bộ cầu đấu loa
Hướng dẫn cách chỉnh Amply Karaoke
Sau khi đã hiểu và nắm được cơ bản các nút chức năng trên amply chúng ta đã có thể biết cách chỉnh Amply theo ý muốn của mình để âm thanh hay và trong trẻo nhất và gần như tránh tuyệt đối trường hợp amply bị hú khi chỉnh. Các nút văn đã được kí hiệu rõ ràng, ban hãy quan sát hình sau đó làn theo hướng dẫn:
Các nút phía trước phục để chỉnh amply cơ bản
Bước 1: Chỉnh tất cả các núm vặn về vị trí giữa
Đây là vì trí về trung bình của các núm điều chỉnh, để chúng ta có thể điều chỉnh được amply một cách đồng bộ và chuyên nghiệp. Đây cũng là việc làm đơn giản nhất để thực hiện cách chỉnh Amply hiệu quả.
Bước 2: Chỉnh Micro
Bạn điều chỉnh nút số 1 (âm lượng micro) và số 22 ( âm lượng tổng) sau đó cầm micro lên và nói thử, nói sao cho cảm giác đủ đến tai người nghe, nếu chỉnh thiếu thì người hát sẽ bị mệt khi hát khi phải hát quá to nhưng để bù lại vì chúng ta điều chỉnh âm lượng nhỏ. Điều chỉnh thừa nghe cảm giác âm thanh sẽ hơi chói và nhức tai
Kiến thức âm thanh hay cần biết:
– Chỉnh nút số 4 LO và tiếp tục thử mic, sao cho tiếng trầm vừa đủ không thừa cũng không thiếu giúp cho giọng ca có độ ấm và trầm vừa đủ ( điều chỉnh đến khi nào tiếng trầm bị vỡ thì lùi lại, vặn theo chiều kim đồng hồ)
– Chỉnh nút số 6 HI sau đó nói thử vào mic, để tiếng treble đủ, không bị chói. Nếu thiếu sẽ có cảm giác giọng buồn, thiếu sự trẻ trung, Thừa thì lại nghe rất chói và rát tại. ( bạn điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ- khi nào nghe cảm thấy chói thì lui lại, tìm một vị trí vừa phải nghe thấy đủ là được)).
– Chỉnh nút số 5 MID và nói vào mic, điều chỉnh sao cho tiếng của bạn nghe tròn vành rõ chữ nhất là ổn.
Một lưu ý nhỏ là bạn có thể điều chỉnh các nút hơi cao hơn chút so với giọng của bạn để amply có thể hỗ trợ âm thanh tốt hơn. Vì nhà sản xuất đã tính toán để hỗ trợ tốt nhất cho những giọng ca không hay cũng không quá trong trẻo mươt mà.
Bước 3: Chỉnh độ vang (Echo)
– Nút số 16 RPT là nút để điều chỉnh độ nhại của mic, tại vị trí 12h sẽ có 6 tiếng nhại lại. Đối với trường hợp thường chúng ta sẽ để nguyên nút này không điều chỉnh. Với những ai có khả năng hát tốt thì có thể điều chỉnh ngược lai về 5 nhại về hướng 11h. Còn với ai hát yếu thì điều chỉnh về hướng ngược lại.
– Nút số 17 DLY là nút có chức năng điều chỉnh tốc độ của giọng hát, bình thường thì chúng ta để ở vị trí 12h. Nhưng khi bạn cảm thấy tiếng hát bị nhanh hơn tiếng nhạc thì cần giảm tốc độ của tiếng hát đi bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ về vị trí 11h còn nếu cảm thấy tiếng hát chậm hơn tiếng nhạc thì thực hiện ngược lại.
– Nút số 14 LO chức năng là tăng giảm vang của phần tiếng Mic trầm.
– Nút số 15 HI chức năng tăng giảm vang của tiếng Mic cao.
Bước 4: Chỉnh tiếng nhạc (Music)
-Nút 18 là điều chỉnh âm lượng của tiếng nhạc, chỉnh xuôi chiều kim đồng hồ khi muốn tăng tiếng nhạc và làm ngược lại khi muốn giảm tiếng nhạc
– Nút 21 là điều chỉnh tiếng treble của nhạc, bạn cứ điều chỉnh tăng lên bằng cách vặn xuôi theo chiều kim đồng hồ đến khi nào cảm thấy tiếng bị xé thì chỉnh ngược lại, nên để tiếng treble cao hơn một chút cho tiếng nhạc sống động hơn.
– Nút 19 điều chỉnh tiếng bass của nhạc, âm bass chỉnh sao cho cân bằng với âm treble
– Nút 20 MID là nút chỉnh âm trung của nhạc, nút này nên để bé một chút để tiếng nhạc không át tiếng hát.
Bước 5: Chỉnh bộ nút tổng (Master channel)
– Nút 22 đỏ là nút tổng là âm lượng của bộ dàn, nút này đã đươc chúng ta căn chỉnh từ ngay bước đầu tiên khi chỉnh micro 1
– Nút 23 LO, 24MID, 25 HI chính là nút tổng của cả tiếng micro và tiếng nhạc. Chúng ta có thể tăng giảm nút của tiếng mic và tiếng nhạc một cách nhanh chóng.
Tóm lại, nếu hiểu các chức năng và biết về các núm điều chỉnh thì chúng ta ai cũng có thể căn chỉnh sản phẩm một cách dễ dàng. Hi vong, bài viết náy sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cách chỉnh Amply. Sau đó, có thể điều chỉnh chiếc amply nhà mình cho ra âm thanh hay và đã tai nhất. Còn nếu bạn có nhã hứng tìm hiểu thêm về dòng âm thanh hội trường vui lòng liên hệ Lạc Việt Audio
Comments